3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3. Thực trạng công tác thu hồi đất
3.3.1. Thực hiện triển khai công tác bồi thƣờng , tái định cƣ ở Thành phố Thái Nguyên
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã gặp nhiều thuận lợi. Do được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, bộ máy chính quyền từ tỉnh đến thành phố đều quan tâm và vào cuộc quyết liệt, cộng với sự đồng thuận của nhân dân ủng hộ nhà nước thực hiện công tác thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội.
Thành phố đã tiến hành thành lập Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường GPMB, thành lập Ban bồi thường GPMB với chức năng thực hiện chuyên trách công tác bồi thường GPMB trên địa bàn. Quyết định thành lập Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng và Hội đồng thẩm định phương án dự toán bồi thường gồm các ngành: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, quản lý đô thị để thực hiện: Thẩm định phương án dự toán bồi thường các dự án thuộc thẩn quyền phê duyệt của UBND TP; Tập hợp những vướng mắc từ cơ sở để tham mưu cho UBND TP kịp thời giải quyết.
Quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các dự án trên địa bàn như: Đường tránh QL3 tuyến tránh thành phố, Quốc lộ 3 mới Hà Nội -Thái Nguyên, Dự án đường Bắc Sơn và khu dân cư số 1 phường Hoàng Văn Thụ... Quyết định thành lập tổ công tác liên ngành của TP chuyên trách giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến bồi thường GPMB do đồng chí Chánh Thanh tra Nhà nước TP làm tổ trưởng.
UBND TP đã tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy ra nhiều chỉ thị chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về chính sách đất đai, công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường GPMB các dự án trọng điểm. ...làm căn cứ để các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp lãnh đạo và tổ chức thực hiện - Ban hành cơ chế, chính sách về đất đai, xây dựng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tham mưu giá các loại đất hàng năm; giá tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất… phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định pháp luật.
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chủ động phối hợp với các tổ chức: Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi tiến hành GPMB.
- Thường xuyên chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc, các khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến công tác BTGPMB; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp Chính quyền cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về Đất đai, chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ, của UBND tỉnh về trình tự thủ tục giải quyết công việc liên quan đến thu hồi đất, BTGPMB nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án.
Phổ biến và triển khai các văn bản về công tác BTGPMB: Luật đai 2003 có hiệu lực thi hành; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thi tiền sử dụng đất; Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ....kèm theo thông tư hướng dẫn các Nghị định trên được ban hành; Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác bồi thường GPMB và chủ dự án trên địa bàn.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như công khai quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện dự án, quy trình thực hiện, công khai diện tích đất bị thu hồi và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...đã được quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và Quyết định số 01/QĐ-UB của UBND tỉnh.
Nhìn chung, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2007-2009 đã có bước tiến bộ đáng kể, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới hội nhập và phát triển. Trong 3 năm từ 2007 – 2009, trên địa bàn thành phố đã triển khai 79 dự án chia làm 3 nhóm lớn: Dự án phát triển hạ tầng KT-XH, dự án phát triển công nghiệp dịch vụ, dự án phát triển các khu đô thị. Trong các nhóm dự án này số dự án của nhà nước chiếm 55/79 = 69,6%; dự án của các
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
doanh nghiệp chiếm 24/79 = 30,38%. Nhìn chung các dự án triển khai trên địa bàn thành phố diễn ra khá thuận lợi. Triển khai chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư. Các dự án được triển khai trên hầu hết các địa bàn của thành phố gồm 22/28 phường, xã được tổng hợp theo Bảng 3.9 dưới đây
Bảng 3.9 Tổng hợp giá trị phê duyệt về bồi thƣờng GPMB 3 năm 2007-2009
TT Địa chỉ thực hiện dự án Số dự án triển khai Số tiền đã phê duyệt (đồng)
1 P. Cam Giá 02 2.951.562.842 2 P. Đồng Quang 04 23.047.187.185 3 P. Gia Sàng 03 6.226.562.925 4 P. Hoàng Văn Thụ 05 47.802.944.981 5 P. Hương Sơn 03 576.878.777 6 P. Phan Đình Phùng 09 52.094.317.642 7 P. Phú Xá 02 1.854.423.432 8 P. Quan Triều 03 34.737.248.006 9 P. Quang Trung 06 68.862.148.374 10 P. Quang Vinh 02 5.604.859.119 11 P. Tân Lập 05 56.816.681.477 12 P. Tân Long 02 25.691.415.802 13 P. Tân Thịnh 10 68.133.005.881 14 P. Thịnh Đán 04 25.150.287.370 15 P. Trung Thành 03 26.403.541.884 16 P. Trưng Vương 05 4.636.589.767 17 P. Túc Duyên 05 2.385.234.970 18 X. Cao Ngạn 01 104.193.000 19 X. Lương Sơn 02 2.743.132.438 20 X. Quyết Thắng 01 28.279.400.107
52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21 X. Thịnh Đức 03 6.717.095.157
22 X. Tích Lương 02 9.125.661.407
Tổng từ 2007 đến 2009 80 499.944.372.544,0
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)
Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy số dự án thực hiện 3 năm từ 2007-2009 đã được phê duyệt rất lớn, với tổng giá trị là 499,944 tỷ đồng cho 80 dự án lớn nhỏ. Giá trị bồi thường tính theo đơn vị phường, xã từ 104,193 triệu đồng đến 68,862 tỷ đồng. Giá trị theo từng năm thay đổi, năm sau cao hơn năm trước. Vì do giá trị đất đai ngày càng có xu thế tăng cao, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư của nhà nước ngày càng có xu thế tính toán có lợi cho người dân mất đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp.
