Hỏi về xuất xứ của các tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp nếu các

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 39 - 42)

2.1. Thủ tục hỏi trong phiên họp

2.1.1. Hỏi về xuất xứ của các tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp nếu các

các tài liệu, chứng cứ các đương sự giao nộp là các tài liệu nghe được, nhìn được

Khoản 2 Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định nếu các đương sự giao nộp tài liệu nghe được, nhìn được thì phải xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Việc hỏi về xuất xứ của các tài liệu nếu các đương sự giao nộp tài liệu nghe được, nhìn được được quy định tại khoản 2 Điều 95 nói trên là hồn tồn cần thiết. Một số tài liệu để được coi là chứng cứ thì khi giao nộp cho tịa án, đương sự phải có văn bản trình bày về xuất xứ của các tài liệu đó, đó là các tài liệu âm thanh nghe được, các hình ảnh nhìn được. Các tài liệu nghe được là các tài liệu lưu giữ lại âm thanh như băng ghi âm (có thể là ghi âm lời nói), USB, thẻ nhớ, đĩa ghi âm (có thể là ghi âm lời nói); các tài liệu nhìn được là các tài liệu lưu giữ hình ảnh như tranh, ảnh, đồ vật, clip, video được ghi trong băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc được lưu trong thẻ nhớ, USB.v.v. Nếu đương sự cung cấp các tài liệu nghe được, nhìn được mà khơng xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của các tài liệu này thì khơng thể coi các tài liệu này là chứng cứ. Nó được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu giao nộp. Nguồn gốc, xuất xứ của các tài liệu cũng là tình tiết quan trọng để các đương sự khác đề xuất thêm các biện pháp thu thập chứng cứ như giám định, giám định lại, giám định bổ sung, thẩm định, định giá tài

sản, thẩm định tại chỗ bổ sung.v.v. Tại phiên họp, thẩm phán có hỏi về xuất xứ của các tài liệu do đương sự giao nộp những tài liệu nghe được, nhìn được để làm chứng cứ hay khơng thì chưa được Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định một cách rõ ràng cụ thể. Do việc quy định chưa rõ ràng dẫn tới có nhiều quan điểm về vấn đề này, cụ thể có hai quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không cần thiết tại phiên họp thẩm phán phải

hỏi về xuất xứ của tài liệu nghe được, nhìn được do đương sự đã nộp. Bởi lẽ, khi giao nộp tài liệu nghe được, nhìn được (như ghi âm, ghi hình) thì đương sự đã phải có văn bản trình bày rõ về xuất xứ của các tài liệu đó. Thẩm phán chỉ cần hỏi để làm rõ các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, làm rõ các chứng cứ phải giao nộp, hỏi để làm rõ các chứng cứ này các đương sự đã trao đổi cho nhau hay chưa để đảm bảo quyền tiếp cận chứng cứ cũng như đảm bảo nguyên tắc “tranh tụng”. Ví dụ: khoản 2 Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tài

liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”.

Việc đánh giá chứng cứ, xem xét nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu để các tài liệu đó được xem xét kết luận là chứng cứ hay không là nhiệm vụ của thẩm phán chủ tọa và các thành viên của Hội đồng xét xử khi giải quyết xét xử vụ án nên thẩm phán không cần thiết phải hỏi về xuất xứ các tài liệu ghi âm ghi hình trong phiên họp.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thẩm phán phải hỏi về xuất xứ của các tài liệu

nghe được, nhìn được do đương sự giao nộp. Để các tài liệu nghe được, nhìn được trở thành chứng cứ thì khi giao nộp kèm với các tài liệu này là văn bản trình bày về xuất xứ của các tài liệu đó. Do đó, khi tiến hành phiên họp thẩm phán phải hỏi về xuất xứ tài liệu, chứng cứ để đương sự giao nộp trình bày, các bên đương sự khác được tiếp cận chứng cứ một cách toàn diện.

Quan điểm của tác giả: thống nhất theo quan điểm thứ hai là thẩm phán phải

hỏi về xuất xứ của các tài liệu, chứng cứ được công khai tại phiên họp. Bởi lẽ, phiên họp có ý nghĩa trong việc chứng minh của các đương sự. Do đó, việc cơng khai nguồn gốc, xuất xứ của một số chứng cứ là nhằm đảm bảo cho các đương sự khác có thể yêu cầu thêm các biện pháp giám định, thẩm định.v.v. Đồng thời thẩm phán không hỏi đương sự về nguồn gốc xuất xứ của các tài liệu, chứng cứ là chưa cho đương sự khác tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng cứ. Nguồn

