1.2. Kinh nghiệm từ lịch sử pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam và pháp
1.2.2. Quyết định truy tố bị can theo luật tố tụng hình sự của một nước trên thế
thế giới
Theo BLTTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 199625
:
25 Những mơ hình TTHS điển hình trên thế giới, NXB Hồng Đức, năm 2012; BLTTHS Trung Hoa năm 1996, Nguyên bản tiếng anh đăng trên website: http://chinacourt.org của toà án nhân dân tối cao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Thông tin khoa hoc kiểm sát, Viện khoa hoc kiểm sát, Số 3; 4/2007.
Quá trình giải quyết VAHS theo BLTTHS Trung Hoa chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn trước khi xét xử và Giai đoạn xét xử.
- Giai đoạn trước khi xét xử là các hoạt động điều tra, truy tố. CQĐT giữ vai trò chủ đạo trong họat động điều tra các tội phạm trừ khi pháp luật có quy định khác (Điều 18 BLTTHS TQ). Cơ quan VKS ở Trung Quốc có vai trò giống như VKS của Việt Nam đối với hoạt động điều tra, VKS thực hiện giám sát đối với hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật dựa trên nền tảng Hiến pháp. Khi CQĐT kết thúc điều tra một vụ án thì gửi văn bản kiến nghị truy tố kèm theo bằng chứng trong
hồ sơ để KSV quyết định nên truy tố hay đình chỉ26. Sau khi nhận hồ sơ do CQĐT
chuyển cho VKS, thì VKS xem xét vụ án, nếu thấy cần thiết phải điều tra bổ sung thì VKS có quyền trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung. Điều này tương tự với quy định của pháp luật TTHS ở Việt Nam.
- Khi VKS nhận được hồ sơ vụ án từ CQĐT thì phải xem xét và quyết định vụ án có nên đưa ra xét xử hay khơng. Để quyết định truy tố bị can thì cần phải xem xét thoả mãn các điều kiện: các tình tiết phạm tội của nghi phạm là rõ ràng; chứng
cứ được xác nhận đầy đủ; phải truy cứu trách nhiệm hình sự27. Văn bản quyết định
việc truy tố là bản cáo trạng được ban hành sau khi VKS thẩm tra vụ án để làm rõ các tình tiết: (1) tình tiết, sự việc phạm tội có rõ ràng hay khơng, chứng cứ có đáng tin cậy và đầy đủ hay khơng, việc buộc tội và tính chất của tội phạm có được xác định đúng hay khơng; (2) có bỏ lọt hành vi phạm tội và người phải truy cứu trách nhiệm hình sự nào khơng; (3) liệu vụ án có thuộc trường hợp khơng đến mức cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay khơng (4) liệu vụ án có liên quan đến vụ kiện dân sự hay không; và (5) liệu hoạt động điều tra vụ án có được tiến hành hợp pháp không28. Khi xét thấy các tình tiết phạm tội của nghi can đã xác định chắc chắn, chứng cứ là đáng tin cậy và đầy đủ và cần truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật, VKSND phải ra quyết định truy tố và tiến hành truy tố tại Tồ án nhân dân có thẩm quyền xét xử29.
- Như vậy, có thể thấy hoạt động truy tố của cơ quan công tố Trung Quốc cơ bản giống hoạt động truy tố của TTHS Việt Nam trong quá trình giải quyết VAHS. Quyết định truy tố bị can theo BLTTHS Trung Quốc là bản cáo trạng và bản cáo
26 Điều 129 Bộ luật TTHS Trung Hoa.
27 Điều 141 Bộ luật TTHS Trung Hoa.
28 Điều 137 Bộ luật TTHS Trung Hoa.
29
trạng phải nêu đầy đủ các tình tiết, chứng cứ phạm tội rõ ràng, danh sách chứng cứ
và nhân chứng cũng như bản sao hoặc ảnh của các chứng cứ quan trọng30.
Bản cáo trạng theo BLTTHS Trung Hoa phải nêu các chứng chứ chứng minh tội phạm, các tình tiết cấu thành tội phạm, nêu lên sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời, luật TTHS Trung Quốc tồn tại quy định miễn truy tố và không truy tố, tạo điền kiện linh hoạt cho cơ quan VKS khi quyết định việc truy tố hoặc không truy tố31.
