Đặc điểm địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 43 - 68)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình:

Địa hình ở tỉnh Lai Châu có tính định hướng rõ rệt. Sự xen kẽ giữa các phức nếp lồi và phức nếp lõm, các yếu tố kiến trúc, đứt gãy kiến tạo thạch học thể hiện rất rõ trên địa hình. Vùng Tây Bắc có hoạt động nâng Tân kiến tạo mạnh và vừa với địa hình núi cao và trung bình là phổ biến. Các dãy núi cao chủ yếu kéo dài theo hướng TB - ĐN và trùng với hướng của các cấu trúc địa chất, xen kẽ giữa các dải núi cao là các thung lũng và trũng dọc các con sông lớn.

Địa hình núi bị chia cắt rất mạnh mẽ bởi các hệ thống sông suối, phát triển chủ yếu theo hướng TB – ĐN. Trên từng dãy núi thường có độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông; địa hình núi cao, dốc và rất hiểm trở, có độ phân cắt bóc mòn mạnh mẽ.

Giá trị độ cao địa hình được chia làm 15 mức từ nhỏ hơn 200m đến lớn hơn 2800m. Mỗi bậc cách nhau 200m (đó là các bậc: <200m; 200 - 400m; 400 - 600m; 600 - 800m; 800 - 1000m; 1000 - 1200m; 1200 - 1400m; 1400 - 1600m; 1600 - 1800m; 1800 - 2000m; 2000 - 2200m; 2200 - 2400m; 2400 - 2600m; 2600 - 2800m và >2800m). Có thể nhóm thành 7 bậc địa hình như sau:

- Bậc I: <200m, đặc trưng cho các bậc thềm của các sông và suối. - Bậc II: 200 - 600m, đặc trưng cho bậc thềm cao và bề mặt thung lũng. - Bậc III: 600 - 1200m, đặc trung cho các địa hình đồi núi thấp.

- Bậc IV: 1200 - 1600m, đặc trưng cho các địa hình đồi núi dạng sóng bát úp, các cao nguyên.

- Bậc V: 1600 - 2000m, đặc trưng bởi bề mặt các sơn nguyên, cao nguyên bóc mòn.

- Bậc VI: 2000 - 2800m, đặc trưng bởi các ngọn núi là đường chia nước, bề mặt nghiêng thoải.

- Bậc VII: >2800m, bậc có độ cao lớn nhất, đặc trưng bởi các đỉnh núi là cao, bị chia cắt, là đường chia nước chính sắc nhọn và là đỉnh sót bóc mòn trên bề mặt san bằng cổ.

Địa mạo:

Theo kết quả giải đoán ảnh và các tài liệu địa mạo có trước, vùng nghiên cứu được phân chia ra các bề mặt đồng nguồn gốc sau:

- Sườn bóc mòn - trọng lực: phân bố chủ yếu trên các dãy núi cao, các sông núi sắc nhọn và không liên tục. Các quá trình bóc mòn và trọng lực diễn ra mạnh mẽ, chứng tỏ địa hình ở đây đang bị nâng lên. Có khả năng xảy ra trượt đất và lũ quét nếu như thảm thực vật ở đây bị phá hủy.

- Sườn xâm thực - bóc mòn: rất phổ biến trong vùng, diện phân bố rộng trên các dãy núi cao, sườn dốc. Đường chia nước sắc nhọn và không liên tục, sườn có trắc diện dọc hoặc hơi lồi. Nếu không bảo vệ được thảm thực vật tự nhiên tốt thì đất đai dễ bị xói mòn dẫn đến các tai biến lũ quét và trượt đất.

