Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Quyết định truy tố bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 76)

2.2. Thực tiễn về quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, quy định của pháp luật TTHS hiện hành cũng như thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS trong việc quyết định

80 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND huyện Thống Nhất năm 2017 số 65/BC-VKS ngày 30/11/2017, năm 2018 số 67/BC-VKS ngày 30/11/2018, năm 2019 số 75/BC-VKS ngày 30/11/2019

81

Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn số 01/QĐ ngày của CQĐT Công an huyện Thống Nhất, Quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn số 11/QĐ ngày 14/01/2020 của VKSND huyện Thống Nhất đối với bị can Nguyễn Văn H về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm d khoản 1 Điều 173 BLHS; Quyết định hủy bỏ áp dụng thủ tục rút gọn số 01/QĐ ngày 30/01/2020 đối với vụ án số ngày của TAND huyện Thống Nhất với lý do Nguyễn Văn H có tiền án, tiền sự.

truy tố bị can của VKS vẫn còn bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế. những tồn tại, hạn chế nói trên về cơ bản xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, nguyên nhân về pháp luật:

- Pháp luật TTHS nước ta tách hoạt động điều tra và truy tố làm hai giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết VAHS và do những chủ thể khác nhau đảm nhiệm và thực hiện nhưng lại có vai trị khác nhau trên con đường đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Mặc dù pháp luật có quy định hoạt động điều tra của CQĐT phải chịu sự kiểm sát của VKS, nhưng thực tế là CQĐT không trực thuộc VKS và VKS không phải cơ quan cấp trên của CQĐT nên không thể chỉ đạo trực tiếp được CQĐT mà chỉ định hướng, yêu cầu điều tra bằng văn bản hoặc lời nói thơng qua mối quan hệ phối hợp liên ngành nên dẫn đến tình trạng kết quả điều tra có khi khơng phục vụ hoạt động truy tố nhưng khi quyết định việc truy tố bị can thì VKS phải căn cứ vào bản KLĐT, đề nghị truy tố và HSVA của CQĐT chuyển cho VKS. Mặt khác, việc yêu cầu điều tra chỉ được thực hiện sau khi CQĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhưng việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can phải được VKS thực hiện trong thời hạn 03 ngày nếu các tài liệu trong HSVA không đủ căn cứ thì VKS có quyền u cầu CQĐT bổ sung nhưng BLTTHS không quy định thời hạn CQĐT bổ sung tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của VKS khi phê chuẩn khởi tố bị can trong khi pháp luật không quy định trường hợp CQĐT thực hiện không đúng yêu cầu điều tra của VKS thì có được

KLĐT, đề nghị truy tố hay khơng82. Như vậy, có thể hiểu VKS có quyền và “nghĩa

vụ” phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT như phê chuẩn quyết định khởi tố bị

can, lệnh tạm giam, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt bị can để tạm giam.... và chịu trách nhiệm với việc phê chuẩn đó. Điều này làm cho hoạt

động truy tố trở nên không thực quyền, không chủ động và độc lập, tạo ra sự “đã

rồi”, tạo ra sự cắt khúc giữa điều tra và truy tố, VKS “bắt buộc” phải sử dụng “kết quả lao động” không phải do mình “tạo ra” để làm cở sở cho việc ban hành quyết

định truy tố bị can trong khi CQĐT và VKS cùng trách nhiệm phát hiện tội phạm và chỉ có VKS mới là cơ quan có trách nhiệm truy tố người phạm tội ra Tòa án để xét xử và chịu trách nhiệm chính khi truy tố khơng đúng người, đúng tội và nhất là tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm, hoạt động điều tra là để phục vụ cho hoạt động truy tố, buộc tội bị can tại phiên tòa, nội dung quyết định truy tố dựa trên kết quả điều tra của CQĐT, VKS không thể ban hành quyết định truy tố bị can khi CQĐT chưa KLĐT và

82

cũng không thể truy tố bị can về hành vi mà không được CQĐT kết luận điều tra và đề nghị truy tố. BLTTHS 2015 không quy định trường hợp khi quan điểm của VKS về tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với bị can khác với tội danh và khung hình phạt trong bản KLĐT, đề nghị truy tố của CQĐT (tính cả 02 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung) thì phải xử lý như thế nào dẫn đến tình trạng nội dung cáo trạng phải bị phụ thuộc vào bản KLĐT, đề nghị truy tố và HSVA của CQĐT. Trong khi, nếu cáo trạng truy tố bị can với tội danh, khung hình phạt khác với KLĐT của CQĐT thì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Điều này, làm cho bản cáo trạng của VKS mất đi tính chủ động, đặc thù của mình.