Theo BLTTHS Cộng hòa liên bang Đức năm 200132 :
- Theo pháp luật TTHS Đức thì Cơng tố viên là người chỉ huy hoạt động điều tra33, quyết định việc khởi tố và kết thúc việc tiến hành tố tụng. Cơng tố viên có trách nhiệm thu thập các chứng cứ buộc tội và cả chứng cứ gỡ tội, đảm bảo các chứng cứ đó đầy đủ, rõ ràng, được thu thập theo đúng trình tự mà pháp luật quy định34
- Khi kết thúc giai đoạn điều tra, Công tố viên phải quyết định có tiếp tục tiến hành tố tụng trước Tồ án hay khơng. Nếu tiếp tục hoạt động tố tụng đối với vụ án tức hoạt động truy tố thì sẽ lựa chọn Tồ án để xét xử. Khi quyết định truy tố, Công
30 Điều 150 Bộ luật TTHS Trung Hoa
31 VKS quyết định không truy tố trong những trường hợp sau:
+ Trường hợp hoàn tồn khơng cần truy tố. Việc này liên quan tới miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau :
(1) Hành vi vi phạm rõ ràng là không đáng kể, không gây nguy hại lớn, và do đó khơng bị coi là tội phạm; (2) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Được miễn hình phạt theo một quyết định ân xá đặc biệt;
(4) Tội phạm bị xử lý dựa trên cơ sở khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng khơng có khiếu nại, tố cáo hoặc đã rút khiếu nại, tố cáo;
(5) Nghị can hoặc bị cáo đã chết;
(6) Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của các luật khác.
Nếu đã tiến hành điều tra thì phải đình chỉ vụ án, hoặc khơng truy tố, đình chỉ việc xét xử hoặc tun vơ tội. + Trường hợp miễn truy tố theo nhận định của VKS sau khi xem xét giữa lợi ích cơng cộng, chi phí thủ tục hoặc lợi ích cải tạo người vị thành niên thì VKS có thể quyết định khơng truy tố.
+ Trường hợp khơng truy truy tố vì khơng đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội sau khi đã tiến hành trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu VKS vẫn cho rằng khơng có đủ chứng cứ và vụ việc không đáp ứng các điều kiện để truy tố thì VKS có thể quyết định không truy tố .
32 Bộ luật được dịch và xuất bản bởi Bộ Tư pháp cộng hòa liên bang Đức, Lawrence Schäfer và Gerhard Dannema xuất bản năm 2001.
33
Điều 161. Bộ luật TTHS Đức: Thông tin và việc điều tra
Để đạt được mục đích đã nói đến ở trên, Cơ quan Cơng tố có thể u cầu thơng tin từ tất cả các cơ quan nhà nước và có thể thực hiện tất cả các hoạt động điều tra, trực tiếp hoặc thơng qua các cấp có thẩm quyền và nhân viên trong lực lượng cảnh sát. Cấp có thẩm quyền và nhân viên trong lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ phải tuân thủ những yêu cầu của hay mệnh lệnh của Cơ quan Công tố.
34 Điều 160. Bộ luật TTHS Đức: Thủ tục điều tra
(1) Ngay sau khi Cơ quan Cơng tố có được thơng tin về việc tội phạm bị nghi ngờ đã được thực hiện thông qua tin báo hoặc các nguồn khác, Cơ quan Công tố sẽ phải xác minh các tình tiết để quyết định có khởi tố hay không.
(2) Cơ quan Công tố sẽ phải xác định cả những tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội và phải đảm bảo rằng những chứng cứ đó được thu thập một cách tồn diện.
(3) Cơ quan Công tố phải tiến hành điều tra cả những tình tiết quan trọng cho việc xác định hậu quả pháp lý. Để thực hiện việc đó, Cơ quan Cơng tố có thể có sự phối hợp của cơ quan hố trợ Toà án.
tố viên phải đánh giá chứng cứ nhằm mục đích quyết định xem lời buộc tội có khả năng được Tồ án chấp nhận hay khơng. Để đưa vụ án ra xét xử thì Cơng tố viên sẽ
đệ trình bản cáo trạng lên Tồ án có thẩm quyền35
.