- Sườn bóc mòn - xâm thực: cũng khá phổ biến và phân bố rộng khắp

trong vùng, với sườn dốc trung bình đến dốc và bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối tương đối dày, song suối có trắc diện ngang hẹp và tiếp tục khoét sâu lòng. Đường phân thủy sắc nhọn đôi nơi tròn thoải. Sườn bị bóc mòn và xâm thực mạnh, trắc diện hơi lồi. Thực vật không dày lắm và có sự đan xen giữa rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Sườn bóc mòn - tổng hợp: phân bố trên các núi trung bình đến cao, độ

dốc sườn từ hơi dốc đến dốc, trắc diện sườn lồi, đường phân thủy tròn thoải là chủ yếu. Sườn bị các quá trình ngoại sinh kết hợp tác động mạnh mẽ. Bị chia cắt ngang mạnh, mạng thủy văn hơi dày và phân cắt không sau lắm, độ dốc lòng sông không lớn. Thảm thực vật thưa hoặc rừng trồng, cây bụi, trảng cỏ hoặc đất

trống đồi trọc. Địa hình này có xu hướng xảy ra các tai biến xói mòn bề mặt, trượt đất, lũ lụt…

- Sườn bóc mòn trên các đá dễ hòa tan: phát triển trên các sườn có cấu tạo từ các đá vôi dễ hòa tan. Ở khu vực này thường có diện phân bố hẹp, không lớn và chỉ phân bố ở một vài nơi. Sườn có trắc diện thẳng, ngắn, bị phân căt bởi các khe rãnh và sông suối không liên tục, phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Đôi nơi có các phễu karst hoặc các vùng trũng, hố sụt. Thảm thực vật không dày lắm. Đường chia nước không liên tục hoặc không rõ trên địa hình. Trên địa hình này có khả năng phát triển các tai biến sụt lở, trượt đất, mất nước trên mặt, khan hiếm nước ngầm…

- Sườn bóc mòn - rửa trôi: phân bố hạn chế ở các sườn thoải, đồi núi thấp hoặc có địa hình lượn sóng thoải.

- Bề mặt karst - bóc mòn: là các bề mặt cao nguyên karst với diện phân bố tương đối rộng trong vùng.

- Bề mặt tích tụ aluvi: có diện phân bố chủ yếu ở các thung lũng sông lớn như sông Hồng và các trũng có tích tụ sông, suối ở dạng bãi bồi và thềm. Có độ cao thấp, địa hình bằng phẳng. Thường là khu dân cư hoặc đất canh tác nông nghiệp… Có thể chịu ảnh hưởng của lũ lụt, lũ quét, ở vùng đồng bằng nếu không duy trì được độ phì nhiêu của đất sẽ gây nên đất bạc màu.

- Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi - proluvi: phân bố rải rác trong vùng ở các

trũng và thung lũng sông suối giữa núi. Địa hình bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, suối hoặc nơi trũng. Lớp phủ trầm tích không dày lắm, thường là cát, bột, sét, đôi khi có cả đá dăm, tảng, các mảnh vụn đổ lở... ở đây thường là khu dân cư, đất canh tác, đường giao thông, trồng cây lương thực hoặc cây ăn quả. Khu vực này có thể bị ảnh hưởng của hiện tượng trượt đất từ trên sườn đổ xuống, lũ lụt ở các sông suối dâng lên, lũ ống, lũ quét…

- Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi - proluvi - deluvi: phân bố rải rác trong

vùng ở rìa hoặc các trũng và thung lũng giữa núi. Có diện phân bố dạng dải hẹp ở chân núi, độ dốc thường nhỏ, đôi nơi có biểu hiện của nón phóng vật. Lớp phủ trầm tích mỏng, đôi khi chỉ gồm đá dăm, tảng, các mảnh vụn đổ lở… Đây là

những nơi dễ bị ảnh hưởng của hiện tượng trượt đất từ trên sườn đổ xuống, lũ lụt ở các sông suối.

Địa hình vùng nghiên cứu còn bị phức tạp hóa thêm bởi các quá trình ngoại sinh phát triển mạnh mẽ và khá phức tạp (các phiếu đổ lở, các máng xói, nón phóng vật, các thung lũng xuyên ngang, các khe hẻm…). Sườn núi bị bóc mòn, phân cách mạnh mẽ cùng với lớp phủ thực vật ngày càng bị phá hủy, đây là những tiền đề thuận lợi cho các quá trình xói mòn, trượt đất, lũ lụt, lũ ống, lũ quét ngày một gia tăng.