gốc, xuất xứ của các chứng cứ cũng là tình tiết quan trọng để các đương sự khác đề xuất thêm các biện pháp thu thập chứng cứ khác như giám định, thẩm định tại chỗ bổ sung.v.v. Qua đó, cũng thấy được các đương sự đang được sử dụng tối đa nguyên tắc tranh tụng tại tòa án và cũng phù hợp với khoản 2 Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì bản ghi âm, ghi hình đó chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ khơng thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Khoản 2 Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khi đương sự giao nộp các tài liệu nghe được như đĩa ghi âm; tài liệu nhìn được như đĩa ghi hình: video, clip v.v. thì đương sự phải có văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình; nếu có người cung cấp thì phải có xác nhận của người đó về xuất xứ của tài liệu đó…Thế nhưng, xuất phát từ khoản 8 Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) nếu tại phiên họp thẩm phán hỏi đương sự để đương sự trình bày về nguồn gốc xuất xứ của các tài liệu chứng cứ (theo khoản 2 Điều 95 của BLTTDS năm 2015) thì các đương sự khác có thể tiếp cận chứng cứ một cách toàn diện hơn và biết được các tài liệu do đương sự khác cung cấp để làm chứng cứ có giá trị chứng minh đến đâu. Như vậy, mới đảm bảo mở rộng hơn tính cơng khai, mở rộng hơn quyền tiếp cận chứng cứ của các đương sự. Các đương sự có thể được tiếp cận cả về nội dung của chứng cứ và cả về hình thức, nguồn gốc, xuất xứ các tài liệu nghe được, nhìn được của đương sự khác đã giao nộp. Đồng thời họ sẽ có khả năng đánh giá chứng cứ một cách toàn diện hơn.

Thực tiễn, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định nhưng khi tiến hành phiên họp, đa số các thẩm phán đều hỏi để xác định xuất xứ của các tài liệu nếu các tài liệu đó là các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 95 của BLTTDS năm 2015. Thẩm phán khi công khai các chứng cứ thuộc khoản 2 Điều 95 của BLTTDS năm 2015 thì thường cơng bố cho các bên biết cả về nguồn gốc xuất xứ các tài liệu, chứng cứ mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định. Thông qua các biên bản phiên họp, tác giả thấy một số thẩm phán thường hỏi điều này. Tuy nhiên, cũng có những biên bản phiên họp chỉ ghi ý kiến của các của các bên đương sự.

Thực tiễn có một số Tịa án khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đã không đề cập đến các chứng cứ là tài liệu ghi âm, ghi hình và nếu có cũng khơng hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của các tài liệu này. Điển hình như trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn bà Khổng Thị Yến, bị đơn bà Vũ Thị Ngợi tại TAND thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên theo bản án số 08/2017/DSTC-ST ngày 05/7/2017 của TAND thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là bản án 08 của TAND thành phố Điện Biên) và bản án số 09/2018/DS-PT ngày 31/5/2018 của TAND tỉnh Điện Biên Biên (sau đây gọi tắt là bản án 09 của TAND tỉnh Điện Biên). Theo đó, ngun đơn khởi kiện u cầu tịa án buộc bị đơn trả cho nguyên đơn số tiền 11.364.000.000đ. Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn- bà Ngợi đã cung cấp chứng cứ cho Tòa án 02 chiếc USB có nội dung ghi âm lại cuộc nói chuyện giữa bà Ngợi và vợ chồng bà Yến. Bà Ngợi cho rằng nội dung cuộc nói chuyện mà bà ghi lại được thể hiện việc vợ chồng bà Yến đến nhà bà Ngợi để tính lãi trên lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, đối với khoản nợ 3.200.000.000 của bà Ngợi. Bản án Sơ thẩm số 08 đã nhận định HĐXX xét khoản 2 Điều 95 của BLTTDS 2015 thì bà Ngợi phải có văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó. Việc bà Ngợi giao nộp cho Tịa án 02 chiếc USB thu âm mà khơng có văn bản xuất xứ của 02 chiếc USB là trái với quy định tại khoản 2 Điều 95 của BLTTDS 2015, nên không được HĐXX chấp nhận12

. Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 08/5/2017 của TAND thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên thì khơng thấy thẩm phán hỏi gì về nguồn gốc, xuất xứ của các đoạn ghi âm từ 2 USB này.

Như vậy, ở giai đoạn sơ thẩm, tại phiên họp, thẩm phán khơng hỏi gì về nguồn gốc, xuất xứ của các chứng cứ ghi âm nên các bên đương sự không tiếp cận được chứng cứ này, dẫn đến bản án sơ thẩm cịn khơng xem xét nội dung của các đoạn ghi âm. Tuy nhiên, tại giai đoạn phúc thẩm đương đã tiếp tục nộp các bản ghi âm trong USB và bản ghi âm trong điện thoại và có yêu cầu giám định. Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã ra Quyết định trưng cầu giám định13.

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)