1.2. Mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ
1.2.2. Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ
đương sự không thể biết được
Thời hạn cung cấp chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử, có nghĩa là trong thời hạn chuẩn bị xét xử các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015: Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định của BLTTDS 2015. Điều này cũng có nghĩa là việc giao nộp chứng cứ và phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải tiến hành trước khi thẩm phán ra quyết định xét xử đưa vụ án ra xét xử.
Trường hợp trong khoảng thời gian sau khi thẩm phán đã tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ nhưng thẩm phán chưa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, có đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được thì có mở phiên họp khơng? Về vấn đề này BLTTDS 2015 không quy định cụ thể.
Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự được quy định tại khoản 5 Điều 70, khoản 1 Điều 96 của BLTTDS 2015. Nhưng q trình làm việc, tịa án thu thập tài liệu chứng cứ, tịa án có quyền u cầu các đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ.
Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đương sự đang giữ tài liệu, chứng cứ này nhưng không biết để giao nộp, trong khi Thẩm phán căn cứ vào yêu cầu khởi kiện, các ý kiến của đương sự và các tình tiết có trong hồ sơ lại yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ khác. Do đó, mới phát sinh sự kiện là đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng yêu cầu giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được. Nếu phát sinh trường hợp này thì Thẩm phán xử lý như thế nào? Vấn đề này cịn có hai quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất: Tịa án khơng u cầu mà đương sự giao nộp là không
cần thiết nên Thẩm phán sẽ không phải mở lại phiên họp. Đương sự sẽ được trình bày tại phiên tịa; chứng cứ sẽ được tiếp cận và cơng khai tại phiên tịa.
Quan điểm này có ưu điểm là vụ án khơng bị kéo dài do việc giao nộp thêm chứng cứ của đương sự, sau khi mở phiên họp thì có thể kết thúc việc giao nộp chứng cứ để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hạn chế của quan điểm này là thẩm phán đánh giá phiến diện khi cho rằng tịa khơng u cầu giao nộp mà giao nộp là không cần thiết. Tài liệu chứng cứ chưa được phân tích, đánh giá thì chưa kết luận được tài liệu đó có phải là chứng cứ của vụ án khơng.
Quan điểm thứ hai: Để đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện, bất cứ là
tài liệu chứng cứ nào do đương sự giao nộp trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đều phải được cơng khai, các đương sự đều có quyền được tiếp cận các tài liệu,
chứng cứ mới giao nộp này. Do đó, cần mở phiên họp để đương sự khác tiếp cận, công khai chứng cứ.
Ưu điểm của quan điểm này là đảm bảo các quyền về tiếp cận tài liệu, chứng cứ và mọi tài liệu chứng cứ đều được công khai, đảm bảo trước khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán phải mở phiên họp theo quy định. Hạn chế của quan điểm này là mất thêm thời gian để giải quyết vụ án, nhiều lúc phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
Quan điểm này ngoài việc đảm bảo các quyền tiếp cận chứng cứ còn đảm bảo cho đương sự có thời gian nghiên cứu, có thể kịp thời xuất trình thêm các chứng cứ khác để chứng minh cho ý kiến phản báccủa mình đối với các chứng cứ mà đương sự khác đã đưa ra, có thời gian để yêu cầu tòa án triệu tập người làm chứng .v.v.
Quan điểm của tác giả: thống nhất với quan điểm thứ hai. Bởi lẽ tịa án
khơng thể xem xét một cách phiến diện và khơng có cơ sở để cho rằng những tài liệu, chứng cứ tịa án khơng u cầu nộp là không cần thiết. Mọi tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp đều phải được xem xét đầy đủ, tồn diện, khách quan. Trước thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà có đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ thì cần mở phiên họp theo quy định tại khoản 4 Điều 96, Điểm g khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015.
Về thời hạn mở lại phiên họp cũng không được Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định. Khi thẩm phán chấp nhận cho một số trường hợp được mở lại phiên họp thì cũng cần quy định về thời hạn để các đương sự có trách nhiệm chuẩn bị cho việc tranh tụng cũng như việc giải quyết vụ án không vượt quá thời hạn mà Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định. Điều đó buộc thẩm phán phải ấn định một thời gian nhất định để mở lại phiên họp và thông báo cho các bên đương sự.
Tuy nhiên, cũng cần quy định thêm thời gian gia hạn là trên 15 ngày. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS 2015 quy định thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Do đó, cần gia hạn trên 15 ngày để tòa án đủ thời gian thực hiện thời hạn niên yết hoặc ủy thác và cịn có thời gian để sắp xếp ngày mở phiên tịa. Vì vậy, xét thấy gia hạn thêm thời hạn 20 ngày là hợp lý. Thực tiễn giải quyết các vụ án đa số các thẩm phán đều không thực hiện việc mở lại phiên họp trong trường hợp này, chỉ một vài trường hợp có quan điểm riêng đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Thực hiện như vậy là tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thời hạn cung cấp chứng cứ. Thời hạn cung cấp chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử, có nghĩa là trong thời hạn chuẩn bị xét xử các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015. Điều này cũng có nghĩa là việc giao nộp chứng cứ và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ phải tiến hành trước khi thẩm phán ra quyết định xét xử.
Kiến nghị: Từ những vướng mắc trên, tác giả kiến nghị TAND tối cao cần
ban hành hướng dẫn thống nhất về việc mở lại phiên họp theo hướng sau đây:
Một là, trong khoảng thời gian sau khi mở phiên họp đến trước khi thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu có đương sự giao nộp bổ sung tài liệu chứng cứ mới có lý do chính đáng thì thẩm phán phải xem xét để mở lại phiên họp. Thẩm phán phải ấn định một thời gian hợp lý để không vượt quá thời hạn
chuẩn bị xét xử; nếu cần thiết có thể xin gia hạn thêm nhưng không quá 20 ngày”. Hai là, trường hợp sau khi thẩm phán đã tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ nhưng thẩm phán chưa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, có đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được thì thẩm phán phải mở lại phiên họp. Thẩm phán phải ấn định một thời gian hợp lý để không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử; nếu cần thiết có thể xin gia hạn thêm nhưng không quá 20 ngày”.
Kết luận chương 1
Tại chương này tác giả đã nghiên cứu tồn diện về việc hỗn và mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ có thể rút ra được một số kết luận sau:
Luận văn đã phân tích những quy định của pháp luật xung quanh vấn đề hoãn và mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, từ đó làm sáng tỏ, sâu sắc về quy định này. Luận văn đã chỉ ra được những hạn chế của pháp luật đã được luận giải và minh họa thông qua các vụ việc thực tế mà tác giả đã nghiên cứu, tìm kiếm thơng qua thực tiễn giải quyết các vụ án.
Từ nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã khái quát lên một bên là quy định của pháp luật, một bên là thực tiễn áp dụng pháp luật về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ. Từ đó, dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh, đối chiếu pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp, tác giả đã rút ra được những kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện những quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ. Theo đó, luận văn đã nêu lên được những vướng mắc đối với việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp, bổ sung thêm các trường hợp làm căn cứ hoãn phiên họp như đương sự có đơn xin hỗn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự vắng mặt, người tiến hành tố tụng vắng mặt có lý do chính đáng, các trường hợp giao nộp chậm trễ chứng cứ trước khi thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, cũng đề nghị làm rõ quy định về việc mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, mở lại phiên họp trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Qua đó kiến nghị Tịa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn chính thức những trường hợp này để tránh có những nhận thức khơng đúng dẫn đến khơng thống nhất trong trình tự thủ tục.
CHƯƠNG 2
THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