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG, TRÁNH, GIẢM THIỂU HẬU QUẢ 3.1. Đặc điểm tai biến địa chất tại Lai Châu

Lai Châu là một trong các tỉnh có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất cao

trong vùng Tây Bắc Việt Nam. Các dạng tai biến dễ xảy ra nhất là: Động đất,

trượt đất, đá đổ, đá rơi, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá, xói mòn bề mặt, sụt do karts,

địa hóa sinh thái và đứt gãy hoạt động. Tuy nhiên, tài liệu về tai biến địa chất

tỉnh Lai Châu đang ở trong tình trạng nghèo nàn, không chi tiết, không đồng đều và không hệ thống. Nhiều vấn đề liên quan đến TBĐC trên địa bàn tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, điều tra, nghiên cứu đúng mức. Cần đặc biệt chú ý – điều tra TBĐC tại các khu vực dự kiến xây dựng, phát triển đô thị, nơi tập trung dân cư (như hành lang Phong Thổ - Tam Đường - Bình Lư).

Tài liệu về TBĐC tỉnh Lai Châu còn quá nghèo nàn và sơ lược. Chưa có bản đồ TBĐC tỷ lệ 1:200.000 và 1:100.000 trên phạm vi toàn tỉnh. Bản đồ TBĐC mới chỉ dừng ở mức độ 1:500.000 và rất ít thông tin. Hiện tại vẫn chưa có bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) về TBĐC tỉnh Lai Châu.

Cần có sự nghiên cứu, điều tra bổ sung thông tin về TBĐC trên địa bàn nghiên cứu. Các thông tin về các dạng tai biến sẽ được xây dựng thành bộ CSDL riêng, sau đó được đưa vào bộ CSDL chung về địa chất, tài nguyên khoáng sản, TBĐC tỉnh Lai Châu. Cần thành lập bản đồ TBĐC tỉnh Lai Châu một cách thống nhất, đồng bộ và thể hiện ở mức độ 1:200.000.

Để thực hiện được các nhiệm vụ vừa nêu, cũng như đối với vấn đề địa chất, tài nguyên khoáng sản và địa chất thủy văn, ngoài việc tổng hợp, tham khảo các tài liệu hiện có, nhất thiết phải tiến hành khảo sát bổ sung, thi công một khối lượng tối thiểu các công trình khai đào đơn giản, giải đoán ảnh viễn thám và xử lý hệ thống thông tin địa lí (GIS).

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang xảy ra rất nhiều dạng TBĐC. Trong nội dung khóa luận tác giả sẽ đề cập tới 12 dạng TBĐC chính, rất hay xảy ra trong địa bàn. 12 dạng TBĐC chính đó là:

1. Động đất

Động đất là hiện tượng giải tỏa năng lượng một cách đột biến, bất thình lình làm rung động, xô đẩy, phá vỡ, lật nhào các phần tử vật chất xung quanh, Nói cách khác, động đất là các rung động bất thần của vỏ Trái Đất. Có 2 loại động đất: tự nhiên và kích thích. Nguyên nhân của động đất tự nhiên là do hoạt động kiến tạo (chuyển động các khối địa chất khác nhau) và do hoạt động núi lửa ngầm. Nguyên nhân của động đất kích thích do nguyên nhân ngoại sinh và nhân sinh.

Lãnh thổ Lai Châu có 1 vùng phát sinh động đất với cường độ (chấn cáp) Ms = 6,6 - 7,0 độ Richter, độ sâu chấn tiêu đạt 25 - 30km. Vùng này thuộc các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường và phía đông huyện Mường Tè. Vùng này cũng là vùng có chấm động cấp 8 theo thang MSK - 64. Các vùng khác của tỉnh có độ chấn động là 7 độ MKS.

Trên lãnh thổ Lai Châu có 3 vùng chấn động cực đại dự báo:

- Vùng chấn động cực đại dự báo với Imax >8 (thang MSK 64), phân bố ở gần như trọn vẹn huyện Sìn Hồ, phía đông Mường Tè, tây Phong Thổ, Thị xã Lai Châu.

- Vùng chấn động cực đại dự báo với Imax =7 (thang MKS 64), phân bố ở phía bắc và nam Mường Tè, đông Than Uyên.

