Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố thái nguyên (Trang 78 - 98)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.7 Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn

trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Thu hồi đất tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, chúng tôi thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện tốc độ đô thị hoá thành phố đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề.

3.7.1. Về chính sách từ trung ƣơng và của tỉnh 3.7.1.1. Về điều chỉnh Luật

Cần phải nhanh chóng có những điều chỉnh thích hợp những bất cập trong chính sách pháp Luật Đất đai hiện hành trong đó vấn đề cần thiết nhất ở đây là cần đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất.

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những bất cập của Luật Đất đai, các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành trên thực tế đã làm cho chính quyền các địa phương gặp không ít những khó khăn khi tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB như đã được nêu ở phần trên.

Để giúp cho công tác Bồi thường GPMB tháo gỡ được những khó khăn bất cập như hiện nay. Chính phủ và các Bộ ngành cần sớm điều chỉnh những bất hợp lý trong chính sách. Đặc biệt là về bồi thường đất nông nghiệp trong đó cần điều chỉnh một số nhóm vấn đề như sau:

- Không nên đưa khung giá hỗ trợ đất nông nghiệp phân biệt đất liền kề với khu dân cư với đất nông không liền kề do 2 mức này chênh lệch nhau quá lớn gây thắc mắc khiếu kiện do người nông dân cho rằng đất nông nghiệp nên được đền bù giống nhau và theo hạng đất thì hợp lý hơn.

- Không nên có hai hình thức bồi thường ( Thỏa thuận và bồi thường theo chế độ chính sách) bởi lẽ việc thỏa thuận thường cao hơn mức bồi thường theo quy định dễ sinh ra thắc mắc khiếu kiện.

- Bồi thường nên quy vào một đơn giá thống nhất, khi áp dụng dễ làm, dễ hiểu. Các khoản hỗ trợ đều nên quy thành tiền theo mức thống nhất trong toàn địa phương để người nông dân không cảm thấy bị phân biệt do mình ở khu vực thành thị hay nông thôn.

- Việc định giá bồi thường cần xác định có sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương khi lập biên bản khảo sát giá vì khi có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trong vùng dự án thì đảm bảo tính sát thực và tính công khai minh bạch hơn.

- Phương án bồi thường cần gửi kèm theo văn bản về chính sách pháp luật đến từng người được bồi thường để người dân tính toán kiểm tra lại, tránh những nhầm lẫn gây thiệt hại cho người dân.

- Trong chính sách pháp luật bồi thường nên có quy định cụ thể về chế tài sử lý những trường hợp chây ỳ, chống đối với những chủ trương chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời làm gương cho những đối tượng khác không chấp hành chính sách pháp luật nhà nước.

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cần ban hành quy định về thời gian cưỡng chế GPMB, rút ngắn thích hợp, để tổ chức thực hiện công tác GPMB đảm bảo tiến độ, trong đó cần xây dựng quy trình chặt chẽ, phân công phối hợp cụ thể để dễ tổ chức thực hiện.

- Cần có chính sách, quy định rõ ràng về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trên cơ sở mở rộng các loại hình dịch vụ thực hiện công tác bồi thường, nhằm làm tăng tính cạnh tranh trong công tác này và giảm tính độc quyền của những đơn vị hiện đang làm công tác bồi thường GPMB.

- Cần có điều chỉnh về quy trình thu hồi đất, tiến tới giản tiện hơn nữa về thủ tục làm cơ sở pháp lý để quyết định thu hồi đất được ban hành nhanh, gọn và chính xác.

- Có quy định cụ thể đối với đối tượng thu hồi đất trong các trường hợp nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng, nhận cho, tặng nhưng chưa làm thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiện áp dụng khi thực hiện thu hồi đất.(Vì trong thực tế những trường hợp này diễn ra khá phổ biến, trong khi pháp luật mới chỉ quy định thu hồi đối với đối tượng được cấp giấy CNQSDĐ hoặc chưa được cấp giấy nhưng là chủ thể sử dụng đất từ đầu).

- Cần có quy định về việc thực hiện công tác trích đo phải có sự chứng kiến và ký xác nhận của các chủ thể sử dụng đất nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch khi xác định diện tích bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất.

3.7.1.2.Về chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

3.7.1.3. Về chính sách tín dụng ngân hàng

Do có nhiều hộ chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ.

Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn.

3.7.1.4. Về chính sách thị trƣờng

Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường. Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản.

Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích moi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thụ nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch.

3.7.1.5. Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ

Qua khảo sát thực tế cho thấy còn không ít hộ chưa nắm bắt được các hình thức khoa học kỹ thuật, làm theo cảm tính, quen kiểu qua loa đại khái. Việc nâng cao trình độ KHKT cho nông dân là hết sức cần thiết, nhất là trong quá trình CNH - ĐHH nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về KHKT, tuân thủ đúng quy trình công nghệ.

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới.

80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.

Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất

3.7.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố 3.7.2.1. Giải pháp về tuyên truyền 3.7.2.1. Giải pháp về tuyên truyền

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp Luật Đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp Luật Đất đai nói riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó có tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân. Có một thực tế là, mỗi khi có một đạo luật mới ra đời, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật. Nhưng công tác này chỉ triển khai mang tính hình thức và chỉ đến được một bộ phận xã hội, thường là đội ngũ công chức nhà nước, hoặc tới cơ quan quản lý, để tổ chức thực hiện. Nhà nước cần tập trung chỉ đạo và có biện pháp tổ chức để các cơ quan thông tin như truyền hình báo, đài, các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp thanh niên... xây dựng chương trình cụ thể của từng cấp, từng ngành có nội dung tuyên truyền tới từng tầng lớp xã hội mà tổ chức xã hội có chức năng vận động: tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý đất đai của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; tuyên truyền những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của NSDĐ; làm rõ nội dung của sở hữu toàn dân về đất đai; chức năng của Nhà nước vừa với chức năng là đại diện sở hữu toàn dân, và chức năng quyền lực thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước...