3.3.2. Những bất cập của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu hồi đất nông nghiệp
Bên cạnh những mặt đã đạt được như đã nêu ở trên vẫn còn những tồn tại, vướng mắc khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp đặc biệt là vấn đề giá đền bù, gây những tác động tiêu cực đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai:
Đối với công tác bồi thường đất nông nghiệp hiện nay còn tồn tại ở các nhóm vấn đề chính như sau:
Theo quy định của điều 56 Luật Đất đai, giá đất đền bù của Nhà nước phải sát với giá chuyển nhượng trên thị trường. Song thực tế tại các địa phương hiện có độ chênh khá lớn so với quy định này. Đó là:
Việc áp dụng chung một khung chuyển nhượng giá đất theo giá thị trường với cả đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp rất bất cập trong thực tế, nên dân khiếu kiện rất nhiều. Tính bình quân tại Thái Nguyên, một năm có tới 75% các vụ khiếu kiện liên quan tới thu hồi đất đai và bồi thường. Đối với đất ở thì điều này tương đối phù hợp còn việc bồi thường theo giá thị trường với đất nông nghiệp vì Nhà nước đã giao đất này cho người dân không thu tiền sử dụng, nếu bồi thường theo giá thị trường vừa hao hụt ngân sách, vừa gây khiếu kiện trong dân. Mặt khác, một chủ đất có nhiều thửa đất nhỏ manh mún, khi đền bù sẽ có nhiều mức giá khác nhau, vì vậy đã dẫn đến việc người dân khiếu kiện về sự không công bằng.
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, trước vấn đề có nên áp dụng giá thị trường dành cho đất nông nghiệp hay không? ý kiến của các chuyên gia cũng như các nhà làm luật cũng rất trái chiều. “nếu cho rằng đất nông nghiệp không nên đền bù theo giá thị trường sẽ rất thiệt thòi cho người nông dân. Vì như vậy, chúng ta đang đứng quá thiên về quan điểm Nhà nước, không ai đại diện cho nông dân bị mất đất”. Bởi vì, bồi thường chuyển nghề cho người nông dân không hề đơn giản, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất, “hết đất là hết đường sống”. Người nông dân cũng khó có thể hài lòng khi chỉ được đền bù 200.000 đồng/m2
theo giá đất nông nghiệp, nhưng cũng đất ấy khi quy hoạch đô thị lại lên tới 5 triệu đồng/m2
. (Tạp chí Cộng sản tháng 5/2009)
Việc áp giá bồi thường cho đất nông nghiệp hiện nay trên thực tế thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng do một số hộ mua lại để chuyển mục đích thành đất ở hoặc mục đích khác (trồng cây lâu năm, cây hàng năm có giá trị kinh tế cao hơn). Vì vậy mà người nông dân khó chấp nhận.
Việc có 2 chính sách bồi thường: Một là doanh nghiệp tự thoả thuận đối với các dự án không nằm trong nhóm các dự án nhà nước thu hồi đất thì hộ nông dân thường được thoả thuận cao hơn vì thế họ đã có cái để so sánh. Hai là nhà nước thu hồi đất thì áp giá theo mức UBND tỉnh quy định. Giá này cho đến thời điểm này ở hầu hết các dự án người nông dân đều không chấp nhận. Nên đã có một thực tế là: Chủ dự án đã phải bỏ thêm tiền để trả mới thực hiện được dự án (Dự án đường Bắc Sơn, chủ dự án đã phải trả thêm 70.000đ/1m2; dự án của doanh nghiệp Việt Cường trả thêm 130.000đ/1m2
).
