3.1. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng trong việc ban hành quyết định truy tố bị can bị can
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định pháp luật về quyết định truy tố bị can của VKS như đã trình bày ở trên đề ra yêu cầu về việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động THQCT trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố là vấn đề trọng tâm đối với quyết định truy tố bị can của VKSND vì hoạt động THQCT của VKS từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm đến giai đoạn truy tố kết thúc bằng quyết định truy tố hoặc không truy tố. Việc nâng cao chất lượng công tác THQCT trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố chính là nâng cao chất lượng quyết định truy tố bị can. Đồng thời, nâng cao hiệu quả ban hành quyết định truy tố bị can của VKS trong giai đoạn truy tố chính xác, khách quan nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Khi truy tố bị can phải đảm bảo là có căn cứ, khơng truy tố oan sai, khơng có trường hợp VKS truy tố Tịa tun khơng phạm tội, không bỏ lọt tội phạm. So với tổng số bị cáo VKS đã truy tố và Tịa án xét xử thì số bị cáo Tịa án tun khơng phạm tội là khơng lớn, nhưng hậu quả của việc truy tố oan sai thì rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín và lịng tin của nhân dân đối với ngành kiểm sát. Trước yêu cầu đổi mới của ngành kiểm sát nhân dân theo hướng cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-BCT của Bộ Chính trị, Nghị quyết 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự và Chỉ thị số 04/CT- VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng VKSND Tối cao, đòi hỏi VKSND các cấp phải truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp VKS truy tố, Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy để điều tra, truy tố và xét xử lại cần xuất phát và thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động THQCT nói chung và quyết định
những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra. Chủ trương cải cách tư pháp đã được nêu rõ trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tậm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/20110 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS, CQĐT theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Báo cáo số 35/BC-CCTP ngày 12/3/2014 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Ban Chấp hành trung ương về việc Báo cáo Tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chính vì vậy, các giải pháp nâng cao chất lượng THQCT nói chung trong đó có việc ban hành quyết định việc truy tố bị can của VKS phải được quán triệt đúng đắn, toàn diện, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đã được thể hiện trong các văn kiện này.
Một trong những chủ trương quan trọng của cải cách tư pháp đã được quán triệt trong Nghị quyết 08- NQ/TW, Nghị quyết 49- NQ/TW và Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng là yêu cầu về việc VKS phải nâng cao hơn nữa chất lượng
THQCT. Nghị quyết số 08- NQ/TW năm 2002 của Bộ Chính trị xác định: "Hoạt
động công tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng nhằm bảo đảm khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội... Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”. Đặc biệt, Nghị quyết số 49 nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp là phải "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa
xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Việc nâng cao chất lượng
tranh tụng tại phiên tịa khơng liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn nhưng quyết định truy tố bị can là căn cứ cho việc mở phiên tòa của Tòa án, là giới
hạn xét xử của Tòa án và là trung tâm của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Quyết định truy tố bị can phản ánh đúng bản chất của vụ án theo các tài liệu trong HSVA được thu thập là tạo điều kiện cho hoạt động tranh tụng giữa các bên được thực hiện hiệu quả, phán quyết của Tịa án căn cứ chính xác kết quả tranh tụng để có một bản án xử phạt bị can đúng người, đúng tội. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quyết định truy tố bị can là một trong các giải pháp đáp ứng được những yêu cầu nói trên của chiến lược cải cách tư pháp.
Thứ hai, nâng cao chất lượng việc ban hành quyết định truy tố bị can phải
phù hợp với quy định trong Hiến pháp, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật tố tụng hình sự và hệ thống pháp luật nói chung:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản pháp luật khác phải thống nhất
với các quy định trong Hiến pháp. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định "Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp". Trên cơ
sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 đã thể chế hóa thành các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát”. Tuy nhiên, Điều 20 BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm THQCT và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong TTHS chưa thống nhất với quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức VKSND 2014. Đồng thời, chưa có sự phân định rõ ràng giữa chức năng THQCT và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo Hiến pháp 2013, thì VKS có chức năng “kiểm sát hoạt động tư pháp” chứ không phải “kiểm sát việc tuân theo pháp luật”; Điều 4 Luật Tổ chức VKSND 2014 quy định: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp…”. Việc thống nhất thuật ngữ “kiểm sát hoạt động tư pháp” và “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS” không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn nhưng việc thống nhất thuật ngữ của tên gọi nguyên tắc là cơ sở, định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong hoạt động truy tố vì VKS là chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất khi quyết định truy tố bị can trước Tịa án. Chính vì vậy, các giải pháp nâng cao chất lượng quyết định truy tố bị can ngoài việc phải phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKS đã được ghi nhận trong Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự.
Thứ ba, nâng cao chất lượng việc ban hành quyết định truy tố bị can phải
phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền con người trong TTHS theo tinh thần Hiến pháp 2013.