Cần tập trung chỉ đạo và có cơ chế hoạt động cụ thể để tăng cường chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc; Hội đồng nhân dân các cấp và Thanh tra nhân dân trong việc tổ chức thực hiện công tác QLNN về đất đai

81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần nâng cao chất lượng công trình quy hoạch: Cần phải tập trung nghiên cứu tính khoa học, tính khả thi sao cho mọi vấn đề cần giải quyết của người dân đều được tính toán một cách khoa học, kỹ lưỡng và đầy đủ. Có như thế phương án quy hoạch mới đảm bảo tính khả thi và bền vững.

Quy hoạch cũng nhằm định hướng và kích thích đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng. Chức năng kiến trúc chỉ là một chức năng vật thể trong cả quá trình thực hiện quy hoạch đa chức năng với sự tham gia của nhiều ngành chuyên môn. Các chức năng phi vật thể (phát triển kinh tế – xã hội) mới là linh hồn quyết định chiều hướng phát triển của cả đô thị. Các chỉ tiêu quy hoạch cần phản ánh thực tế đời sống và phù hợp hơn với từng quy mô quy hoạch. Tựu chung lại, ngành quy hoạch cần thay đổi cách tiếp cận từ vật thể sang cách tiếp cận tổng hợp và cách tiếp cận hệ thống. Đối với quy hoạch, nhất là quy hoạch có quy mô toàn đô thị hoặc toàn vùng, mối bận tâm của nhà quy hoạch không thể chỉ là mỗi công trình cụ thể mà là mối liên hệ không gian giữa chúng.

Các nhà quy hoạch phải là những người có tầm nhìn, hiểu cơ chế, có khả năng đề xuất chính sách và xây dựng tiến trình đầu tư để thực tế hóa các ý tưởng quy hoạch. Còn nếu các nhà quy hoạch chỉ là những thợ vẽ chỉ giới đỏ, những thợ tô màu sử dụng đất, thì “tình trạng thiếu tầm nhìn trong quy hoạch” (lời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải), tình trạng “hầu hết các quy hoạch làm rất kỹ nhưng đều cất vào tủ, dùng để quản lí cũng không được mà để xây dựng cũng không xong”, như lời cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, sẽ còn tiếp diễn.

Bối cảnh kinh tế, xã hội quốc gia chính là cơ sở để thực hành và đào tạo quy hoạch. Không ai có thể thay thế các nhà quy hoạch Việt Nam trong việc tạo dựng không gian sống cho người Việt Nam. Nếu các nhà quy hoạch và đào tạo quy hoạch chúng ta không thể tự rũ bỏ lớp áo tư duy cũ kỹ và cởi mở với những phương pháp tiếp cận hiện đại, để đáp ứng công cuộc xây dựng đô thị trong một nền kinh tế phát triển nhanh, thì chúng ta sẽ tự trở thành một lực cản cho sự phát triển đô thị.

Nhìn nhận về vấn đề qui hoạch đô thị trước hết cần phải có một cái nhìn tổng thể( qui hoạch chung) sau đó mới phát triển đến qui hoạch chi tiết. như vậy, qui hoạch chi tiết bao giờ cũng phải nằm trong và phù hợp và không phá vỡ qui hoạch chung,

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu không, thì khi thực hiện qui hoạch chi tiết qui hoạch tổng thể đã bị thay đổi thì không thể nào đạt được sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc hay các yếu tố môi sinh khác.

Những qui hoạch hiện nay thực chất được thực hiện vội và theo nhu cầu của chủ đầu tư, lại nắn chỉnh nhiều để tránh phải bồi thường giải phóng mặt bằng. Vì thế, hậu quả nhãn tiền là khi thực hiện dự án tiếp sau phải phá đi làm lại nhiều công trình đã đầu tư nhiều tiền của của, gây lãng phí rất lớn.

Khi lập và xét duyệt các dự án, cần phải kiểm tra nghiệm ngặt năng lực của chủ đầu tư, tính khả thi của dự án để xét duyệt. Tránh việc các dự án khi triển khai chậm do năng lực chủ đầu tư hoặc do tính khả thi làm chậm tiến độ gây bức xúc cho người dân

Cần xem xét lại quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị, trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và quyền quyết định của nhà đầu tư, hạn chế sự tập trung quyền lực và ngân sách của Nhà nước vào công tác xây dựng quy hoạch đô thị, chấm dứt tình trạng "quy hoạch treo”, "dự án treo”như hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng của quy hoạch đô thị Thái Nguyên còn hạn chế về tầm nhìn, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, vấn đề này là khách quan vì:

- Quy hoạch đô thị là chuyên ngành khoa học mang tính tổng hợp, đòi hỏi những người hoặc cơ quan xây dựng quy hoạch phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học. Nếu công tác này chỉ do một nhóm người thực hiện, hoặc một số cơ quan chuyên môn thực hiện, sẽ dẫn tới tầm nhìn bị hạn chế là đương nhiên. Mặt khác quy hoạch đô thị bao gồm nhiều nội dung quy hoạch chuyên ngành, trong đó và đi cùng với nó là một khối lượng công việc phải làm là rất lớn. Do tốc độ ĐTH mạnh, dẫn tới sức ép về tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch theo kiểu “hoàn thành kế hoạch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố thái nguyên (Trang 78 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)