Hỏi về những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 42 - 45)

2.1. Thủ tục hỏi trong phiên họp

2.1.2. Hỏi về những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết

Điểm d khoản 2 điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định “những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết” là những vấn đề gì? Tức là ngoài

12

Bản án số 08/2017/DSTC-ST ngày 05/7/2017 v/v “tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” của TAND thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

13

Bản án số 09/2018/DS-PT ngày 31/5/2018 v/v “tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” của TAND tỉnh Điện Biên Biên

những vấn đề thẩm phán hỏi quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 210 của BLTTDS năm 2015 thì những vấn đề nào đương sự thấy cần thiết hỏi thêm thì đề nghị thẩm phán hỏi. Quy định này còn chung chung chưa nêu bật được những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết là những vấn đề gì? Nếu mở rộng những vấn đề mà đương sự có quyền yêu cầu thẩm phán hỏi đối với đương sự khác thì dẫn đến thủ tục của phiên họp đã dài lại càng tốn nhiều thời gian hơn. Quy định này khơng rõ ràng nên dẫn tới có nhiều nhận thức khác nhau. Từ đó, khi gải quyết vấn đề này có hai quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Việc quy định như vậy là mở rộng quyền cho đương sự,

đương sự có thể đề xuất hỏi những vấn đề khác mà họ thấy cần thiết. Có nghĩa là khi đương sự thấy vấn đề nào mà họ cho là cần thiết thì họ đề nghị thẩm phán hỏi.

Theo quan điểm thứ nhất, sự cần thiết phụ thuộc vào nhận thức của đương sự nên chưa có sự thống nhất hiểu như thế nào là cần thiết. Đương sự này đưa ra những vấn đề cho là cần thiết nhưng đương sự kia cho rằng không cần thiết. Hoặc đương sự cho là cần thiết nhưng thẩm phán thấy rằng đã đầy đủ và không cần thiết hoặc ngược lại. Việc nhận định là cần thiết hay khơng cần thiết là dựa trên ý chí chủ quan của mỗi người chứ khơng dựa trên một cơ sở nào để đánh giá khách quan đối với sự cần thiết đó. Do đó, để đương sự hỏi thì rất rộng, mất nhiều thời gian và có khi các câu hỏi có thể bị trùng lặp, không rõ ràng, có khi khơng liên quan đến chứng cứ trong phiên họp, thậm chí cịn khơng liên quan đến việc giải quyết vụ án.….

Quan điểm thứ hai: BLTTDS 2015 quy định như trên là còn chung chung,

chưa rõ ràng, cụ thể. Quy định như vậy là quá rộng theo ý chủ quan của đương sự. Đương sự có thể đề nghị hỏi về những vấn đề liên quan đến chứng cứ và phải được thẩm phán chấp nhận.

Theo quan điểm thứ hai thì phạm vi “cần thiết” phải được giới hạn lại: đương sự yêu cầu hỏi nhưng vấn đề đó phải được thẩm phán chấp nhận. Có nghĩa là những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết và những nội dung đề nghị hỏi phải nằm trong nội dung của phiên họp, giúp làm rõ các chứng cứ của vụ án nên được thẩm phán chấp nhận. Như vậy, theo quan điểm thứ hai có thể thấy cụ thể, rõ ràng hơn. Đương sự vẫn có quyền đề xuất hỏi, nhưng hỏi như thế nào, nội dung hỏi ra sao, có ảnh hưởng đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư .v.v. hay khơng thì phải được thẩm phán chọn lọc. Không phải mọi câu hỏi đều được thẩm phán chấp nhận. Vì được ghi thành biên bản nên khơng lo thẩm phán không khách quan trong vấn đề lựa chọn này.

Quan điểm của tác giải: tác giả thống nhất với quan điểm thứ hai. Bởi lẽ,

thẩm phán là người chủ tọa phiên họp, đương sự trình bày theo những vấn đề mà chủ tọa gợi ý đề xuất. Một vấn đề có liên quan đến các chứng cứ mà đương sự đề nghị hỏi thì rõ ràng sự chấp nhận của thẩm phán là càng làm rõ thêm nội dung của vụ án và các đương sự được tiếp cận sâu hơn với các chứng cứ. Ngược lại, nếu để đương sự đề nghị hỏi mà vấn đề gì cũng được thẩm phán chấp nhận kể cả những nội dung không liên quan đến chứng cứ, thậm chí cả những nội dung khơng liên quan đến nội dung vụ án thì khơng chỉ làm mất thời gian, mà cịn làm cho thẩm phán khó khăn trong việc tổng kết lại các vấn đề của phiên họp.

Thực tiễn, khi nghiên cứu một số biên bản phiên họp của các tòa án, một số các đương sự yêu cầu nhiều, đề nghị hỏi nhiều có khi vượt ra ngồi phạm vi của nội dung phiên họp. Các thẩm phán thường phải phân tích chọn lọc các nội dung câu hỏi có liên quan thì mới đưa ra thành một vấn đề để hỏi. Tuy nhiên, đa số các phiên họp khơng có đương sự nào đề nghị hỏi thêm gì như các biên bản sau: Biên bản phiên họp ngày 17/4/2017 của TAND huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương; Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 08/5/2017 của của TAND thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Biên bản phiên họp ngày 07/6/2017 của TAND thành phố Vinh tỉnh Nghệ An; Biên bản phiên họp ngày 13/6/2017 của TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; Biên bản phiên họp ngày 03/3/2017 của TAND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Mặt khác đa số các biên bản nói trên đều khơng có chỗ nào thẩm phán giải thích cho đương sự được hỏi thêm nếu thấy cần thiết, hoặc không ghi nhận việc các đương sự đề nghị hỏi các vấn đề cần thiết.

Kiến nghị: Từ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tác giả

kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 210 BLTTDS năm 2015 như sau:

Một là, ngoài những quy định a, b, c khoản 2 điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì cần bổ sung thêm: Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp

cận, công khai chứng cứ, nếu trước đó có đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ là những tài liệu ghi âm, ghi hình thì thẩm phán phải hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của các tài liệu do đương sự cung cấp để làm chứng cứ đối với những trường hợp quy định khi giao nộp chứng cứ phải xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Hai là, kiến nghị bổ sung điểm d khoản 2 điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cụm từ “và được thẩm phán chấp nhận”, cụ thể: “những vấn đề khác

mà đương sự thấy cần thiết và được thẩm phán chấp nhận”.

Sửa đổi như vậy như vậy là nhằm giúp cho các đương sự nắm bắt được những vấn đề mà BLTTDS 2015 quy định, vận dụng tối đa các quyền của mình cũng như thực hiện tối thiểu các nghĩa vụ mà BLTTDS quy định cho một đương sự. Đồng thời, qua hướng dẫn các đương sự cũng như những người tiến hành tố tụng thực hiện thống nhất những quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)