Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ chậm

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 32)

1.2. Mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ

1.2.1. Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ chậm

trễ có lý do chính đáng

Đương sự giao nộp chứng cứ chậm trễ có lý do chính đáng là trường hợp sau khi đã hết thời hạn giao nộp chứng cứ do Thẩm phán ấn định, thẩm phán đã mở phiên họp rồi mới giao nộp chứng cứ. Tuy nhiên, việc giao nộp chậm trễ này có lý do chính đáng, là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc nộp trễ.

BLTTDS 2015 không quy định trong khoảng thời gian sau khi mở phiên họp cho đến trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà đương sự giao nộp các tài liệu chứng cứ do tịa u cầu nhưng giao nộp trễ vì có lý do chính đáng. Trong khi đó, khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 chỉ quy định cho trường hợp sau khi Thẩm phán đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đương sự được trình bày tại phiên tịa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự. Về nguyên tắc, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (thẩm phán chưa ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử) mà có đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ mới thì phải mở phiên họp.

Xét trường hợp trước đó đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ đối với những tài liệu chứng cứ đã được các đương sự giao nộp theo yêu cầu của tòa án và đúng thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng trong thời gian chờ thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử lại có đương sự giao nộp chứng cứ mới nhưng chậm trễ vì có lý do chính đáng thì trong trường hợp này cần giải quyết như thế nào?

Thông thường, các thẩm phán sẽ thực hiện hết tất cả các biện pháp nghiệp vụ để thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ rồi sau đó mới mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và cơng khai chứng cứ. Với mục đích để các đương sự tiếp cận một cách toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự giao nộp

hoặc đối với các tài liệu, chứng cứ do tòa án thu thập được vừa tiết kiệm được thời gian và đồng thời đảm bảo đầy đủ thủ tục tố tụng. Thế nhưng cũng có những trường hợp đương sự giao nộp chậm trễ các tài liệu chứng cứ sau khi đã mở phiên họp vì có lý do khách quan như ốm đau, tai nạn,…; hoặc họ không biết phải giao nộp những chứng cứ đó vì trong thơng báo của tịa án khơng yêu cầu. Việc giao nộp tài liệu chứng cứ nói trên phải được coi là hợp pháp và tòa án phải nhận những chứng cứ này để xem xét. Xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm, nói chung lại có hai quan điểm chính sau đây:

Quan điểm thứ nhất: Mặc dù việc giao nộp bổ sung là trước khi ra quyết định

đưa vụ án ra xét xử, nhưng trước đó đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và cơng khai chứng cứ nên đương sự có quyền trình bày tại phiên tịa sơ thẩm mà Thẩm phán không phải mở lại phiên họp.

Quan điểm này có ưu điểm là khơng kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử, không dẫn đến vụ án để quá hạn. Nhưng quan điểm này lại có hạn chế là những chứng cứ mới do đương sự mới giao nộp, các đương sự khác khơng có điều kiện để tiếp cận trước khi mở phiên tịa, khơng được trình bày ý kiến, khơng có thời gian để chuẩn bị tham gia tranh tụng như chuẩn bị các ý kiến phản bác, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp .

Quan điểm thứ hai: Sau khi đã mở phiên họp mà đương sự giao nộp bổ sung

tài liệu chứng cứ mới chậm trễ vì lý do chính đáng thì thẩm phán phải xem xét để mở lại phiên họp nếu còn thời hạn chuẩn bị xét xử và chưa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Quan điểm này có ưu điểm là tạo điều kiện để cơng khai các tài liệu chứng cứ, các đương sự khác tiếp cận được những tài liệu chứng cứ mới do phía đương sự khác cung cấp; đương sự có ý kiến về các chứng cứ này, thẩm phán cũng có điều kiện để xem xét, kết luận về các chứng cứ mới được cung cấp. Ưu điểm lớn nhất là đảm bảo cho đương sự quyền tiếp cận chứng cứ. Đồng thời, đương sự có thời gian để chuẩn bị tham gia phiên tòa, họ còn có thời gian để quyết định có nên nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hay khơng.

Quan điểm này cũng có hạn chế là thời gian để giải quyết vụ án bị kéo dài vì cần thêm thời gian để chuẩn bị cho việc thông báo mở phiên họp, triệu tập đương sự tham gia phiên họp.

Quan điểm của tác giả: thống nhất với quan điểm thứ hai, trong khoảng thời

ra xét xử mà có đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ mới có lý do chính đáng thì thẩm phán phải tiến hành mở lại phiên họp. Tác giả theo quan điểm này bởi lẽ các lý do sau:

- Tài liệu chứng cứ do đương sự giao nộp là tài liệu chứng cứ mới, các đương sự khác chưa được tiếp cận và chưa được công khai.

- Đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ trong khoảng thời gian này mà ở phiên họp là phù hợp với điểm g khoản 2 điều 203 BLTTDS 2015.

- Đảm bảo được tối đa quyền tiếp cận chứng cứ của các đương sự, đảm bảo thời gian cho các đương sự chuẩn bị cho việc tranh tụng, nâng cao được hiệu quả tranh tụng và chất lượng tranh tụng.

- Việc mở lại phiên họp cũng để thẩm phán đánh giá lại chứng cứ, đối chiếu với các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập, để thẩm phán có đủ thời gian nghiên cứu và có hướng tranh tụng tại phiên tịa sắp tới.

Chỉ trường hợp do các đương sự cung cấp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc ngay tại phiên tịa thì thẩm phán mới cho cơng khai và tiếp cận tại phiên tòa. Còn các trường hợp trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì cần phải mở lại phiên họp.

Do khơng có hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao nên mỗi tòa án làm theo một kiểu, trong mỗi tòa án còn chưa thống nhất giữa các thẩm phán với nhau. Có thẩm phán thì mở lại phiên họp nhưng cũng có thẩm phán thì khơng mở lại phiên họp mà sẽ cho trình bày, tiếp cận và cơng khai tại phiên tòa.

Như vậy, sau khi mở phiên họp nếu các đương sự cung cấp các tài liệu chứng cứ mới và có lý do chính đáng của việc giao nộp chậm trễ tài liệu chứng cứ thì thẩm phán vẫn phải mở phiên họp để các bên thực hiện quyền tiếp cận chứng cứ. Vì như thế mới bảo đảm quyền tiếp cận chứng cứ của các đương sự.

1.2.2. Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ chậm trễ do trước đó Tịa án khơng u cầu giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)