Mặt khác, trong thực tiễn việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một số tội phạm rất dễ bị nhầm lẫn giữa tội này hay tội khác nhất là đối với các tội xâm phạm về sở hữu vì nhận thức pháp luật giữa CQĐT và VKS là khác nhau dưới góc độ khoa học trong khi nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT với vai trò chủ đạo trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, trực tiếp áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động điều tra còn VKS chỉ với vai trò định hướng, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Mặc dù, khoản 1 Điều 167 BLTTHS và Điều 6 Thông tư liên tịch số 04/2018 ngày 19/10/2018 của liên ngành Bộ Công an - VKSNDTC - Bộ Quốc phòng quy định trách nhiệm của CQĐT phải thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS trong giai đoạn điều tra, truy tố nhưng khoản 2 của Điều luật lại quy định

“Đối với tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 của BLTTHS nếu khơng nhất trí thì CQĐT vẫn phải thực hiện”. Do đó, chỉ có hoạt động của VKS quy định tại khoản 4

và khoản 5 Điều 165 BLTTHS thì CQĐT phải chấp hành cịn các hoạt động khác thì pháp luật khơng quy định ràng buộc CQĐT phải thực hiện theo yêu cầu của VKS. Điều 236 BLTTHS quy định trong giai đoạn truy tố, VKS có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố, có quyền khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện cịn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra. Tuy nhiên, quy định như vậy thì VKS cũng khơng thể trở thành một CQĐT thực thụ được vì VKS chỉ tiến hành hoạt động điều tra để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ đối với HSVA do CQĐT thu thập để quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, nếu hoạt động điều tra của VKS làm thay đổi cơ bản tội danh và khung hình phạt đối

với bị can thì phải xử lý như thế nào thì pháp luật khơng quy định. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do trong BLTTHS không quy định VKS phải bắt buộc tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra như lấy lời khai bị can, bị hại, người làm chứng khi CQĐT thực hiện các hoạt động này. Trong khi cáo trạng của VKS phải viện dẫn các chứng cứ này để truy tố bị can.

- Quy định về nghĩa vụ chứng minh tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền THTT khơng thống nhất với nội dung của nguyên tắc xác định sự thật vụ án. Nhiệm vụ chứng minh tội phạm đặt ra yêu cầu cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là phải xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội của người bị buộc tội. Tuy nhiên, ở giai đoạn điều tra, CQĐT không phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can trong trường hợp tội của bị can thay đổi từ khoản nhẹ hơn sang khoản nặng hơn trong cùng một điều luật; ở giai đoạn xét xử, Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật (bao gồm cả trường hợp khoản khác nặng hơn khoản đã truy tố), thậm chí có thể xét xử theo tội nặng hơn tội mà VKS đã truy tố (sau khi đã trả hồ sơ cho VKS truy tố lại nhưng VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ban đầu) nhưng VKS lại không được kết luận theo khoản khác nặng hơn khoản đã truy tố, không được kết luận theo tội khác nặng hơn tội đã truy tố, dù kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa có thể làm thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội so với thời điểm truy tố. Tại phiên tòa, bổ sung nội dung cáo trạng truy tố theo hướng nặng hơn lại khơng được chấp nhận vì ngun tắc khơng làm xấu đi tình trạng của bị can tại phiên tịa. Mặt khác, VKS khơng được truy tố bị can nặng hơn tội danh đã khởi tố sau khi nhận được HSVA của CQĐT trong khi Tòa án được xét xử nặng hơn tội danh VKS truy tố, khác tội danh VKS truy tố, bằng hoặc nhẹ hơn tội danh trong cùng một điều luật BLHS mà VKS truy tố theo Điều 298 BLTTHS. Trong khi trách nhiệm chứng minh theo Điều 85 BLTTHS thì CQĐT, VKS, Tịa án đều có trách nhiệm như nhau. Điều này làm cho hoạt động truy tố trở thành khâu trung gian giữa điều tra và xét xử, quyết định truy tố không chủ động và độc lập trong khi trách nhiệm chứng minh tội phạm của từng CQĐT, VKS, Tòa án là như nhau theo quy định của BLTTHS.