Hoạt động tư pháp hình sự là một trong những hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền con người, do các cơ quan được nhà nước trao những quyền năng pháp lý thực hiện nên dễ xảy ra việc lạm quyền và vi phạm các quy định về bảo vệ quyền con người. Chính vì thế, u cầu của việc nâng cao chất lượng THQCT nói chung và hoạt động truy tố nói riêng trong q trình giải quyết vụ án hình sự khơng thể tách rời yêu cầu bảo đảm quyền con người. Những sai phạm trong TTHS thường để lại những hậu quả hết sức nặng nề, khó khắc phục vì chế tài hình sự có tính chất nghiêm khắc, có thể quyết định số phận pháp lý của một con người, một pháp nhân cụ thể. Vì vậy, yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm nhanh chóng, kịp thời, chính xác phải thống nhất với u cầu về việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rõ “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... ”. Quyết định truy tố bị can của VKS là văn bản pháp lý quyết định sinh mệnh
chính trị của một con người, có khả năng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của một con người. Do đó, khi quyết định truy tố một ai đó thì VKS phải xem xét, cân nhắc giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đạt được để ban hành quyết định truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và cũng phải thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật XHCN trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.
Vì vậy, các giải pháp nâng cao chất lượng quyết định truy tố bị can được đề xuất trên cơ sở bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp 2013.
Thứ tƣ, nâng cao chất lượng việc ban hành quyết định việc truy tố bị can
phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm:
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm với sự gia tăng số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng các cơ quan THTT các cấp, trong đó có VKS đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về cơ bản hoạt động truy tố bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; việc truy tố của VKS đã khắc phục được tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra; nhờ đó tình hình oan, sai đã được hạn chế đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư
pháp, u cầu của Hiến pháp năm 2013 thì cơng tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS nói chung và khi quyết định truy tố bị can cịn có hạn chế, vi phạm, dẫn đến Tịa án tun khơng phạm tội và hủy án để điều tra, xét xử lại. Do vậy, để đảm bảo việc chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm là yêu cầu cấp thiết của ngành kiểm sát khi ban hành quyết định truy tố. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT khi quyết định việc truy tố bị can phải được đề xuất trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá được xu thế phát triển của tình hình tội phạm, xác định những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc để đề xuất giải pháp khắc phục. Đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật phải là những giải pháp ổn định, lâu dài, khắc phục được những tồn tại, hạn chế đã xảy ra trong công tác THQCT khi quyết định việc truy tố bị can. Đồng thời tiếp thu giá trị pháp lý quốc tế phù hợp với truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đề xuất về các giải pháp bảo đảm THQCT của VKS khi quyết định việc truy tố bị can như các giải pháp về nguồn lực, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng...phải tính tốn trên cơ sở đánh giá toàn diện, đúng đắn nguồn lực con người, nguồn ngân sách của ngành cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nói cách khác, những giải pháp được đề xuất phải có khả năng triển khai được trong điều kiện, hoàn cảnh của đất nước giai đoạn hiện nay và phù hợp với xu hướng phát triển pháp luật chung của thế giới.
Thứ năm, nâng cao chất lượng THQCT khi quyết định việc truy tố bị can
phải đảm bảo các nguyên tắc tố tụng hình sự:
Nhiệm vụ của VKS là đảm bảo mọi hành vi phạm tội khi bị phát hiện đều phải bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử với kim chỉ nam là không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Do đó, việc phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội ra trước Tịa án có được thực hiện tốt hay không trước hết phụ thuộc vào việc bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp với chức năng của VKS. Tuy nhiên, trong giai đoạn truy tố, bên cạnh các yêu cầu mang tính nguyên lý chung thì việc nâng cao chất lượng THQCT của VKS cần phải đảm bảo yêu cầu không ảnh hưởng đến các nguyên tắc tố tụng như nguyên tắc THQCT, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đốn vơ tội... Cần thấy rằng, CQĐT là chủ thể có vai trị chủ đạo ở giai đoạn điều tra dưới sự kiểm sát và định hướng điều tra của VKS, hoạt động điều tra là hoạt động chứng minh tội phạm, làm cơ sở và nền tảng cho hoạt động truy tố và xét xử, VKS chịu trách nhiệm cao nhất trong việc truy tố người phạm tội ra trước Tịa và bảo vệ sự buộc tội đó. Tuy các tài liệu do CQĐT thu thập
đều phải có sự giám sát của VKS nhưng VKS không làm thay chức năng của CQĐT với vai trò chủ đạo trong hoạt động điều tra. VKS là một trong các chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm, đảm bảo sự khách quan, toàn diện, đầy đủ trong việc chứng minh chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo tại phiên tịa. Chính vì thế, nâng cao chất lượng THQCT khi quyết định truy tố bị can của VKS không thể tách rời yêu cầu bảo đảm nguyên tắc xác định sự thật vụ án, ngun tắc suy đốn vơ tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
Thứ sáu, việc nâng cao chất lượng ban hành quyết định truy tố phải đảm bảo
tính kế thừa và phát triển các giá trị lập pháp trong lịch sử TTHS của nước ta từ năm 1945, các giải pháp đưa ra phải trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu các ý kiến trong giới khoa học pháp lý và các kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn quyết định truy tố bị can về nội dung, hình thức của quyết định truy tố và phải thể hiện được