Trong số dự án các hộ gương mẫu nhận tiền, một số hộ còn lại lại đưa chủ dự án thoả thuận gây mâu thuẫn và khiếu kiện. Mặt khác, giá bồi thường không thống nhất giữa các địa phương cũng gây thắc mắc khiếu kiện không nhỏ.
Các chính sách về hỗ trợ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Ví dụ như hỗ trợ mất việc làm theo quy định Quyết định 2044/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên mà chi tối đa là 2,5 triệu/1hộ thì bản chất cũng khó có thể dùng số tiền này để chuyển đổi nghề nghiệp. Trong khi đa số lao động trong độ tuổi từ 50 trở xuống đều khó xin việc vì khó đào tạo nghề mới. Hỗ trợ ổn định sản xuất với mức 5.000đ/m2
là quá thấp không đáp ứng được yêu cầu. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp có quy
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định: Cứ 500m2
đất nông nghiệp bị thu hồi thì giao 10m2 đất làm kinh doanh dịch vụ nhưng thực chất khó thực hiện các dự án, phần lớn là không bố trí được khu đất dịch vụ nên chưa được thực hiện, gây không ít bức xúc cho nhân dân.
Việc bố trí tái định cư có ba hình thức để lựa chọn, trong đó xảy ra bất cập ở chỗ: Khu vực tái định cư phải xây dựng thiếu hoặc không làm hài lòng người bị thu hồi đất. Trường hợp được chuyển mục đích để ở không phải nộp tiền khó thực hiện do khu đất của người bị thu hồi thường không phù hợp quy hoạch.
Chính sách bồi thường còn thiếu, các văn bản dưới luật chậm được ban hành gây khó khăn cho công tác này.
3.3.3. Thực trạng của công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thành phố
3.3.3.1. Hiện trạng thu hồi đất
* Về thu hồi đất nói chung:
Nhìn chung công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tiến độ cũng như trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và được triển khai khá thuận lợi với 80 dự án đã và đang được triển khai thực hiện trên địa bàn trong 3 năm. Trong đó, 70 dự án đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng làm cho diện mạo thành phố Thái Nguyên ngày càng khang trang sạch đẹp.
Công tác thu hồi đất do đó đã có đủ khung pháp lý và trình tự để thực hiện nên diễn ra khá thuận lợi. Các bước thực hiện bao gồm:
- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
- Quyết định thu hồi đất
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi
55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
- Bàn giao đất đã thu hồi
- Cưỡng chế thu hồi đất
Nhìn chung các bước thực hiện được các phòng, ban tham mưu cho UBND thành phố thực hiện khá thuận lợi trên tất cả các dự án các cơ quan đã có một bộ máy khá chuyên nghiệp để thực hiện công tác này. Một đội ngũ có trình độ bằng cấp cơ bản về quản lý đất đai và đo đạc bản đồ, có kinh nghiệm tác nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực này. Kết quả thu hồi đất được thể hiện ở Bảng 3.10 dưới đây.
Bảng 3.10. Kết quả công tác thu hồi đất trên địa bàn TP (2007-2009)
Năm
Diện tích thu hồi
(m2) Tổng số hộ bị thu hồi đất (hộ) Thu hồi để phát triển CN, Dịch vụ
Thu hồi để Xây dựng hạ tầng Thu hồi đất để phát triển các khu đô thị Tổng số dự án Tổng diện tích Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Năm 2007 609.834,14 437.501,56 1.160 2 7.102.81 23 148.024,7 10 282.374,05 35 Năm 2008 1.088.139,23 885.116,80 1.518 1 6684,4 14 635.403,05 14 243.029,35 29 Năm 2009 375.048,22 257.184,82 900 0 0 7 118964,12 9 138.220,70 16 Tổng 2.073.021,59 1.579.803,18 3.578 3 13.787,21 44 902.391,87 33 663.624,10 80
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)
Qua bảng 3.10 cho thấy năm 2007 thu hồi của 1.160 hộ với tổng diện tích thu hồi là 60,98 ha để thực hiện các dự án. Năm 2008 thu hồi của 1.518 hộ với tổng diện tích 108,81 ha để thực hiện các dự án. Năm 2009 thu hồi của 900 hộ với tổng diện tích thu hồi là 37,5 ha để thực hiện các dự án.
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng cơ sở, trong những năm qua quá trình đô thị hoá xảy ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Trong 3 năm từ năm 2007- 2009, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 157,98 ha của 3.578 hộ (thu hồi để phát triển công nghiệp, dịch vụ 1,37 ha; để phát triển khu đô thị