Đối với hình thức và nội dung cáo trạng theo Điều 243 BLTTHS thì bản cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Quy định như vậy là dài, khơng thực chất và hiệu quả vì

các tình tiết như trên đã được CQĐT kết luận trong bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo Điều 233 BLTTHS và nội dung Điều 233 quy định bản KLĐT của CQĐT hoàn toàn giống với nội dung cáo trạng của VKS dẫn đến tình trạng bản cáo trạng là “bản sao” của bản KLĐT và làm cho việc áp dụng không thống nhất khi ban hành cáo trạng. Trong khi, Điều 26 BLTTHS quy định tài liệu, chứng cứ trong HSVA co VKS chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để xác định tội danh, hinh phạt, mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tịa chứ khơng phải bản cáo trạng của VKS. Như vậy, cáo trạng của VKS có thể hiểu chỉ là thủ tục đưa bị can ra Tòa án để xét xử chứ không phải là văn bản pháp lý của cơ quan công tố để cáo buộc tội phạm. Trong khi, nhiệm vụ của VKS là truy tố đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT và khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS cịn chưa có sự phân định rõ ràng. Quy định về nguyên tắc trách nhiệm THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự tại Điều 20 BLTTHS năm 2015 thể hiện rõ sự không rành mạch trong việc phân định nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi thực hiện hai chức năng này, đồng thời các quy định khác về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó viện trưởng, KSV tại các Điều 41, 42 BLTTHS năm 2015 cũng khơng xác định chính xác khi nào thì những người này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để THQCT và khi nào thì thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát hoạt động tư pháp. Việc này tuy không phải nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã nêu trên nhưng việc phân định rõ ràng, rành mạch nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp làm cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và nâng cao trách nhiệm của VKS khi ban hành quyết định truy tố bị can.

- Đối với thủ tục rút gọn khi giải quyết VAHS, BLTTHS 2015 quy định đã tương đối đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành thì các cơ quan THTT ít khi áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết VAHS mặc dù nhiều vụ án đủ điều kiện để áp

dụng vì thủ tục rút gọn ngoài việc thời hạn giải quyết VAHS ngắn hơn thủ tục thông thường nhưng việc chứng minh tội phạm vẫn phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như thủ tục thông thường trong khi BLTTHS 2015 không quy định các hoạt động chứng minh tội phạm, thu thập chứng cứ phải được rút ngắn về thời gian như: định giá tài sản, giám định thương tích, thu thập lý lịch bị can, trích lục tiền án, tiền sự…

Thứ hai, nguyên nhân khác:

- Trình độ, năng lực và nhận thức của một số cán bộ và KSV còn hạn chế là một trong những nguyên nhân khác dẫn đến thiếu sót trong việc truy tố của VKS trong giai đoạn truy tố. Trình độ, năng lực của KSV thể hiện việc đề ra yêu cầu điều tra có chất lượng để làm rõ được các vấn đề cần phải chứng minh theo Điều 85 BLTTHS. Trên cơ sở đó, đánh giá, phân tích các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội để đề xuất quan điểm truy tố bị can và dự thảo quyết định truy tố bị can để lãnh đạo phê duyệt.

- Một số cán bộ, KSV có trình độ, năng lực yếu kém nên khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản pháp luật cịn hạn chế, đánh giá tình tiết vụ án phiến diện, chỉ quan tâm đến các chứng cứ buộc tội, không xem xét tồn diện, đầy đủ các tình tiết khác và các thuộc tính của chứng cứ trong HSVA, không định hướng được hoạt động điều tra dẫn đến khi dự thảo cáo trạng truy tố thì nội dung cáo trạng thiếu logic, khơng chặt chẽ khi phân tích hành vi phạm tội của bị can theo các yếu tố cấu thành tội phạm, khi viện dẫn chứng cứ xác định hành vi phạm tội thì các chứng cứ này khơng đúng quy định của BLTTHS, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Điển hình là vụ Nguyễn Văn Đ ở Bình Phước, chứng cứ rất quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội của bị can Đ là lời khai của cháu Trần Ký Thảo, sinh ngày 15/7/2007 là con của bị hại Trần A Ửng, đây là người làm chứng trực tiếp duy nhất trong vụ án, quá trình lấy lời khai CQĐT có vi phạm trong việc mời người giám hộ, nhưng vẫn sử dụng tài liệu này làm chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can nêu trong cáo trạng83. Vụ Lưu Túy M, Tịa án tun khơng phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” tại Cà Mau, CQĐT không trưng cầu giám định pháp y tâm thần

Một phần của tài liệu Quyết định truy tố bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)