Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Quyết định truy tố bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81)

3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nội dung của quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng

Nghiên cứu pháp luật TTHS một số nước trên thế giới thì thấy rằng, nội dung cáo trạng truy tố bị can thường ngắn gọn, chỉ nêu họ tên bị can, hành vi phạm tội bị truy tố, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm, đặc điểm nhân thân bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án, điều khoản truy tố. Nội dung cáo trạng theo quy định của BLTTHS các nước Nga, Đức, Nhật Bản, Mỹ không nêu rõ các tình tiết như diễn biến hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đã áp dụng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các tình tiết khác như Điều 243 BLTTHS Việt Nam hiện hành quy

định85. Mặt khác, lịch sử TTHS Việt Nam từng ghi nhận quy định về hình thức,

85 Điều 220 Bộ luật TTHS Liên Bang Nga quy định " Trong bản cáo trạng cần nêu rõ: họ tên bị can hoặc ác bị can; thông tin về nhân thân từng bị can; thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm; phương pháp, động cơ, nục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; điểm, khoản, điều ủa Bộ luật hình sự áp dụng". Cáo trạng do Dự thầm viên ký và ghi rõ thời gian, địa điểm lập cáo trạng.

Điều 200 Bộ luật TTHS Liên Bang Đức quy định nội dung cáo trạng: Bản cáo trạng sẽ phải chỉ rõ bị cáo bị buộc tội gì, hành vi mà bị cáo bị truy tố, thời gian, địa điểm xảy ra lội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật và điều khoản của BLHS được áp dụng.

nội dung của bản cáo trạng ngắn gọn, dễ áp dụng. Vì vậy, đây là kinh nghiệm để đề xuất sửa đổi quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về hình thức, nội dung của quyết định truy tố bị can.

Từ lý luận và thực tiễn những nội dung nghiên cứu trong chương 1 và chương 2 thì có thể thấy Quyết định truy tố là tiền đề quan trọng và là nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật với mục đích là truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai và bỏ lọt tội phạm, buộc người phạm tội phải chịu TNHS do hành vi vi phạm pháp luật hình sự của mình gây ra cho xã hội. Do vậy, để ban hành quyết định truy tố đạt hiệu quả cao, địi hỏi ngồi việc VKS phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong khi thực hiện chức năng THQCT trong các giai đoạn điều tra, truy tố và nâng cao việc áp dụng pháp luật để ra một quyết định truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Tịa án tun bản án có căn cứ, buộc bị cáo phải chịu hình phạt tương xứng với tội danh và khung hình phạt do VKS truy tố. Do đó, Điều 243 BLTTHS cần quy định về hình thức và nội dung bản cáo trạng cần súc tích, ngắn gọn và chắc chắn, chỉ nêu hành vi và tội danh truy tố, nêu rõ các chứng cứ trong HSVA đủ để chứng minh hành vi phạm tội của bị can, không nêu các nội dung khác như họ tên cha mẹ, anh, chị của bị can, xử lý vật chứng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các tình tiết khác khơng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội và thể hiện đúng nội hàm của bản cáo trạng là để lên tội trạng, nêu lên hành vi phạm tội của bị can, quan điểm của VKS về tội danh và khung hình phạt đối với bị can theo BLHS quy định để giảm thiểu sự rườm rà khơng cần thiết, tiết kiệm chi phí tố tụng và dễ áp dụng thống nhất trong thực tiễn, cụ thể như sau:

Điều 256 Bộ luật TTHS Nhật Bản quy định: "1. Việc truy tố được thực hiện bằng bản cáo trạng; 2. Bản cáo trạng gồm những nội dung sau: Tên và đặc điểm riêng của bị cáo; những sự kiện cấu thành tội phạm bị truy tố như thời gian, địa điểm và phương thức phạm tội, tội danh, các điều luật của Bộ luật hình sự được áp dụng".

Nguyên tắc 7 về cáo trạng của Bộ luật TTHS Mỹ quy định: Không phải mọi tội phạm đều phải bị truy tố bằng bản cáo trạng, mà một tội phạm phải bị truy tố bằng bản cáo trạng nếu bị phạt tử hình hoặc bị phạt tù từ một năm trở lên. Tuy nhiên một hành vi phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm trở lên có thể bị truy tố bằng thơng báo nếu bị cáo trong phiên tồ cơng khai và sau khi được tư vấn về bản chất của cáo buộc và các quyền của bị cáo khước từ việc truy tố bằng cáo trạng. Cáo trạng và thông báo phải bằng văn bản dễ hiểu, chính xác và nhất quán bao gồm các yếu tố cấu thành tội phạm và phải được luật sư Chính phủ ký mà khơng cần phải có mở đầu hoặc kết luận một cách chính thức. Một tội danh truy tố có thể kết hợp bằng một dẫn chiếu đến một cáo buộc tại một Tòa án khác. Một luận điểm truy tố có thể cho rằng phương thức phạm tội của bị cáo chưa được làm rõ hoặc tội phạm được thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức cụ thể. Đối với mỗi tội danh, bản cáo trạng hoặc thơng báo phải trích dẫn chính thức hoặc theo tập quán các luật, nguyên tắc, quy định, hoặc các quy định khác của luật mà được xác định là bị cáo vi phạm. Vì các mục đích của cáo trạng được đề cập tại Điều 3282 Chương 18, Bộ luật Mỹ, theo đó lai lịch của bị cáo chưa xác định được, có thể chấp nhận được đối với bản cáo trạng mô tả bị cáo là một người chưa rõ tên nhưng đã có tài liệu gen ADN cá nhân như thuật ngữ được định nghĩa tại Điều 3282.

