3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3.3. Thực trạng của công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
thành phố
3.3.3.1. Hiện trạng thu hồi đất
* Về thu hồi đất nói chung:
Nhìn chung công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tiến độ cũng như trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và được triển khai khá thuận lợi với 80 dự án đã và đang được triển khai thực hiện trên địa bàn trong 3 năm. Trong đó, 70 dự án đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng làm cho diện mạo thành phố Thái Nguyên ngày càng khang trang sạch đẹp.
Công tác thu hồi đất do đó đã có đủ khung pháp lý và trình tự để thực hiện nên diễn ra khá thuận lợi. Các bước thực hiện bao gồm:
- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
- Quyết định thu hồi đất
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi
55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
- Bàn giao đất đã thu hồi
- Cưỡng chế thu hồi đất
Nhìn chung các bước thực hiện được các phòng, ban tham mưu cho UBND thành phố thực hiện khá thuận lợi trên tất cả các dự án các cơ quan đã có một bộ máy khá chuyên nghiệp để thực hiện công tác này. Một đội ngũ có trình độ bằng cấp cơ bản về quản lý đất đai và đo đạc bản đồ, có kinh nghiệm tác nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực này. Kết quả thu hồi đất được thể hiện ở Bảng 3.10 dưới đây.
Bảng 3.10. Kết quả công tác thu hồi đất trên địa bàn TP (2007-2009)
Năm
Diện tích thu hồi
(m2) Tổng số hộ bị thu hồi đất (hộ) Thu hồi để phát triển CN, Dịch vụ
Thu hồi để Xây dựng hạ tầng Thu hồi đất để phát triển các khu đô thị Tổng số dự án Tổng diện tích Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Số dự án Diện tích đất SXNN (m2) Năm 2007 609.834,14 437.501,56 1.160 2 7.102.81 23 148.024,7 10 282.374,05 35 Năm 2008 1.088.139,23 885.116,80 1.518 1 6684,4 14 635.403,05 14 243.029,35 29 Năm 2009 375.048,22 257.184,82 900 0 0 7 118964,12 9 138.220,70 16 Tổng 2.073.021,59 1.579.803,18 3.578 3 13.787,21 44 902.391,87 33 663.624,10 80
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)
Qua bảng 3.10 cho thấy năm 2007 thu hồi của 1.160 hộ với tổng diện tích thu hồi là 60,98 ha để thực hiện các dự án. Năm 2008 thu hồi của 1.518 hộ với tổng diện tích 108,81 ha để thực hiện các dự án. Năm 2009 thu hồi của 900 hộ với tổng diện tích thu hồi là 37,5 ha để thực hiện các dự án.
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng cơ sở, trong những năm qua quá trình đô thị hoá xảy ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Trong 3 năm từ năm 2007- 2009, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 157,98 ha của 3.578 hộ (thu hồi để phát triển công nghiệp, dịch vụ 1,37 ha; để phát triển khu đô thị 66,36 ha); Để phát triển hạ tầng: 90,23 ha.
Do đặc thù các chủ dự án đều muốn thực hiện đầu tư trên đất nông nghiệp vì thu hồi đất nông nghiệp hiện nay giá rẻ hơn nhiều là thu hồi đất ở, lại không phải lo tái định cư nhiều, không khó khăn trong khâu cưỡng chế, do đó thời gian thu hồi đất sẽ nhanh hơn.
Mặt khác, do đất nông nghiệp trong đô thị ngày càng thu hẹp. Hộ nông dân trên thực tế đã tự chuyển đổi nghề nghiệp của hộ sang làm ở các lĩnh vực khác, ít còn hộ thuần nông ở thành phố.
Các doanh nghiệp trước khi triển khai dự án, có một số doanh nghiệp đã tự thỏa thuận với hộ nông dân có đất nông nghiệp, sau đó mới lập dự án đề nghị nhà nước giao đất. Vì vậy, trên thực tế có nhiều dự án triển khai xong mà không phải thực hiện đầy đủ các quy trình thu hồi đất.
Các dự án còn lại đa phần là dự án lớn, không thể tự thỏa thuận với dân và nằm trong nhóm nhà nước thu hồi đất, nên các chủ dự án đề nghị cơ quan nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Nhìn chung, các dự án triển khai đồng bộ và đúng quy trình nhà nước đều diễn biến khá thuận lợi và được người dân đồng thuận.
Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh đến thành phố. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với sự đồng thuận của đại đa số các hộ nông dân bị thu hồi đất. Họ là những người đã chia sẻ quyền lợi và thói quen từ nhiều đời của gia đình là làm nông nghiệp.
