Giải quyết yêu cầu của đương sự tại phiên họp

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 45 - 117)

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ là phương thức để các bên trao đổi chứng cứ, bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có); trao đổi ý kiến và xác nhận những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu tòa án giải quyết; trình bày ý kiến về những vấn đề cần thiết khác.... Do vậy, việc quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một trong những nội dung bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Khoản 3 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự nêu trên quy định, thẩm phán sau khi nghe các đương sự trình bày xong sẽ “xem xét các ý kiến, giải quyết yêu cầu

của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này”. Vậy, những yêu cầu nào của đương

sự sẽ được xem xét, giải quyết? Yêu cầu khởi kiện (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 210) có được giải quyết khơng?

Theo khoản 3 Điều 210 nêu trên quy định, thẩm phán sau khi nghe các đương sự trình bày xong sẽ xem xét các ý kiến, giải quyết yêu cầu của đương sự và những yêu cầu này được quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015. Các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015 được tác giả chia làm 3 nhóm sau đây:

- Nhóm các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; - Nhóm các yêu cầu thu thập chứng cứ;

- Nhóm yêu cầu triệu tập đương sự, triệu tập người làm chứng, triệu tập người tham gia tố tụng khác.

Tác giả nhận thấy trong nhóm thứ nhất có yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (gọi tắt là yêu cầu khởi kiện). Như vậy, rõ ràng theo khoản 3 Điều 210 BLTTDS 2015 thì thẩm phán sẽ giải quyết cả yêu cầu khởi kiện trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Quy định này cho

thấy sự thiếu chặt chẽ và khơng rõ ràng đã dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau. Từ đó dẫn tới có hai quan điểm khi giải quyết vấn đề này như sau:

Quan điểm thứ nhất: giải quyết yêu cầu của đương sự là giải quyết luôn cả

yêu cầu khởi kiện. Vì BLTTDS 2015 quy định tại khoản 3 Điều 210 nên thẩm phán có quyền giải quyết cả yêu cầu khởi kiện. Về ưu điểm thì quan điểm này thể hiện đúng quy định của điều luật. Nhưng hạn chế của quan điểm này là chỉ đúng trên mặt lý thuyết, cịn trên thực tiễn, khơng có một thẩm phán nào giải quyết được yêu cầu khởi kiện ngay tại phiên họp mà khơng có q trình đánh giá chứng cứ, thơng qua một phiên tịa xét xử vụ án.

Quan điểm thứ hai: Thẩm phán không giải quyết được yêu cầu khởi kiện

trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà ghi nhận các ý kiến về yêu cầu khởi kiện, để nếu có giải quyết yêu cầu khởi kiện sẽ được ghi nhận ở phiên hịa giải và quyết định cơng nhận thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Vì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và phiên hòa giải được ghi nhận chung trong một điều luật nhưng trên thực tế áp dụng pháp luật thì đây là hai hoạt động riêng biệt. Tại phiên hịa giải, thẩm phán có thể giải quyết yêu cầu của đương sự là hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Lúc đó, yêu cầu khởi kiện đã được giải quyết. Thế nhưng phiên họp là một phiên khác với hòa giải dùng để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ. Tòa án phải ra hai loại biên bản: biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận cơng khai chứng cứ và biên bản hịa giải14.

Ưu điểm của quan điểm này là vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật vừa đúng trình tự phiên họp. Hạn chế của quan điểm này là mất thời gian, thẩm phán phải chuyển sang phiên hòa giải để ghi nhận việc thỏa thuận của các đương sự đối với yêu cầu khởi kiện. Qua quan điểm này cũng cho thấy rằng tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, thẩm phán không thể giải quyết được yêu cầu khởi kiện như khoản 3 Điều 210 của BLTTDS 2015 đã nêu.

Quan điểm của tác giả: thống nhất theo quan điểm thứ hai: Thẩm phán

không giải quyết được yêu cầu khởi kiện trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ. Bởi lẽ, thẩm phán giải quyết yêu cầu khởi kiện trong hai trường hợp sau: một là, tại phiên hòa giải thẩm phán hòa giải để các bên tự nguyện chấp nhận các yêu cầu của các đương sự khác (gồm yêu cầu khởi kiện, yêu

14

cầu độc lập, yêu cầu phản tố) thẩm phán lập biên bản hòa giải và biên bản ghi nhận hòa giải thành, sau khi hết thời gian thay đổi ý kiến thì thẩm phán ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận đó. Hai là, thẩm phán giải quyết yêu cầu khởi kiện được giải quyết tại phiên tòa bằng một bản án của HĐXX. Do đó, nếu tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ các đương sự trình bày các yêu cầu và họ thống nhất các chứng cứ thì thẩm phán ghi nhận các ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện. Đồng thời, chuyển sang phần hòa giải và lập một biên bản khác. Nếu hết thời gian để thay đổi ý kiến thì ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Tại sao lại như vậy? Vì tuy phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải được quy định chung trong các điều luật từ Điều 208 đến Điều 211 nhưng đây là hai hoạt động hoàn toàn riêng biệt. Biên bản phiên họp được lập riêng, biên bản hòa giải được lập riêng trong những khoảng thời gian khác nhau. Mặt khác, hậu quả pháp lý của phiên họp là không ban hành được quyết định để giải quyết vụ án và biên bản phiên họp cũng chỉ dừng lại ở việc trình bày các yêu cầu của đương sự, kết luận những vấn đề đã thống nhất chưa thống nhất.

