Nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần hữu khánh (Trang 78 - 81)

ĐVT : triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2008 2009 2010

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Công nghiệp chế biến 1.313 4,48 93 6,57 93 0,63 -1.220 -92,92 0 0,00

Xây dựng 0 0,00 90 6,36 1.285 8,69 90 - 1.195 1327,78

Thương nghiệp 0 0,00 726 51,31 5.210 35,24 726 - 4.484 617,63 Khác 28.023 95,52 506 35,76 8.196 55,44 -27.517 -98,19 7.690 1519,76

Tổng nợ xấu 29.336 100,00 1.415 100,00 14.784 100,00 -27.921 -95,18 13.369 944,80

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2008 2009 2010 Năm Triệu đồng Khác Thương nghiệp Xây dựng Công nghiệp chế biến

Hình 13: Thể hiện nợ xấu trung và dài hạn của BIDV chi nhánh Cần Thơ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2008-2010

* Ngành công nghiệp chế biến:

Tình hình nợ xấu của ngành này nhìn chung là giảm qua 3 năm. Cụ thể: năm

2008 là 1.313 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 chỉ số này giảm mạnh chỉ còn 93

triệu đồng, giảm 1.220 triệu đồng tương đương 92,92% so với năm 2008, và đến

năm 2010 thì chỉ số này vẫn giữ nguyên ở mức 93 triệu đồng. Điều này cho thấy

ngành này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nên ngân hàng cần quan tâm, ưu đãi phát triển tín dụng với ngành này hơn nữa.

* Ngành xây dựng:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2008 nợ xấu của ngành này là 0 triệu đồng,

đến năm 2009 là 90 triệu đồng chiếm 6,36% tổng nợ xấu. Nhưng đến năm 2010 thì

chỉ số này tăng vọt lên đạt 1.285 triệu đồng, tăng 1.195 triệu đồng tương đương

1327,78% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 , ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế cùng với diễn biến bất thường của thời tiết nên thị trường vật liệu xây dựng cũng đầy biến động, tăng giảm khó lường… Cùng với đó, thị trường bất động sản tại Cần Thơ vào cuối năm 2009 và năm 2010 phát sinh

giao dịch rất ít, hầu như bị đóng băng nên đã làm cho nợ xấu của ngành này tăng cao. * Ngành thương nghiệp:

Cũng giống như ngành xây dựng, tình hình nợ xấu của ngành này năm 2008 là

con số 0 thì dến năm 2009 và 2010 tăng mạnh. Cụ thể: năm 2009 là 726 triệu đồng chiếm tới 51,31% tổng nợ xấu trong năm, đến năm 2010 chỉ số này đã là 5.210 triệu

đồng nhưng chỉ chiếm 35,24% tổng nợ xấu, tăng 4.484 triệu đồng tương đương

617,63% so với năm 2009. Nhìn chung ngành này rất nhạy cảm với nền kinh tế, nền kinh tế phát triển thì ngành này tăng trưởng rất nhanh; cịn ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn thì ngành này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008 nên năm 2009 tăng lên và chiếm tỷ trọng đến trên 51% tổng nợ xấu. Đến năm 2010, do sự bất ổn của giá cả các mặt hàng trên địa bàn nên ngành thương nghiệp Cần Thơ gặp khó khăn, nên tình hình nợ xấu của ngành đã tăng gấp hơn 7 lần so với năm 2009, nhưng về tỷ trọng thì đã giảm xuống còn khoảng 35%.

* Ngành khác:

Tình hình nợ xấu của ngành này tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 tình hình nợ xấu của ngành là 28.023 triệu đồng, năm 2009 thì nợ xấu ở mức rất thấp là 506 triệu đồng, giảm đến hơn 55 lần so với năm 2008 tức là giảm khoảng 27.517 triệu đồng tương đương 98,19%. Nhưng đến năm 2010 thì tình hình nợ xấu của

ngành đã tăng lên khá cao đạt 8.196 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, chiếm hơn 55%. Năm 2008 nợ xấu của ngành chủ yếu tập trung ở loại hình vận tải, kho bãi thơng tin liên lac và các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn dẫn đến chậm trễ trong

việc trả nợ. Năm 2009 và đầu năm 2010 tình hình kinh tế khả quan hơn, với các chính sách của Chính phủ, sự trợ giúp từ chính quyền địa phương nên các doanh

nghiệp hoạt động tốt hơn và có lợi nhuận, trả nợ vay cho chi nhánh. Nên nợ xấu năm 2009 giảm rất mạnh so với năm 2008. Và ở cuối năm 2010, tình hình giá cả trên thị trường biến động mạnh, đặc biệt là giá vàng và đôla tăng mạnh, làm cho các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn về lãi suất Ngân hàng. Vì vậy, làm cho các doanh nghiệp chậm trễ trong việc trả nợ vào cuối năm nên tình hình nợ xấu của ngành tăng lên trong năm 2010.

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI BIDV CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2008-2010:

4.3.1 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ - svth trần hữu khánh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)