Bảng 3.11 Tổng hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
Số TT Phƣờng, xã DT đất thu hồi (m2) Trong đó Đất SXNN Đất Lâm nghiệp Đất NTTS Số hộ nông nghiệp bị thu hồi đất
57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1 P. Cam Giá 1607,3 2 X. Cao Ngạn 8863,1 5961 33 3 X. Đồng Bẩm 2.649,10 550373,1 120 4 Đồng Quang 156.460,87 1782,4 20 5 P. Gia Sàng 197.047,10 154.401,05 31495,3 20419,9 256 6 P. Hoàng Văn Thụ 6157,5 356,9 0 2380,1 36 7 P. Hương Sơn 33577,2 29400,2 0 2133 8 8 P. Phan Đình Phùng 480159,9 350910,59 0 16.516,54 277 9 P. Phú Xá 13.927,70 4.183,90 0 0 34 10 P. Quan Triều 202571,174 53154,1 0 590 133 11 P. Quang Trung 154949,724 7132,5 0 0 16 12 P. Quang Vinh 53.080,41 48286,82 120 13 X. Quyết Thắng 143731,874 322,3 2730,4 0 13 14 P. Tân Lập 80.725,30 49.852,70 34.082,40 9.536,90 83 15 P. Tân Long 11.807,00 7359,9 0 287,5 21 16 P. Tân Thịnh 250985,58 220082,7 5233,2 21984 179 17 P. Thịnh Đán 184.995,27 29.399,40 54 18 X. Tích Lương 7.738,54 5.002,98 97.776,64 0,00 67 19 P. Trung Thành 5.923,25 3651,4 0 0 89 20 P. Trưng Vương 4085,7 2347,7 0 5 16 21 P. Túc Duyên 71977,99 55841,54 0 1095,2 889 Tổng 2007-2009 2.073.021,59 1.579.803,18 171.317,94 74.948,44 2.464
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)
Nhìn vào bảng 3.11 cho thấy, công tác thu hồi đất thực các dự án chủ yếu là đất nông nghiệp. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tới 88,1 %. Kết quả thu hồi đất trong 3 năm đã thực hiện làm ảnh hưởng đến 3.587 hộ thì đã có 2.464 hộ là thu hồi đất nông nghiệp trong đó thực hiện thu hồi đất nông nghiệp là 182,6 ha chiếm 1,64 % diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố.
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thành phố Thái Nguyên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tiến độ cũng như trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế đó là:
Hình: 3.3: Hình ảnh trước khi thu hồi đất để triển khai các dự án
- Quy trình thu hồi đất còn khá rườm rà, làm cho công tác thu hồi thường bị chậm. Phần lớn các dự án khi triển khai thực hiện công tác thu hồi đất đều muốn thực hiện ngay trong năm, do đó đều phải bổ sung kế hoạch sử dụng đất. Điều này làm ảnh hưởng đến quy trình đã ban hành của công tác thu hồi đất là phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới thu hồi đất. Tuy nhiên, vì tính cấp bách của dự án mà tỉnh và thành phố đều phải trình để bổ sung kế hoạch sử dụng đất; Do giá đất nông nghiệp rẻ hơn giá đất ở, nên các dự án đầu tư vẫn chủ yếu nhằm vào đất nông nghiệp. Vì vậy, về quy hoạch khó tránh khỏi tính manh mún, nhỏ lẻ; Hệ thống bản đồ địa chính còn thiếu và không cập nhật được thường xuyên vì vậy khi thực hiện công tác thu hồi rất khó đối chiếu, kiểm soát nên dễ nhầm lẫn.Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhóm đất nông nghiệp còn thiếu và sai nhiều dẫn đến công tác thu hồi gặp nhiều khó khăn; Ý thức của người dân trong việc phối hợp kê khai thực hiện công tác thu hồi ở nhiều nơi, nhiều lúc còn hạn chế vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hồi đất.
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giá bồi thường không thống nhất giữa các địa phương cũng gây thắc mắc khiếu kiện không nhỏ.
- Các chính sách về hỗ trợ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Việc tạo việc làm phi nông nghiệp, sau khi bị thu hồi đất hiện nay là rất khó, vì thường có trên 50% số lao động ở độ tuổi trên 35, quá tuổi tuyển dụng, trình độ dân trí thấp, không có trình độ tay nghề chuyên môn phù hợp. Số lao động còn lại cũng chỉ có khoảng 3-7% là người địa phương được tuyển dụng làm việc ở các khu công nghiệp, chủ yếu là lao động dưới 30 tuổi. Ngay số lao động được tuyển dụng này thường được bố trí công việc giản đơn, thu nhập thấp, thời gian gò bó, vì thế chỉ sau một thời gian ngắn, họ đành bỏ việc, trở thành thất nghiệp.
Các dự án đầu tư gần như thiên về lựa chọn khu vực có nhiều đất nông nghiệp để triển khai qui hoạch và thu hồi đất vì thu hồi diện tích đất nông nghiệp theo thực tế là dễ hơn do giá trị nhỏ hơn và không làm xáo trộn nhiều đến điều kiện sinh hoạt thường ngày của người dân nhưng bên cạnh đó cũng có trở ngại là với những hộ sống chủ yếu bằng nông nghiệp mà diện tích đất thu hồi nhiều thì họ sẽ không còn đất để sản xuất, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đây cũng là một trở ngại cho công tác giải phóng mặt bằng.