Thực tiễn trong tất cả các biên bản phiên họp đã đề cập ở trên chưa thấy biên bản phiên họp nào ghi nhận các thẩm phán giải quyết yêu cầu khởi kiện trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ. Trong phiên hịa giải tiếp sau phiên họp, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về vụ án thì cũng khơng thể coi là thẩm phán giải quyết yêu cầu khởi kiện của đương sự trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ được. Bởi lẽ phiên họp và phiên hòa giải là hai hoạt động được chia làm hai bước khác nhau và sẽ được ghi nhận hai loại biên bản: Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận cơng khai chứng cứ và biên bản hịa giải15. Trong tất cả các vụ án, yêu cầu khởi kiện sẽ được giải quyết tại phiên hòa giải hoặc tại phiên tịa sơ thẩm hoặc phúc thẩm (nói chung là phiên tịa) bằng một bản án hoặc quyết định.

Vì vậy, thẩm phán không thể giải quyết tất cả các yêu cầu của đương sự tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ. Vì thế nên cần sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 210 của BLTTDS 2015 cho phù hợp với thực tiễn.

Kiến nghị: Từ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tác giả

kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 210 BLTTDS năm 2015 như sau:

15

“Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, ghi

nhận và có thể giải quyết một số yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều

này trừ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập”. Trường hợp người được Tịa án triệu tập vắng mặt thì Tịa án thơng báo kết quả phiên họp cho họ”.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu về thủ tục tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có thể rút ra được một số kết luận sau:

Luận văn đã phân tích những quy định của pháp luật về thủ tục tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ, từ đó làm sáng tỏ, sâu sắc về quy định này. Luận văn đã chỉ ra được những hạn chế của pháp luật đã được luận giải và minh họa thông qua các vụ việc thực tế mà tác giả đã nghiên cứu, thông qua thực tiễn giải quyết các vụ án.

Những hạn chế của quy định này đã tạo ra sự không nhất quán trong nhận thức và áp dụng pháp luật, làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Do đó, việc hồn thiện những quy định này là một nội dung quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự nói riêng và pháp luật nói chung.

Việc hồn thiện quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ theo hướng ngày càng hồn thiện các quy định trong BLTTDS.

Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thủ tục phiên họp giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ để từ đó việc vận dụng pháp luật được thống nhất.

Qua đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung và Tịa án nhân dân tối cao có hướng dẫn chính thức những trường hợp này để tránh có những nhận thức không đúng dẫn đến khơng thống nhất trong trình tự thủ tục.

KẾT LUẬN

Từ kết quả của việc nghiên cứu đề tài tác giả đã rút ra được những kết luận như sau:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có những bổ sung mới trên cơ sở bổ sung hoàn thiện những hạn chế của BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đồng thời BLTTDS 2015 đã quy định nhiều quy định mới hoàn toàn như phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Điều này đã góp phần thực hiện các quyền được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ, quyền tiếp cận chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự …

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, luận văn đã luận giải và chỉ ra được những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ như hạn chế trong các quy định: thứ nhất về căn cứ hoãn phiên họp, đương sự, người đại diện của đương sự vắng mặt có lý do chính đáng có đơn xin hỗn phiên họp; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xin hỗn phiên họp vì có lý do chính đáng; trường hợp thẩm phán chủ trì phiên họp vắng mặt có lý do chính đáng; Thứ hai, đảm bảo phải mở lại phiên họp sau khi hoãn; nếu các đương sự cung cấp các chứng cứ trước thời điểm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm phán phải xem xét thuộc trường hợp nào để quyết định có mở lại phiên họp hay khơng và ln ln phải đảm bảo quyền tiếp cận chứng cứ cho đương sự.

Trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ từ ngày 01/7/2016 đến nay, luận văn đã đưa ra kiến nghị về những vấn đề chưa cụ thể, chưa phù hợp ở các quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ và kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại trong áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả phiên họp, nâng cao quyền được ghi chép sao chụp tài liệu chứng cứ, nâng cao quyền tiếp cận chứng cứ của đương sự và đồng thời đảm bảo nguyên tắc “tranh tụng” của BLTTDS 2015.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1 Hiến pháp năm 2013 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Luật số: 24/2004/QH11) ngày 15 tháng 06 năm 2004.

3 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. 4 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

B. Giáo trình, sách chuyên khảo

5 Nguyễn Hải An (2004), “Thực tiễn tranh tụng trong các phiên tòa dân sự và một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo: Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự, do Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội,

6 Nguyễn Cơng Bình (2004), “Chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 24.

7 Phan Thị Thu Hà (2018), “Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về chứng minh, chứng cứ và một số đề xuất kiến nghị”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 8;

8 Nguyễn Thị Minh Hằng (2009), Hoạt động chứng minh trong pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

9 Đặng Thanh Hoa (2017) “Bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận cơng khai chứng cứ và hịa giải vụ án dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10;

10 Trương Việt Hồng (2014), Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học trường đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh.

11 Nguyễn Thị Hương (2018) “Một số vấn đề về chức cứ, chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 11; 12 Bùi Thị Huyền (2016) “Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp

kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí kiểm sát, số 10;

13 Nguyễn Việt Khoa, Nguyễn Tư Linh (2013). Cẩm nang tố tụng dân sự, Nxb

14 Phan Vũ Linh (2011), “Một số vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2004”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 05. 15 Tưởng Huy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16 Nguyễn Đức Mai (2013), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

17 Phan Nguyễn Bảo Ngọc (2017) “Quyền tiếp cận chứng cứ và quyền yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải”, Tạp chí Tịa án nhân

dân, số 13;

18 Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình Luận những điểm mới trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức- Hội luật gia Việt nam.

19 Hà Thái Thơ (2011), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

20 Trường đại học Kinh tế luật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2015),

Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

21 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

22 Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình luật tố tụng dân

sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 45 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)