Phân tích tình hình nợ xấu tại NHTMCP Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth đào thị ngọc mai (Trang 64)

4.2.3 .Phân tích doanh số thu nợ tại NHTMCP Sacombank Cần Thơ

4.2.5. Phân tích tình hình nợ xấu tại NHTMCP Sacombank Cần Thơ

đến sáu tháng đầu năm 2012

4.2.5.1 Nợ xấu theo thời hạn

Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thì tình trạng xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều khơng thể tránh khỏi, dù đó là điều ngân hàng khơng hề mong muốn. Nhưng nhìn chung thì các khoản nợ xấu của chi nhánh biến động nhiều: tăng mạnh vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh đến mức thấp nhất vào năm 2011. Bảng thống kê tình hình nợ xấu tại NH Sacombank Cần Thơ như sau:

Bảng 18: Nợ xấu của NH Sacombank phân theo thời hạn từ 2009- 2011

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)

6 tháng đầu năm 2012/2011 Chỉ tiêu 6T 2011 6T 2012

Số tiền %

Sản xuất kinh doanh 966.179 957.836 (8.343) (0,86)

Tiêu dùng 200.135 156.734 (43.401) (21,69) Khác ( Kinh doanh BĐS) 57.449 22.119 (35.330) (61,50) Tổng 1.223.763 1.136.689 (87.074) (7,12) 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.542 5.361 1.840 3.819 247,67 (3.521) (65,68) Trung dài hạn 1.026 1.545 1.956 519 50,58 411 26,60 Tổng 2.568 6.906 3.796 4.338 168,93 (3.110) (45,03)

- 51 -  Nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu và có sự biến động lớn qua các năm, tăng nhanh vào năm 2010 và giảm mạnh vào năm 2011. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ xấu ngắn hạn năm 2010 chiếm đến 78% tổng nợ xấu.Ở nửa đầu năm 2011, con số nợ xấu ngắn hạn này vẫn còn rất cao, nhưng bằng sự chỉ đạo kịp thời của NHNN và Ban lãnh đạo NH Sacombank, số dư nợ xấu 2011 của Sacombank đã giảm 65,68% so với 2010. Bởi vì Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn, và năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh nên tình trạng phát sinh nợ xấu xảy ra ở các khoản vay kỳ hạn này cũng là điều dễ hiểu. Một phần là do phía khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khối lượng thanh tốn hợp đồng chậm. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của cuộc suy thối nền kinh tế và tình hình lạm phát trong nước tăng cao đã làm cho giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng kéo theo sự chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Nói như vậy khơng có nghĩa là NH chấp nhận đợi đến khi nền kinh tế hồi phục, mà ngay thời điểm đó thì Ban lãnh đạo đã có hàng loạt biện pháp rà soát lại các hợp đồng tín dụng, cho nhân viên theo sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng, để họ có khả năng trả được các khoản nợ trong thời gian ngắn nhất.

 Nợ xấu trung và dài hạn

Năm 2009, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng nợ xấu, và tăng lên qua mỗi năm. Theo như phần phân tích doanh số cho vay, thì từ năm 2010 đến nay, doanh số của cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay. Thế nhưng nợ xấu từ các khoản cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng tăng dần về số tuyệt đối và dần chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nợ xấu.

Điều đó cho thấy các khoản nợ có thời hạn dài ln tiềm ẩn rủi ro khá cao. Việc NH Sacombank chi nhánh Cần Thơ chuyển dần theo hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn địi hỏi NH phải có những biện pháp mạnh mẽ thu hồi nợ xấu đang có, đồng thời đề ra những quy định chặt chẽ trong việc thẩm định các hồ sơ tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất cho ngân hàng.