- Bản cáo trạng36 gồm các nội dung như: tội danh bị buộc tội, hành vi bị truy tố, thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Như vậy, có thể thấy trong pháp luật TTHS Đức thì Cơng tố viên có quyền chủ động rất lớn trong việc thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố bị can. Khi quyết định truy tố bị can thì Cơng tố viên là người ban hành bản cáo trạng, nội dung bản cáo trạng ngắn gọn bao gồm những thông tin chủ yếu về bị can, hành vi bị truy tố và buộc tội, chứng cứ buộc tội. Mặt khác, việc thông báo bản cáo trạng đến bị
cáo do Thẩm phán Tòa án thực hiện37
.
Theo BLTTHS Nhật Bản 200938 :
- Giai đoạn tố tụng đầu tiên là điều tra do cảnh sát và các công tố viên tiến hành. Thơng thường thì cảnh sát tiến hành điều tra ở giai đoạn ban đầu. Tiếp theo là điều tra bổ sung của các công tố viên.
- Khi điều tra xong một vụ án thì Cảnh sát tư pháp chuyển hồ sơ và bằng chứng cho Công tố viên trừ phi cơng tố viên có u cầu khác. Sau đó, Cơng tố viên tiến hành truy tố hoặc từ chối. Như vậy, cả hai đều có quyền tiến hành các hoạt động điều tra khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, vai trị chính trong hoạt động điều tra thuộc về cảnh sát tư pháp. Mối quan hệ giữa hai đối tượng này là mối quan hệ hợp tác. Chỉ trong một số trường hợp hạn hữu, các cơng tố viên mới có thể có những chỉ thị chung và cần thiết đối với các các bộ cảnh sát tư pháp. Các chỉ thị này chủ yếu liên quan đến các chuẩn mực chung của một cuộc điều tra được coi là hợp chuẩn và các vấn đề khác cần thiết để hồn tất việc truy tố. Tóm lại, cơng tố viên có quyền chỉ thị cho một cán bộ cảnh sát tư pháp và yêu cầu cán bộ này hỗ trợ công tố viên trong hoạt động điều tra, nếu công tố viên cho rằng điều này là cần thiết cho vụ án mà mình tiến hành hoạt động điều tra. Trong trường hợp này, cán bộ cảnh sát tư
35 Điều 199. Quyết định mở thủ tục chính thức
(1) Tịa án có thẩm quyền đối với phiên tịa chính thức sẽ quyết định thủ tục chính thức có được bắt đầu hay khơng hoặc các thủ tục đó có bị chấm dứt theo qui định của pháp luật hay không.
(2) Bản cáo trạng sẽ phải bao gồm yêu cầu mở thủ tục chính thức. Vụ án sẽ được chuyển tới Tòa án cùng với bản cáo trạng.
36 Điều 200 Bộ luật TTHS Đức
37 Điều 201 Bộ luật TTHS Đức
38
pháp phải tuân thủ các đề xuất và chỉ thị của công tố viên (Điều 193 BLTTHS Nhật
Bản)39. Như vậy, hoạt động điều tra trong TTHS Nhật Bản phải theo chỉ đạo, chỉ
huy của Công tố viên, trong pháp luật TTHS Việt Nam thì KSV chỉ có quyền đề ra yêu cầu điều tra, định hướng điều tra nếu ĐTV khơng thực hiện thì mới kiến nghị, yêu cầu thay đổi ĐTV hoặc KSV chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thấy cần thiết và trong một số trường hợp nhất định.
- Về nguyên tắc truy tố trong TTHS Nhật Bản: Trong TTHS Nhật Bản có
nguyên tắc được gọi là nguyên tắc cơ hội40, nguyên tắc này được lập ra để đảm bảo
sự công bằng, công lý và vơ tư trong truy tố bị cáo hình sự đồng thời đem lại cho bên truy tố quyền hỗn truy tố vì mục đích nhân đạo nhất định. Thơng thường, Cơng tố viên có quyền tự quyết rất lớn khi xử lý án hình sự. Chính họ sẽ quyết định truy tố hay ngừng truy tố, hay nói một cách đơn giản là theo nguyên tắc ngày công tố phải thực thi quyền tự quyết định truy tố một cách hợp lý và có thể quyết định khơng đưa một người ra tồ nếu việc làm đó là bất cơng hoặc nói theo cách khác là khi không cần thiết truy tố hoặc trừng phạt một người do đặc điểm, độ tuổi hoặc hoàn cảnh, bên truy tố bị cấm khơng được tìm cách xét xử hình sự. Đơi khi, một người phạm tội không đáng kể nhưng họ phải chịu mất mát cá nhân khủng khiếp đến nổi nếu bị trừng phạt thêm thì sẽ là khơng cơng bằng. Mức độ phạm tội có thể rất nhỏ và hình phạt đưa ra sẽ là khơng hợp lý khi bị cáo chính là nạn nhân của hồn
cảnh khơng may41. Như vậy, nguyên tắc truy tố của TTHS Nhật Bản là không phải
bắt buộc truy tố bị cáo trong mọi trường hợp khi hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội không đáng kể hoặc xét về đặc điểm nhân thân người phạm tội khi không cần thiết phải truy tố đưa người phạm tội ra toà án để xét xử.
