Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam đi vi việc giải quyết phá sản các tổ

2.2.3. Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Tổ QL, TLTS) trong thủ tục tố tụng phá sản có vai trị quản lý và tiến hành phân chia tài sản của DN, HTX mắc nợ cho các chủ nợ. Tổ QL, TLTS có nhiệm vụ như thống kê và giám sát việc sử dụng tài sản, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản của DN, HTX trong trường hợp cần thiết, lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ, nh ng người mắc nợ và số nợ phải đòi của DN, HTX, thực hiện phương án phân chia tài sản,...

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phụ trách việc phá sản TCTD ra quyết định thành lập Tổ QL, TLTS để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Thành phần Tổ QL, TLTS theo quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP vừa đảm bảo tính quyền lực nhà nước, tính dân chủ rộng rãi vừa đảm bảo tính chun mơn, chuyên nghiệp, hướng tới việc thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản đạt hiệu quả. Điều này được thể hiện trong quy định về thành phần Tổ QL, TLTS có sự tham gia của Chấp hành viên cơ quan thi hành án c ng cấp với Tịa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với vai trị là Tổ trưởng; cán bộ Tồ án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; đại diện cơng đồn, đại diện người lao động, đại diện của các chủ nợ và đặc biệt là sự tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Thêm vào đó, quy định về việc thành lập bộ phận giúp việc của Tổ QL, TLTS trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng phá sản có chi nhánh hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của chi nhánh của TCTD là một quy định rất thiết thực. Tuy nhiên, quy định về Tổ QL, TLTS của TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn cũng có một số vướng mắc nhất định.

Thứ nhất, quy định về sự tham gia của đại diện chủ nợ của TCTD trong Tổ QL, TLTS. Trong thủ tục giải quyết phá sản đối với bất cứ DN, HTX nào, vai trò

tham gia Tổ QL, TLTS của đại diện chủ nợ luôn rất quan trọng. Sự có mặt của đại diện chủ nợ trong Tổ QL, TLTS tạo ra cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về nh ng vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình quản lý, thanh lý tài sản. Bên cạnh đó, việc tham gia của chủ nợ trong Tổ QL, TLTS còn tạo ra cơ chế giám sát của chủ nợ đối với hoạt động của cơ quan này. Theo quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP, đại diện chủ nợ tham gia vào Tổ QL, TLTS là chủ nợ có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ. Quy định này là kết quả của sự tổng hợp quy định tại Điều 9 Luật Phá sản 2004 và hướng dẫn về thành phần Tổ QL, TLTS tại Điều 15 Nghị định 67/2006/NĐ-CP, tuy nhiên, khi áp dụng đối với việc giải quyết phá sản TCTD sẽ không ph hợp. Bởi, như chúng ta đều biết, khác với các doanh nghiệp thơng thường có số chủ nợ khơng đáng kể, số lượng chủ nợ của một TCTD là rất đơng đảo, có thể là hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người với số nợ lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó, số nợ của một chủ nợ (cho d đó là chủ nợ có số nợ lớn nhất) cũng chỉ chiếm phần rất nhỏ so với tổng số nợ của TCTD, vì vậy, nếu chỉ để một chủ nợ có số nợ lớn nhất đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ nợ là chưa thỏa đáng.

Thứ hai, quy định về sự tham gia Tổ QL, TLTS của đại diện cơng đồn, đại diện người lao động của TCTD. Luật Phá sản 2004 quy định trong trường hợp cần

thiết có đại diện cơng đồn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ QL, TLTS, Thẩm phán xem xét, quyết định118. Hướng dẫn thi hành điều khoản này, Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP quy định hai trường hợp cần thiết có đại diện cơng đồn, đại diện người lao động tham gia Tổ QL, TLTS là trường hợp “người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là đại diện của người lao động, đại diện cơng đồn” và trường hợp “cơng đồn có yêu cầu tham gia”. Tuy nhiên, Điều 6 Nghị định 05/2010/NĐ-CP chỉ quy định về sự có mặt của đại diện cơng đồn, đại diện người lao động trong Tổ QL, TLTS chỉ trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng phá sản có nợ lương hoặc các khoản nợ khác đối với người lao động mà không quy định về sự có mặt của các đại diện này trong trường hợp cơng đồn có u cầu tham gia119. Thiết nghĩ, quá trình giải quyết phá sản TCTD, trong mọi trường hợp ln có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, vì vậy, kể cả trong trường hợp người lao động không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD, vẫn cần có quy định để đại diện cơng đồn, đại diện người lao động được tham gia vào Tổ QL, TLTS.

Thứ ba, về thành phần Tổ QL, TLTS. Khi quy định về thiết chế quản lý, thanh

lý tài sản của DN, HTX là một tập thể, nhà lập pháp hướng tới việc đảm bảo sự

118 Xem điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật Phá sản 2004.

tham gia của đơng đảo các thành phần chủ thể có liên quan đến quá trình quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX. Tuy nhiên, một khi quy định thành phần của Tổ QL, TLTS với rất nhiều chủ thể đại diện cho nh ng cơ quan hoặc nhóm lợi ích khác nhau, trong khi các thành viên Tổ QL, TLTS đều phải kiêm nhiệm, lại thiếu quy định cụ thể về quy chế hoạt động, dẫn đến hoạt động của Tổ QL, TLTS được thực hiện không đầy đủ, tuỳ tiện, tự phát, làm chậm trễ tiến độ giải quyết công việc,120… Hơn thế n a, với một lĩnh vực kinh doanh đặc th như hoạt động ngân hàng, yêu cầu đặt ra là phải có nh ng người có am hiểu lĩnh vực hoạt động này, có năng lực chun mơn để kịp thời đưa ra các quyết định ph hợp có liên quan đến số phận của TCTD, đứng ra quản lý, thanh lý tài sản của TCTD cần thiết hơn nhiều so với việc đảm bảo đủ thành phần, cơ cấu của Tổ QL, TLTS theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)