- 52 -

BẢNG 19: NỢ XẤU TẠI NH SACOMBANK CẦN THƠ THEO THỜI HẠN Ở SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)

Ở sáu tháng đầu năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của Sacombank tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn cịn khá cao. Bên cạnh đó, số dư nợ xấu trung và dài hạn lại tăng lên. Đối tượng khách hàng của NH Sacombank vay trung và dài hạn thường là các doanh nghiệp, mà tình hình kinh tế đến thời điểm này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy, NH phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp mạnh mẽ mà NH đang áp dụng để làm giảm kết quả nợ xấu cuối năm 2012, như trường hợp năm 2011 đã thành cơng.

Mặc dù tình hình nợ xấu ở NH Sacombank chi nhánh Cần Thơ vẫn diễn biến phức tạp, nhưng theo thống kê thì tỷ lệ nợ xấu của NH Sacombank Cần Thơ là thấp nhất so với các NH khác trên địa bàn TP Cần Thơ. Chứng tỏ chi nhánh luôn coi trọng công tác thẩm định và kiểm sốt các món vay, và mục tiêu của chi nhánh phấn đấu đạt được là tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng.

4.2.5.2. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng

nghĩa với khoản cho vay của NH đã bị rủi ro. Vậy, nợ xấu có phụ thuộc vào yếu tố nào khơng, có tăng cao ở nhóm khách hàng nào qua các năm khơng? Nếu phân tích tốt được những nguồn gốc căn nguyên của nợ xấu sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình hình nợ xấu. Chính vì vậy, như những chỉ tiêu khác, nợ xấu cũng được phân loại ra theo các tiêu chí khác nhau của nhóm khách hàng vay. Nợ xấu phân theo mục đích sử dụng vốn được chia ra ba nhóm cơ bản là vay với mục đích: sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, và mục đích khác (chủ yếu là kinh doanh BĐS). Đâu là đối tượng tồn tại nợ xấu nhiều nhất, bảng số liệu sau sẽ mô tả cụ thể:

6 tháng đầu năm 2012/2011 Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 Số tiền % Ngắn hạn 4.429 3.544 (885) (19,98) Trung dài hạn 1.431 3.572 2.141 149,62 Tổng 5.860 7.116 1.256 21,43

- 53 -

BẢNG 20: TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NH SACOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)

BẢNG 21: TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NH SACOMBANK CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)

Sản xuất kinh doanh

Khách hàng vay để sản xuất kinh doanh luôn là đối tượng cho vay chủ yếu của NH. Dư nợ cho vay ở thành phần này ngày càng mở rộng, mà SXKD luôn là một hoạt động có nhiều biến động, khơng thể tránh khỏi những ảnh hưởng ngồi tầm kiểm sốt nếu như thị trường xảy ra bất ổn, hoặc là thời tiết diễn biến xấu, hoặc ngay cả việc một nước nào đó nâng giá, giảm giá gạo, giá cá xuất khẩu v.v...cũng tác động đến kết quả kinh doanh của họ. Chính vì vậy, nợ xấu ở các khoản vay với mục đích sản xuất kinh doanh ln có nhiều biến động. Tuy rằng Ngân hàng rất nỗ lực trong việc kiểm soát nợ xấu, nhưng do những tác động tiêu cực từ nền kinh tế nhiều bất ổn nên nợ xấu vẫn tăng dần qua mỗi năm. Năm 2011 nợ xấu chỉ tăng nhẹ, nhưng đến hết tháng 6 năm 2012 thì nợ xấu tăng vọt thêm 51,02%, ở mức 5.825 triệu đồng. Đây quả là một con số đáng lo ngại, được đề cập đến nhiều trong thời gian hiện nay. Riêng ở địa bàn TP Cần Thơ, các doanh

2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền % Số tiền %

Sản xuất kinh doanh 1.516 2.371 2.868 855 56,40 497 20,96 Tiêu dùng 580 3.916 179 3.336 575,17 (3.737) (95,43) Khác (Kinh doanh BĐS) 472 619 749 147 31,14 130 21,00 Tổng 2.568 6.906 3.796 4.338 168,93 (3.110) (45,03) Chênh lệch 6T 2012/6T 2011 Chỉ tiêu 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Số tiền %