- Việc truy tố công khai được thực hiện bởi công tố viên thông qua việc nộp văn bản cáo trạng lên tồ án có thẩm quyền. Cáo trạng phải bao gồm các nội dung: Tên bị cáo và những vấn đề khác mang tính đặc điểm riêng của bị cáo; Những tình
39 Điều 193. Trong phạm vi thẩm quyền, cơng tố viên có thể đưa ra chỉ đạo chung cần thiết cho cảnh sát liên quan đến việc điều tra. Chỉ đạo chung trong trường hợp này có thể dưới hình thức các ngun tắc chung liên quan đến các vấn đề cần thiết để tiến hành điều tra phù hợp và để thực hiện việc truy tố.
2. Trong phạm vi thẩm quyền, cơng tố viên có thể thực hiện việc chỉ huy cần thiết đối với cảnh sát bằng cách mời họ đến hợp tác điều tra.
3. Trường hợp cần thiết cho việc tự mình điều tra, cơng tố viên có thể ra lệnh cho cảnh sát và yêu cầu họ trợ giúp trong điều tra.
4. Trong trường hợp của ba đoạn trên, cảnh sát phải tuân theo sự chỉ đạo và chỉ huy của công tố viên.
40 Điều 248 Bộ luật TTHS Nhật Bản: Trường hợp không cần thiết truy tố do đặc điểm, tuổi, và hoàn cảnh của người phạm tội, mức độ và điều kiện của tội phạm cũng như các hoàn cảnh sau khi phạm tội, việc truy tố có thể khơng được thực hiện.
41
tiết cấu thành tội phạm bị truy tố; tội danh và các quy định áp dụng của điều luật42. Như vậy, quyết định truy tố bị can theo luật TTHS Nhật Bản là bản cáo trạng. Nội dung bản cáo trạng chỉ bao gồm những vấn đề cơ bản như: tên bị can bị truy tố, đặc điểm nhân thân, những tình tiết cấu thành tội phạm bị truy tố, tội danh và điều luật áp dụng. Đồng thời, TTHS Nhật Bản cũng tồn tại nguyên tắc “tùy nghi truy tố”.
Theo BLTTHS Nga năm 200143 :
- Tại Nga, quá trình giải quyết VAHS theo luật TTHS phân chia thành các giai đoạn như ở Việt Nam: khởi tố, điều tra, buộc tội chính thức (truy tố) và xét xử. Theo luật TTHS Nga, trong quá trình tiến hành TTHS đối với vụ án, người bị tình nghi phạm tội có thể nhận tội dưới một số hình sự khác nhau và tương ứng với mỗi hình thức có thể sẽ có sự khác biệt nhất định trong tiến trình tố tụng. Các hình thức nhận tội có thể được chấp nhận: (1) chủ động tự thú, (2) hòa giải với người bị hại, (3) miễn, giảm một phần hay toàn bộ TNHS, (4) nhận tội, (5) nhận tội qua một thỏa thuận hợp tác với cơ quan THTT.
- Trong hoạt động điều tra thì CQĐT ở Nga có vai trị quan trọng nhất trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Khi kết thúc điều tra, tất cả các bên và đặc biệt là bị cáo phải có cơ hội xem xét lại tồn bộ hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung nếu họ
muốn44. Tiếp theo, tuyên bố chính thức kết thúc cuộc điều tra được đưa ra bởi điều
tra viên. Tại thời điểm này, điều tra viên phải đưa ra những lời buộc tội chính thức để trình bày với Cơng tố viên hoặc phải hủy bỏ những lời buộc tội. Khi có kết quả điều tra sơ bộ, cơng tố viên phải đảm bảo các cáo buộc được đưa ra một cách đầy đủ