- Việc ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội là phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi do bị can thực hiện theo BLHS và các vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS theo Điều 85 BLTTHS. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quan điểm của VKS thì hành phạm tội của bị can có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn KLĐT, đề nghị truy tố của CQĐT thì phải nhận định như thế nào trong bản cáo trạng. Trong khi, VKS có quyền điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ cho việc quyết định truy tố của mình sau khi nhận được bản KLĐT, đề nghị truy tố và HSVA của CQĐT nếu kết quả điều tra của VKS làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án so với nội dung KLĐT, đề nghị truy tố của CQĐT (tính cả hai lần VKS đã trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung). Mặc dù trường hợp này rất khó xảy ra trong thực tiễn nhưng quan điểm của tác giả muốn nhận mạnh đến tính độc lập, chủ động của VKS khi quyết định truy tố bị can vì VKS mới là cơ quan đưa bị can ra Tòa án để xét xử chứ khơng phải CQĐT. Vì vậy, việc ghi rõ diến biến hành vi phạm tội của bị can trong bản cáo trạng cần phải được hướng dẫn cụ thể theo hướng là quan điểm của VKS trên cơ sở HSVA và các tài liệu trong HSVA được VKS chấp nhận sử dụng làm chứng cứ chứ không phải quan điểm về tội danh và khung hình phạt trong bản KLĐT, đề nghị truy tố của CQĐT. Vì trong thực tiễn đã xảy ra trường hợp VKS truy tố bị can nhiều

hơn tội danh mà CQĐT đã KLĐT, đề nghị truy tố86

dẫn đến Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại.

- Việc việc dẫn chứng cứ xác định hành vi phạm tội trong bản cáo trạng: Quyết định truy tố là văn bản nêu lên tội trạng của bị can, nêu rõ các yếu tố cấu thành tội phạm theo BLHS quy định, lí do và căn cứ truy tố hành vi do bị can thực hiện vì sao phải bị xét xử về tội danh và khung hình phạt theo quy định của BLHS. Vì vậy, để đảm bảo nội dung cáo trạng khi nêu diễn biến hành vi phạm tội có căn cứ pháp luật, cần bổ sung Điều 243 Bộ luật TTHS bắt buộc phải ghi số bút lục hồ sơ vụ án đối với những chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội, việc trích dẫn bút lục trong cáo trạng giúp KSV thực hành quyền công tố tại phiên tịa có hiệu quả khi tranh luận, đối đáp với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để bảo vệ cáo trạng truy tố của VKS tại phiên tịa. Mặt khác, việc trích dẫn các chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can bằng số bút lục trong HSVA

86

Vụ án Nguyễn Minh Thắng bị VKSND quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy” nhưng CQĐT quận Gò Vấp chỉ KLĐT đề nghị truy tố Nguyễn Minh Thắng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Cấp phúc thẩm đã hủy án đối với vụ án này để điều, tra truy tố và xét xử lại (Thông báo rút kinh nghiệm số 04/TB-VC3-V1 ngày 06/3/2017 của VKSND cấp cao Tp. Hồ Chí Minh về việc án bị hủy để điều tra, truy tố, xét xử lại).

thể hiện quan điểm của VKS đối với các chứng cứ xác định có tội, các chứng cứ xác định vơ tội, các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Điều 51 BLHS, trong giai đoạn xét xử hoặc tại phiên tịa có những tình tiết mới đủ căn cứ để xác định nên trong bản cáo trạng khơng cần thiết phải nêu. Ví dụ: Trong q trình điều tra, bị can khơng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nhưng tại phiên tòa bị can lại thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm s Khoản 1 Điều 51 BLHS hoặc trong giai đoạn điều tra, truy tố, bị can không bồi thường thiệt hại nhưng trong giai đoạn xét xử bị can đã bồi thường cho bị hại và được bị hại làm đơn bãi nại về trách nhiệm dân sự thì đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS. Mặt khác, các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị can (nếu có trong giai đoạn điều tra, truy tố) sẽ được nêu trong phần luận tội của KSV tại phiên tòa. Đồng thời, KSV phải đưa ra các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lập luận của mình khi đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo tại phiên tịa theo Điều 322 BLTTHS. Vì vậy, việc nêu các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong cáo trạng là khơng cần thiết việc nêu có thể dẫn đến việc áp dụng khơng chính xác sau phần tranh luận tại phiên tòa.

