2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam đi vi việc giải quyết phá sản các tổ
2.2.7. Tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng
Quyết định tuyên bố phá sản TCTD có hiệu lực pháp luật là căn cứ xác định TCTD đã chính thức bị phá sản. Quyết định này đánh dấu sự chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý của TCTD bị tuyên bố phá sản, tên của TCTD bị xóa khỏi sổ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Quyết định này cũng là căn cứ chấm dứt thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản, chấm dứt mọi quan hệ thanh toán nợ của TCTD bất kể khoản nợ đó có được thanh tốn hay khơng.
Theo quy định, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố TCTD bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản142. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án cũng có thể ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD nếu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tịa án ấn định, đại diện hợp pháp của TCTD nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khơng cịn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản, hoặc trong trường hợp sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, TCTD lâm vào tình trạng phá sản khơng cịn tài sản hoặc cịn nhưng khơng đủ để thanh tốn phí phá sản143
.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD, Tịa án có trách nhiệm gửi và thông báo công khai quyết định cho TCTD bị tuyên bố phá sản, Viện kiểm sát c ng cấp, các chủ nợ, nh ng người mắc nợ của TCTD và đăng trên báo địa phương nơi TCTD bị tun bố phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp. Chủ nợ, người mắc nợ của TCTD có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân c ng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản TCTD, trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày cuối c ng đăng báo quyết định tuyên bố TCTD bị phá sản. Nếu hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, mà khơng có khiếu nại, kháng nghị, quyết định tuyên bố phá sản TCTD có hiệu lực thi hành.
Luật Phá sản 2004 quy định thủ tục thanh lý tài sản trước khi ra quyết định tuyên bố phá sản DN, HTX là khơng hợp lý. Theo trình tự này, việc thanh lý tài sản của con nợ được coi là nội dung quan trọng hơn việc tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, tiến hành thanh lý tài sản của DN, HTX khi chưa có quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản đồng nghĩa với việc định đoạt tài sản của DN, HTX đang tồn tại hợp pháp trái với ý muốn của nó mà khơng có ngun nhân, lí do chính đáng144. Trong khi, về mặt lí luận, địi nợ theo thủ tục phá sản là hình thức địi nợ thơng qua việc yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với con nợ. Do vậy, tuyên bố DN, HTX bị
142 Xem Điều 44 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Điều 86 Luật Phá sản 2004.
143 Xem khoản 2 Điều 44 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Điều 87 Luật Phá sản 2004.
phá sản là tiền đề pháp lý cho việc thanh lý tài sản. Nói cách khác, phải tuyên bố phá sản với DN, HTX sau đó mới có lý do để thanh lý tài sản145
. Hơn thế n a, trong khi, việc thanh lý tài sản của DN, HTX và thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ là công việc phức tạp và mất rất nhiều thời gian, quy định Toà án ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản đồng thời quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, dẫn đến khó có thể xác định thời điểm hoàn thành một vụ phá sản. Quy định này, khi áp dụng đối với việc giải quyết phá sản TCTD đương nhiên cũng gặp phải hạn chế tương tự. Bởi, số lượng chủ nợ, con nợ của TCTD thường rất lớn, tài sản có, tài sản nợ của TCTD lại phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, để kết thúc thủ tục thanh lý tài sản, đưa ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, tuyên bố phá sản đối với TCTD là một việc rất khó khăn và tốn kém thời gian.
Trên đây, tác giả đã trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết phá sản các TCTD. Có thể thấy rằng, các quy định về giải quyết phá sản TCTD còn tồn tại khá nhiều bất cập, hạn chế. Các vướng mắc nêu trên, một phần xuất phát từ nh ng quy định trong Nghị định 05/2010/NĐ-CP, phần khác là do sự hạn chế trong chính quy định của Luật Phá sản 2004 mà bản thân các quy định về giải quyết phá sản TCTD khơng tự nó hồn thiện được. Trong nội dung tiếp theo của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), đặc biệt là Dự thảo mới nhất (Dự thảo 5) và pháp luật về giải quyết phá sản TCTD của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số kiến nghị góp phần hồn thiện quy định pháp luật về phá sản TCTD tại Việt Nam.