Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ - svth đinh ngọc bảo châu (Trang 68 - 70)

 Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phịng kế tốn nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.

 Ban lãnh đạo cần tập trung chỉ đạo để thu hồi nợ xấu, xử lý nhanh chóng các khoản nợ mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời các chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng.

 Đối với công tác thanh lý tài sản để thu hồi nợ, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với khách hàng để có được phương án tối ưu. Vì nếu đưa ra tịa án thì mất rất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, tránh tình trạng vốn bị ứ động, các tài sản bị bỏ lâu khơng hoạt động cũng có thể bị mất, bị rỉ sét, và bị giảm giá.

 Trong xử lý thu hồi nợ xấu cán bộ tín dụng phải đề xuất cho khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ, hoặc gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay lại nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

 Ngoài ra, NH cần phải thẩm định kỹ hơn các khoản cho vay nhằm giảm bớt các khoản nợ xấu, từ đó giảm được chi phí dự phịng tới mức có thể vì khoản dự trữ này khơng sinh lợi cho NH, và có thể nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro.

 Quản lý chặt chẽ cho vay bất động sản vì đây là thị trường chịu tác động mạnh khi nền kinh tế nhiều biến động.

 Tăng cường cơng tác kiểm sốt, kiểm toán nội bộ trong hoạt động của NH. Nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu, tình huống xấu có thể xảy ra, liên quan đến những rủi ro cơ bản trong NH, để nhanh chóng có những biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng.

 Với nguồn vốn huy động trung dài hạn có hạn, cần hạn chế cho vay đối với những ngành đang gặp rủi ro điển hình hiện nay là ngành xây dựng. Cụ thể, hạn chế cho vay các dự án bất động sản, tập trung cho vay các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, dự án nước, thủy điện… bởi những lĩnh vực này có ý nghĩa kinh tế - xã hội sẽ được sự hỗ trợ của Nhà nước, rủi ro cũng được giảm thiểu. Đồng thời, thực hiện đúng theo chỉ thị 01/CT-NHNN của NHNN tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ của một NH tối đa là 16%.

 Chủ động phân tán rủi ro, không nên tập trung một khoản tiền lớn để cho vay, đầu tư vào một số ngành nào mà chỉ nên tập trung ở một mức độ an toàn. Đồng thời tăng cường cho vay nhiều dự án nhỏ nhưng có khả năng thu hồi nợ cao thay vì tập trung cho 1 số ít các dự án lớn.

 NH cần đa dạng hơn về sản phẩm, dịch vụ chẳng hạn hình thức cho vay đồng tài trợ trên cùng một dự án lớn nhằm hạn chế rủi ro giữa các NH giúp các NH cùng nhau tồn tại và phát triển.

 Tăng cường kết hợp với các ban ngành chức năng để xây dựng các dự án trung dài hạn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế địa phương. Lựa chọn các dự án trọng điểm là thế mạnh của TP để tập trung ưu tiên cho công tác đầu tư. Ngoài việc chú ý đến các dự án mang lại hiệu quả kinh tế kinh doanh cao cho Ngân hàng cũng phải quan tâm đến các dự án có nhu cầu bức thiết cho cuộc sống, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế.

 Đầu tư trung dài hạn nên chú ý đến phương thức đầu tư sao cho hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho KH sử dụng vốn đúng mục đích, nhất là định kỳ hạn nợ. Việc định kỳ hạn trả nợ dần là rất hợp lý vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho người vay có nhiều khả năng trả nợ, nhưng tránh hiện tượng “rập khuôn” 6 tháng hay 12 tháng trả nợ một lần mà phải xem xét kỹ yếu tố thời điểm

thu nhập thực tế của từng KH, để định kỳ hạn trả nợ từng lần chính xác để tránh rủi ro cho người vay cũng như cho Ngân hàng.

 Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro trong phân tích thẩm định để cơng tác đánh giá rủi ro đạt hiệu quả cao. Ngồi phương pháp phân tích độ nhạy có thể áp dụng các phương pháp khác như ma trận SWOT, mơ hình 5 lực lượng Porter, ma trận BCG...

 Nghiên cứu kỹ từng con người cụ thể trong bộ máy quản lý và các mối quan hệ trong xã hội, quan hệ nội bộ của bộ máy quản lý vì bộ phận này đóng vai trị quan trọng trong sự thành bại của một dự án đầu tư.

 Đào tạo kiến thức chun mơn cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho tất cả cán bộ công nhân viên như: luật NH, luật đất đai, luật dân sự… Đồng thời thường xuyên kiểm tra năng lực của nhân viên. Sự nắm vững này giúp cho NH chọn lọc được các đối tượng: doanh nghiệp, hộ sản xuất…cho vay có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi nên giữ được toàn và hiệu quả trong cho vay vốn.

 Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phấn đấumọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm tra, thẩm định kỹ các hồ sơ vay vốn, thựchiện nghiêm túc quy trình tín dụng tránh tình trạng xét duyệt theo cảm tính.

 Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Đồng thời xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc này buộc cán bộ tín dụng phải ln nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ - svth đinh ngọc bảo châu (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)