3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm Tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý: 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 1060
14’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 Km về phía Bắc, có giới hạn:
Phía Bắc giáp: Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp: Thị xã Sông Công.
Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang.
+ Địa hình
Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o
- 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o
. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố thể hiện bảng sau:
Bảng 3.1: Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Cấp 1 (0-3 độ) 5266,45 29,74 2. Cấp 2 (3-8 độ) 1544,60 8,72 3. Cấp 3 (8-15 độ) 1434,82 8,10 4. Cấp 4 (15-20 độ) 1654,77 9,35 5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 313,67 1,77 6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2171,97 12,27 7. Đất chuyên dùng 3580,68 20,22 8. Đất ở 1314,15 7,42 9. Sông, suối, Ao hồ 426,41 2,41
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng cộng 17.707,52 100.0
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên – Báo cáo quy hoạch TPTN giai đoạn 2000-2010)
+ Khí hậu, thủy văn
Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu:
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2) khoảng 14oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
- Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh dự tính lượng mưa lên tới 6,4 tỷ m3
/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ; tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:
- Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2
, chứa 175 triệu m3
nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.
- Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (18 phường, 10 xã) với tổng diện tích 18.970,48 ha; Dân số 330.707 người (2009).
Các phường nội thành bao gồm: Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Túc Duyên, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Gia Sàng, Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành, Tân Lập, Phú Xá, Tân Thịnh, Thịnh Đán. Các xã ngoại thành bao gồm: Lương Sơn, Tích Lương, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Cao Ngạn và Đồng Bẩm.
Bảng 3.2: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2009) TT Tên phƣờng, xã Diện tích (ha) Dân số trung bình
(ngƣời) Ghi chú I Các phƣờng (nội thành) 6.080,71 201.277 1 Tân Long 226,41 6.230 2 Quan Triều 278,99 7.553 3 Quang Vinh 313,35 5.950 4 Đồng Quang 163,06 10.369 5 Quang Trung 201,14 22.383 6 Phan Đình Phùng 270,20 17.533 7 Hoàng Văn Thụ 159,18 16.243 8 Trưng Vương 102,88 7.078 9 Túc Duyên 289,96 8.312 10 Gia Sàng 410,33 10.963 11 Cam Giá 875,63 10.466 12 Hương Sơn 386,71 11.513 13 Phú Xá 426,22 11.104 14 Trung Thành 319,54 12.562 15 Tân Thành 238,42 4.458 16 Tân Lập 439,16 10.573 17 Tân Thịnh 363,35 13.667 18 Thịnh Đán 616,18 14.320 II Các xã (ngoại thành) 12.889,77 78.433 1 Quyết Thắng 1.292,78 13.754 2 Tân Cương 1.482,91 5.126 3 Phúc Trìu 2.116,33 5.530 4 Phúc Xuân 1.852,95 4.866 5 Thịnh Đức 1.708,23 7.686
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6 Phúc Hà 648,4 3.581 7 Tích Lương 932,46 12.413 8 Lương Sơn 1.592,75 13.327 9 Cao Ngạn 861,06 5.583 10 Đồng Bẩm 401,9 6.567 III Tổng cộng: 18.970,48 279.710
(Nguồn: Báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)
3.1.3. Về cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy Thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 94,02% (năm 2008) lên 94,66% (năm 2009) trong khi tỷ trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,98% (năm 2008) xuống 5,34% (năm 2009).
Bảng 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006-2009
Tiêu chuẩn 2007 2008 2009
Công nghiệp, xây dựng (%) 49,72 48,50 47,78
Dịch vụ (%) 45,19 45,52 46,88
Nông, Lâm và Ngư nghiệp (%) 5,09 5,98 5,34
(Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)
- Về thương mại và dịch vụ
Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hang, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về du lịch, văn hóa
Thành phố là đầu mối của các tuyến, tua du lịch, do vậy các khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng khách sạn liên tục được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách.
Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc.
- Về nông - lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng giảm, từ 5,72% năm 2007 xuống còn 5,34 năm 2009; Giá trị tăng thêm do ngành nông nghiệp tạo ra trong GDP của Thành phố tăng 6,2% / năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 đạt 373,2 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%, ngành dịch vụ chiếm 16,5%.
- Dân số
Tính đến 31/12/2009, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người; trong đó, dân số nội thị (bao gồm 18 phường) là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn Thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người, dân số ngoại thị (bao gồm 10 xã) là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn Thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người);
Bảng 3.4: Dân số tạm trú trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
TT Dân số tạm trú Đơn vị Số lƣợng (ngƣời) Thời gian tạm trú (ngày) Dân số quy đổi (ngƣời)
1 Khách đến tham quan du lịch Người 400.000 7 15.344 2 Khách đến công tác, hội họp Người 10.000 5 275
3 Người đến làm ăn Người 20.000 100 10.960
4 Người đến chữa bệnh và người nhà đến
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5 Học sinh và người nhà đưa con em thi vào
các trường ĐH, CĐ, Trung học dạy nghề Người 260.000 6 8.550
6 Người nhà đến thăm con em đang học tập
tại các trường ĐH, CĐ, TH dạy nghề Người 23.000 4 504
7 Sinh viên học tại chức tại các trường
ĐH, cao đẳng Người 10.000 150 8.220
8 Học sinh phổ thông các cấp trọ học
(chưa tính vào dân số thường trú) Người 5.500 270 5.500
Tổng cộng: 828.500 50.997
(Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)
- Lao động
Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 189.130 người, bằng 67,61% tổng dân số toàn Thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700 người lao động, chiếm tỷ lệ 74,39%.