- Về việc nêu lý lịch bị can thì khơng cần phải nêu họ tên cha mẹ, anh chị, vợ, con vì trong lý lịch bị can đã được CQĐT thu thập, xác minh thể hiện điều này. Đồng thời, tại phiên tịa thì Chủ tọa phiên tịa đã thẩm tra bị can về lý lịch của mình trong phần thủ tục bắt đầu phiên tịa. Có thể hiểu đặc điểm nhân thân của bị can là lý lịch tư pháp của bị can về tiền án, tiền sự, việc xóa án tích hoặc được coi như là chưa có án tích, chưa bị xử lý hành chính. Việc xác định đặc điểm nhân thân của bị can là đế phục vụ cho việc truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, thực hiện nguyên tắc cá thế hóa hình phạt và cũng là một trong các nội dung thể hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Trong thực tế đã có những bị can trong suốt quá trình điều tra khơng thế xác định được nhân thân của bị can, hoặc bị can không thành khẩn khai báo nhân thân, lý lịch của mình, gây khó khăn cho việc truy tố của VKS khi phải ghi rõ nội dung đặc điểm nhân thân của bị can và cũng là một trong các căn cứ để Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án không cần thiết, khơng đúng ngun tắc “Tịa án xét xử kịp thời” theo quy định của Hiến pháp và BLTTHS.

BLTTHS 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT ngày 22/12/2017 hướng dẫn việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của liên ngành tố tụng trung ương

VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phịng khơng quy định và hướng dẫn về trường hợp nếu khơng xác định được chính xác nhân thân, lý lịch của bị can, bị cáo hoặc đã xác định được nhưng tại phiên tịa có sự thay đổi theo lời khai của bị cáo thì giải quyết thế nào cho đúng quy định, không vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên việc ban hành cáo trạng gặp khó khăn về nội dung ghi rõ lý lịch, đặc điểm nhân thân của bị can. Vướng mắc này trên thực tế hiện dẫn đến hai quan điếm áp dụng khác nhau: quan điểm thứ nhất thì cho rằng cần trả hồ sơ đế điều tra bổ sung; quan điếm thứ hai thì nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can bằng các biện pháp nghiệp vụ để xác định được đối với bị can. Chúng tơi nhất trí với quan điểm thứ hai là nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can vì nếu có trả hồ sơ thì cũng khơng thể xác định được và làm kéo dài thêm q trình giải quyết vụ án, khơng phù hợp với nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời theo Điều 25 BLTTHS, gây bất lợi cho bị can, bị cáo.

- Đối với các nội dung khác như phân tích thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phạm tội không cần thiết phải đưa vào bản cáo trạng vì các nội dung này đã được thể hiện rõ trong phần luận tội và tranh luận của KSV tại phiên tòa theo Điều 321 BLTTHS. Mặt khác, các nội dung thủ đoạn, động cơ, mục đích của tội phạm thuộc mặt chủ quan của tội phạm đã được mô tả trong phần diễn biến hành vi phạm tội và các nội dung này chỉ có với những tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất khi VKS ban hành cáo trạng đối với hành vi phạm tội với lỗi vô ý.

- Về việc xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật thu giữ trong vụ án: Theo Điều 106 BLTTHS 2015 quy định thì việc xử lý vật chứng được thực hiện theo giai các đoạn tố tụng. Thực tiễn cho thấy, việc xử lý vật chứng thường được xử lý ở giai đoạn điều tra, do pháp luật hiện hành không quy định khi CQĐT ra quyết định xử lý vật chứng thì phải có ý kiến của VKS nên vẫn xảy ra tình trạng CQĐT tự ra quyết định xử lý vật chứng và tài liệu liên quan mà không thông báo hay tham khảo ý kiến của VKS dẫn tới có những trường hợp thất thốt những chứng cứ quan trọng của vụ án hoặc khơng cịn cơ sở để xác định lại. Ví dụ như đối với các vụ án về tai nạn giao thơng, CQĐT có thể trả phương tiện gây tai nạn cho chủ sở hữu. Đến khi cần thu thập những dấu vết trên chiếc xe theo yêu cầu của VKS hoặc của bị can, người liên quan thì khơng cịn vật chứng hoặc dấu vết trên vật chứng để thực hiện. Đây cũng là một bất cập cần được tháo gỡ vì vật chứng là một chứng cứ quan trọng khi thu thập dấu vết liên quan

Một phần của tài liệu Quyết định truy tố bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)