Sản xuất kinh doanh 3.857 5.825 1.968 51,02

Tiêu dùng 1.169 466 (703) (60,14)

Khác ( Kinh doanh BĐS) 833 825 (8) (0,96)

- 54 -

nghiệp hoạt động nhiều trong lĩnh vực thủy sản và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, nên việc chậm trả nợ là việc khó tránh khỏi. Có một số trường hợp, khơng phải do hoạt động tín dụng của Ngân hàng yếu kém nên mới làm nợ xấu tăng cao, mà do những tác động không lường trước được từ nền kinh tế thị trường vốn đầy biến động, cộng với nền tài chính – ngân hàng ở nước ta vốn non trẻ và cịn nhiều yếu kém, chưa có được kinh nghiệm, kỹ năng quản trị tốt nhằm hoạch định được những chiến lược kinh doanh, sao cho NH tạo ra lợi nhuận ổn định, nhưng vẫn ln an tồn, và phát triển bền vững. Về phía ngân hàng, Sacombank Cần Thơ luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo toàn nguồn vốn cho vay, nên đã thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng để làm sao thẩm định tài sản thế chấp ở mức an toàn, đảm bảo thu hồi lại được lượng vốn đã cho vay ra dù trong tình huống xấu nhất là đem phát mãi tài sản thế chấp.

 Tiêu dùng

Nợ xấu phát sinh từ cho vay tiêu dùng: cũng tương tự như cho vay sản xuất kinh doanh, nợ xấu tiêu dùng năm 2010 tăng đáng kể (91,58%), nhưng đến năm 2011 thì nợ xấu này giảm tương đối. Nguyên nhân do đa số khách hàng vay tiêu dùng là những cá nhân vay vốn trung dài hạn để mua sắm, sửa chữa nhà và trong những năm gần đây nguồn thu nhập để trả nợ của những đối tượng này tương đối ổn định, nên trong năm 2011 hầu như không phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu. Mặc khác, những khoản nợ xấu của những năm trước cũng được chi nhánh đôn đốc, theo dõi thường xuyên hơn và xử lý thu hồi được vốn cho ngân hàng.

Khác (kinh doanh BĐS)

Vấn đề nợ xấu ở lĩnh vực kinh doanh BĐS đang được dư luận xã hội rất quan tâm. Một vài năm trước đây, khi thị trường BĐS sôi động, các NH cũng theo nguyên tắc cung cầu của thị trường và thực hiện giải ngân cho các dự án BĐS cần vốn đầu tư. Thế nhưng, thị trường BĐS sau khoảng thời gian tăng trưởng q “nóng” lại rơi vào một tình trạng thê thảm mà người ta vẫn gọi là hiện tượng “bong bóng BĐS vỡ tan”. Chủ đầu tư khơng thể thu hồi lại lượng vốn của họ đã bỏ ra, lượng vốn đi vay ngân hàng. Sau một thời gian cầm cự đóng lãi để hi vọng thị trường hồi phục, nhưng chi phí lãi quá lớn dẫn đến một điều tất yếu là mất khả năng chi trả, phá sản, nợ xấu tăng lên…

Nợ xấu chỉ được hình thành khi phải hội đủ điều kiện: (1) Vốn tín dụng ngân hàng đưa ra làm ăn phi hiệu quả, “bốc hơi” dần nên không quay lại trả nợ ngân hàng, và (2) Những tài sản thế chấp không đảm bảo an tồn về giá trị để có thể bù đắp rủi ro kinh

- 55 -

doanh của đơn vị vay vốn. Trước kia, lãi suất vay vốn vẫn cao nhưng tốc độ tăng giá sản phẩm cao tương ứng nên nợ vay ngân hàng có thể quay lại trả đủ khi bán sản phẩm, nợ xấu không nở rộ như hiện nay.