Việc thu hồi đất ở không lớn nhưng việc giải phóng mặt bằng lại phức tạp hơn nhiều bởi tâm lý chung của người dân Việt Nam là an cư mới lập nghiệp. Những hộ gia đình đã xây dựng công trình khang trang thì họ rất ngại khi phải làm lại từ đầu vì mỗi lần xây dựng công trình họ đều đầu tư thời gian, công sức và kinh tế ngoài ra còn ảnh hưởng không ít đến điều kiện công tác của họ. Ngoài ra còn một mặt trái khác khi thu hồi diện tích đất ở là người dân tự ý xây dựng các công trình trên đất của họ khi biết có dự án thu hồi đất với mục đích hưởng lợi từ các công trình đó. Do đó việc thu hồi đất ở là rất phức tạp.
Theo chúng tôi sở dĩ còn một số tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
+ Do có nhiều thay đổi về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Trung ương và Tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, hồ sơ địa chính xác lập để thu hồi đất nông nghiệp bị vướng mắc chủ yếu về nội dung giao đất dịch vụ theo quy định
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tại Điều 48, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã khiến các ngành chức năng lúng túng, chưa tìm được giải pháp áp dụng hữu hiệu. Bên cạnh đó, tại một số dự án lại thiếu các điều kiện cần và đủ (như vốn GPMB, quỹ đất tái định cư thiếu, hoặc thủ tục thu hồi đất chưa đồng bộ...) khiến công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng kịp tiến độ được giao. Điển hình là ở các dự án như: Đường QL3, dự án khu dân cư số 5 Phan Đình Phùng…
+ Do quỹ đất tái định cư của thành phố Thái nguyên hạn hẹp, Trong 3 năm, trên địa bàn triển khai 80 dự án. Vì vậy, khi triển khai các dự án đã gặp rất nhiều khó khăn khi không đạt được sự đồng thuận của người dân khi thu hồi đất tại các khu dân cư có giá trị đất cao.
Về những nguyên nhân chủ quan:
+ Một số phường, xã chưa vào cuộc quyết liệt và có các giải pháp hợp lòng dân. Bên cạnh đó, việc quản lý hồ sơ địa chính đất của một số phường, xã thiếu chặt chẽ, dẫn tới vướng mắc, mất nhiều thời gian trong khâu xác nhận nguồn gốc đất để lấy cơ sở đền bù. Việc công bố quy hoạch, cắm mốc trong một số dự án chưa rõ ràng, cụ thể dễ gây hiểu lầm, dẫn tới khiếu kiện từ phía người dân bị thu hồi đất. Đơn cử như ở dự án xây dựng tuyến đường vành đai Đại học Thái Nguyên nhiều người dân thắc mắc về quy hoạch tuyến đường chưa đúng với quyết định của Thủ tướng, UBND tỉnh và cho rằng, trong quá trình cắm mốc thi công đã có hiện tượng "nắn cong đường". dẫn đến các hộ khiếu kiện kéo dài về tới tận Thanh tra Chính phủ…
+ Năng lực của chủ đầu tư yếu kém, thiếu vốn, tổ chức thi công chậm, sau khi nhận bàn giao mặt bằng lại để đất hoang phí, gây bức xúc cho người bị thu hồi đất… Theo đánh giá của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố, một số chủ đầu tư đã thiếu khách quan khi nhìn nhận về trách nhiệm. Đa số đều đổ lỗi cho những khó khăn về GPMB, mà không đề cập tới việc chậm thi công. Đơn cử như ở dự án đường Quang Trung, Khu dân cư số 5 phường Phan Đình Phùng, việc giải phóng và bàn giao mặt bằng đã cơ bản xong, nhưng tiến độ thi công hiện rất chậm, gây bức xúc cho xã hội và người dân...
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4. Ảnh hƣởng của công tác thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của các hộ nông dân mất đất sản xuất
3.4.1. Thực trạng về cuộc sống của những ngƣời dân mất đất sản xuất
Để đánh giá ảnh hưởng công tác thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của các hộ nông dân mất đất sản xuất, chúng tôi tiến hành điều tra 200 hộ dân tại 10 phường, xã là Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Quang Vinh, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Trung Thành, Tích Lương, Đồng Bẩm, Lương Sơn cho thấy kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 3.12
Bảng 3.12. Một số thông tin cơ bản của các chủ hộ điều tra
Chỉ tiêu Cơ cấu (% trong tổng số)
1. Tuổi của chủ hộ - Tuổi chủ hộ từ 20 - 40 18,33 - Tuổi chủ hộ từ 40 - 60 53,33 - Tuổi chủ hộ trên 60 28,34 2. Giới tính của chủ hộ Nam 52,5 Nữ 47,5 3. Trình độ văn hoá - Số chủ hộ học hết tiểu học 18,33 - Số chủ hộ học hết THCS 40,84 - Số chủ hộ học THPT 38,33
- Số chủ hộ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH...) 2,5
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2009)
Qua thống kê từ điều tra, cho thấy số chủ hộ có độ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,33%, ở độ tuổi này các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên có một hạn chế là không dễ dàng thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 - 40 chiếm 18,33%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kĩ thuật sản xuất mới rất