4.1 Phân tích doanh số cho vay
4.1.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ TỪ NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010 - 2009 Chênh lệch 2011 - 2010 Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % - Kinh tế nhà nước 96.778 28,62 53.956 21,29 864 0,82 -42.822 -44,25 -53.092 -98,40 - Kinh tế tư nhân 136.946 40,50 149.801 59,10 73.691 70,00 12.855 9,39 -76.110 -50,81 - Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 377 0,12 10.050 3,97 0 0,00 9.673 2.565,78 -10.050 -100,00
- Kinh tế cá thể 103.999 30,76 39.654 15,64 30.730 29,18 -64.345 -61,87 -8.924 -22,50
Tổng 338.100 100,00 253.461 100,00 105.285 100,00 -84.639 -25,03 -148.176 -58,46
chi nhánh Cần Thơ
KH vay vốn của NH thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho NH hiểu đặc điểm từng nhóm
KH cụ thể, xác định KH mục tiêu, cũng như KH tiềm năng để phát triển.
Nhìn chung doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm 2009-2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay tăng cao. Lãi suất đầu năm cao bằng lãi suất năm 2008 (từ 18 – 22%), thời điểm Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải thu hẹp đầu tư,
sản xuất cầm chừng, giảm tối đa vay mượn từ NH, đồng thời cũng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của người dân.
Cụ thể với các loại hình ta thấy kinh tế nhà nước và kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng giảm qua các năm. Điều này được
lý giải là do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong năm 2009.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009, doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu, trong khi doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp FDI là 1,3 đồng vốn.
Mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cùng với việc tiếp tục đổi mới chính sách đối với các
doanh nghiệp này (kiên quyết loại bỏ những ưu đãi, không phải thế chấp khi vay
vốn NH, khi cần thiết được xóa nợ, giãn nợ, khoanh nợ, được Nhà nước bảo hộ,...)
làm cho uy tín một phần bị giảm sút cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho NH e ngại cho vay vốn đối với đối tượng này. Bên cạnh đó, NH cũng hạn chế
cho vay đối với các cán bộ nhân viên và hộ cá thể bởi nguồn trả nợ của những đối
tượng này bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Cùng với việc giảm cho vay đối với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế cá thể thì NH có xu hướng ưu tiên mở rộng cho vay với loại hình kinh tế tư nhân, một loại hình hoạt động tương đối hiệu quả và ít rủi ro, đây cũng là thành phần chiếm tỷ
trọng cao nhất trong doanh số cho vay và liên tiếp tăng lên qua các năm. Thực tế trong những năm qua các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có
những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, làm cho thị trường trở nên sôi động, cạnh tranh lành mạnh, đóng góp vào GDP một khoản không nhỏ, đơn cử năm
chi nhánh Cần Thơ
2010 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 48% vào GDP đồng thời tạo ra 50,2% việc làm của cả nước.
Ngoài ba thành phần kể trên khơng thể khơng kể đến loại hình doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi. Doanh số cho vay của loại hình này có sự bất ổn định khi
tăng mạnh vào năm 2010 nhưng đến năm 2011 thì lại khơng phát sinh. Ta có thể lý
giải đều này như sau: hiện nay nước ta mở cửa nền kinh tế, kêu gọi đầu tư nước
ngoài. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp này thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, đồng thời còn giúp đổi mới, chuyển giao
công nghệ và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong nước. Với những mặt
tích cực đó mà doanh nghiệp nước ngồi nhận được nhiều ưu đãi về thuế, về đất đai, các thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn… Chính vì vậy mà trong năm 2010 BIDV
đẩy mạnh cho vay với loại hình này nâng doanh số cho vay tăng vượt bậc lên đến
2.565,78% tương đương 9.673 triệu đồng.
Tuy nhiên doanh nghiệp nước ngồi ít vay vốn trong nước đối với các dự án sản
xuất mà chủ yếu huy động nguồn lực tài chính trong nước để đầu tư vào lĩnh vực bất
động sản, một lĩnh vực nhiều rủi ro và hiện đang “đóng băng”. Vì vậy sang năm
2011 NH hầu như không cho vay thêm đối với doanh nghiệp nước ngồi để phịng ngừa rủi ro. Ngồi ra do hiện nay nguồn dự trữ ngoại tệ của BIDV khơng lớn, theo chủ trương thắt chặt tín dụng của NHNN các NHTM phải giảm cho vay đối với loại hình này nhằm giành vốn cho các doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung, doanh nghiệp nước ngoài được ưu tiên về đất đai nên dẫn đến tình
trạng sử dụng tài nguyên đất vơ cùng lãng phí, sử dụng nhiều hơn nhu cầu thực,
nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Và mặc dù được đánh giá
là đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn doanh nghiệp trong nước nhưng nó chỉ
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn về tổng số lao động, thu nhập bình quân của người lao động và nộp ngân sách, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ
tương đương doanh nghiệp nhà nước. Thiết nghĩ, nếu có những giải pháp hợp lý về
tài chính và thuế, xây dựng luật đất đai chặt chẽ hơn nữa thì loại hình doanh nghiệp này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.