Ngân hàng phải quan tâm hàng đầu đến an toàn của tài sản thế chấp. Nếu đánh giá sơ sài về tài sản thế chấp, cũng như để quá nhiều tác động của thị trường làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định thì NH sẽ khó tránh khỏi được nợ xấu từ BĐS mang lại. NH Sacombank Cần Thơ tuy là một trong những NH kiểm soát khá tốt nợ xấu, nhưng riêng ở lĩnh vực BĐS thì con số ấy vẫn tăng qua mỗi năm. Vì vậy, NH đã có những biện pháp cụ thể hơn để thu hồi nợ như: cho vay mua nhà trả góp với lãi suất ưu đãi cho cơng nhân viên chức, và cán bộ trong ngân hàng…nhằm góp phần kích cầu thị trường BĐS, và giúp các đơn vị kinh doanh BĐS có điều kiện trả nợ.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH SACOMBANK:

Trong thời gian qua, chi nhánh ln cố gắng hồn thành kế hoạch đề ra nhất là nhiệm vụ sử dụng vốn. Nhờ được sự hỗ trợ kịp thời của các phòng ban nghiệp vụ, bám sát đường lối chủ trương chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay, mở rộng hoạt động sử dụng vốn, đồng thời giữ vững các khách hàng truyền thống tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NH Sacombank Cần Thơ ln không ngừng phấn đấu đổi mới phương thức hoạt động đi đôi với việc mở rộng quy mơ tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NH cũng đã từng bước nâng cao chất lượng các nghiệp vụ tín dụng để nâng cao vị thế cạnh tranh. Thông qua một số chỉ tiêu sau, ta có thể đánh giá một cách khái qt về quy mơ và tình hình hoạt động của ngân hàng Sacombank Cần Thơ như sau:

BẢNG 22: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH SACOMBANK CẦN THƠ

CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011 6T 2011 6T 2012

Vốn Huy động Triệu đồng 886.235 1.054.451 994.269 876.223 1.287.697 Doanh số cho vay Triệu đồng 931.362 1.424.146 1.334.112 1.153.844 1.319.567 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.005.613 1.092.655 1.430.877 1.282.012 1.406.641 Dư nợ Triệu đồng 1.085.802 1.417.293 1.320.528 13223.763 1.136.688 Dư nợ/Vốn Huy động % 125,49 134,41 132,81 139,66 88,27 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 95,91 94,41 96,62 92,93 93,23 Tỷ lệ nợ xấu % 0,24 0,49 0,29 0,48 0,63 Hệ số thu nợ % 107,97 76,72 107,25 111,11 106,60 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,96 0,87 1,05 1,01 1,14

- 56 -

4.3.1. Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Hơn thế, chỉ tiêu này lại cao và không ổn định qua các năm. Tỷ lệ trên cho thấy lượng huy động của NH Sacombank không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, nhưng ta thấy NH đã cải thiện nguồn vốn huy động của mình qua việc giảm tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động xuống về mức cân đối, để đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản và lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng

4.3.2. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này có sự biến động qua các năm nhưng luôn đạt ở mức cao trên 90% cho thấy nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là đầu tư vào cho vay. Nhìn chung, trong các năm qua dư nợ ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Qua đó, ta thấy khả năng cho vay của Ngân hàng rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Vốn Ngân hàng có khả năng sinh lời cao.

Ngồi ra, cịn có nhưng điều cần lưu ý ở đây đó là tỷ số cao như thế có làm phát sinh rủi ro về thanh khoản và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng khơng? Ta cần xem xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn, hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua.

4.3.3. Hệ số thu nợ

Qua bảng số liệu cho thấy qua các năm hệ số thu nợ có sự biến đổi nhưng đang đạt mức cao trên 90% tức 100 đồng cho vay sẽ thu lại được hơn 90 đồng nợ. Hệ số thu nợ đạt được ở mức cao cho ta thấy công tác thu hồi nợ thực hiện rất tốt. Tỷ số này có sự tăng giảm nhưng khơng thể cho rằng công tác thu nợ của Ngân hàng kém hiệu quả được vì doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn tăng tốt qua các năm. Sở dĩ năm 2009, năm 2011 hệ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth đào thị ngọc mai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)