Thành phố Thái Nguyên có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Đến năm 2009, số người lao động trong khu vực nội thị là, 97.083 người, phi nông nghiệp là 104.118 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 74%.
Bảng 3.5: Bảng thống kê lao động việc làm trên địa bàn Thành phố năm 2009
TT Chỉ tiêu Đơn vị Lao động Ghi chú
1 Số người trong độ tuổi lao động Người 163.143
2 Lực lượng lao động Người 145.862
3 Lao động đang làm việc phân theo KV Người 145.862
3.1 Khu vực nhà nước Người 38.945
3.2 Ngoài khu vực nhà nước Người 106.917
- Kinh tế tập thể Người 9.118
- Kinh tế cá thể Người 41.609
- Kinh tế tư nhân Người 55.967
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Người 223 4 Lao động làm việc chia theo ngành Người 145.862
4.1 Toàn đô thị Người 145.862
- Công nghiệp, xây dựng Người 59.077
- Dịch vụ Người 62.864
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2 Khu vực nội thành Người 104.982
- Công nghiệp, xây dựng Người 49.342
- Dịch vụ Người 50.076
- Nông, ngư nghiệp Người 5.564
5 Lao động qua đào tạo % 55
- Công nhân kỹ thuật % 25
- Trung cấp chuyên nghiệp % 14
- Đại học, cao đẳng % 16
6 Lao động chưa qua đào tạo % 45
7 Tỷ lệ thất nghiệp % 4,46
8 Tỷ lệ sử dụng thời gian lđ nông thôn % 88,00
(Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)
Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động khu vực. Nguồn lao động ở đây chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ và nội vùng, do đó phát triển đa dạng loại hình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tình trạng di cư hiện nay.
Mặt khác, thành phố Thái Nguyên đang là trung tâm đào tạo lớn của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi phía Bắc. Tại đây có gần 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có Đại học Thái Nguyên là trường đào tạo đa ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương và các tỉnh trong cả nước.
Về thu nhập
Thành phố Thái Nguyên đã thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tăng cường vốn và các cơ sở vật chất kỹ thuật đưa nền kinh tế phát triển và bền vững.
GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 19,49 triệu đồng/năm, năm 2009 đạt 25,09 triệu đồng; năm 2010 dự tính đạt 30 triệu.
Với kết quả trên Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có bình quân thu nhập đầu người khá cao so với cả nước. Với đà phát triển như trên, trong tương lai, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh Thái Nguyên cùng
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thành phố thái Nguyên sẽ có những tiến bộ vượt bậc về Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm vùng Việt Bắc. Đồng thời, thành phố giữ vai trò chủ đạo là trung tâm dịch vụ và liên kết phát triển với các vùng xung quanh.
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố năm 2007-2009
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Độ tăng (%) 2008/2007 2009/2008 2007-2009 1 GTGT theo giá so sánh (tỷ) 2.375,4 2.767,4 3.109,8 16,50 12,37 14,42 1.1 Dịch vụ 961,5 1.137,7 1.304,7 18,33 14,68 16,49 1.2 CN + XD 1.300,6 1.507,4 1.676,6 15,90 11,22 13,54
1.3 Nông, Lâm, Ngư
nghiệp 113,3 122,3 128,5 7,94 5,07 6,50
2 GTGT theo giá hiện
hành (tỷ) 4.495,6 5.341,1 7.018,4
2.1 Dịch vụ 2.031,6 2.431,3 3.290,5
2.2 CN + XD 2.235,2 2.590,4 3.353,2
2.3 Nông, Lâm, Ngư
nghiệp 228,8 319,4 374,7
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2007,2008,2009 của UBND TPTN)
* Đánh giá chung về thực trạng phát triển của Thành phố
Mặt mạnh
Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, 1B và quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đang thi công đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác. Với vị trí gần vùng Hà Nội, Thành phố có nhiều điều kiện trở thành vệ tinh cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đây là lợi thế lớn cho quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên.
Trên địa bàn thành phố Thái nguyên có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử (đền thờ Đội Cấn, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chùa
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đán, hồ núi Cốc, vùng chè Tân Cương...) đã góp phần thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng...
Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của Thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.
Thành phố Thái Nguyên có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh.
Vai trò trung tâm của Thành phố đối với Tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Đây là cơ hội lớn cho việc phát triển Thành phố trong tương lai.