- Vùng chấn động cực đại dự báo với Imax <6 (thang MSK 64), phân bố ở gần như trọn vẹn phần trung tâm huyện Mường Tè và dải rộng kéo dài Phong Thổ qua Tam Đường đến Than Uyên

Tại địa bàn nghiên cứu đã đăng kí, ghi nhận được 23 trận động đất có tâm chấn cấp dao động 3,5 đếm 5,5 độ Richter. Trong đó có:

- Một trận chấn cấp giao động từ 5,0 đến 6,0 độ Richter, phân bố ngay tại Phiêng Ban, huyện Sìn Hồ dọc đứt gãy Điện Biên - Lai Châu.

- 4 trận có trấn cấp giao động từ 4,5 đến 5,0 độ Richter, phân bố ở phía nam, tây nam huyện Mường Tè.

- 18 trận có trấn cấp giao động từ 3,1 đến 4,1 độ Richter, phân bố rải rác khắp các huyện trong tỉnh.(Tại khu vực Thị xã Lai Châu chưa ghi nhận các trận động đất cấp cao nào xảy ra trên 3,1 độ Richter).

2. Đứt gãy hoạt động

Đứt gãy hoạt động là các đứt gãy bắt đầu hoạt động từ 10.000 năm và cho đến nay vẫn hoạt động và chúng đều là các đứt gãy (ĐG) sinh chấn.

Đứt gãy hoạt động là một dạng TBĐC rất nguy hiểm bởi tự thân nó đã là một dạng TBĐC, ngoài ra nó còn có thể gây ra các tai biến khác như: động đất, trượt đất, nứt đất… ảnh hưởng tới tốc độ vững bền của các công trình xây dựng, phá hủy hoặc là hư hại các công trình hạ tầng cơ sở quan trọng.

Qua tổng hợp các tài liệu thu thập và nghiên cứu thực địa bổ sung, các tác giả ghi nhận trên vùng nghiên cứu có 8 đứt gãy (đới đứt gãy) đang hoạt động. Bao gồm: Điện Biên - Lai Châu (1); Tuần Giáo - Tủa Chùa (2); sông Đà (3); Phong Thổ - Than Uyên (4); Mường Tè (5); Phong Thổ - Nậm Mu (6); SaPa - Văn Bàn (phần cực tây của đứt gãy phía đông huyện Tam Đường) (7) và Nghĩa Lộ - Hòa Bình (8). Sau đây là các thông số của 2 đứt gãy chính:

- Đứt gãy Điện Biên - Lai Châu

+ Quy mô: là một đứt gãy khu vực đóng vai trò quan trọng trong bình

đồ cấu trúc địa chất. Đứt gãy này có tuổi ít nhất vào đại Cổ sinh (PZ1) và tái

hoạt động nhiều pha về sau. Pha sau cùng vẫn đang tiếp diễn và gây ra nhiều dạng TBĐC.

+ Về kích thước: đứt gãy dài 150km trên lãnh thổ Việt Nam (kéo dài từ nam Băng Kốc tới Tây Trang, với tổng chiều dài gần 2.000km). Trên lãnh thổ Lai Châu đứt gãy này dài khoảng 60km.

+ Về phương kéo dài đứt gãy: có phương á kinh tuyến (bắc - đông bắc),

với phương vị đường phương dao động 00

- 120.

+ Hướng cắm mặt trượt đứt gãy: cắm về phía đông là chủ yếu với phương

vị góc dốc thay đổi từ 900

– 1100. Giá trị góc dốc của mặt trượt đứt gãy dao

động từ 750

+ Là một đứt gãy sâu đạt bề mặt Moho. Độ sâu xuất phát 50 - 60km. Độ sâu kết thúc đạt 0 - 2km. Chiều rộng của đới cực đại 20 - 30km. Đới biến dạng mạnh nhất có chiều rộng 1 - 5km.

+ Theo cơ chế động đứt gãy Điện Biên - Lai Châu là đứt gãy nghịch - trượt bằng trái. Biên độ dịch chuyển đứng dao động từ 1,1 - 7,0km. Tốc độ chuyển động dịch ngang theo kết quả đo GPS chính xác là 7mm/năm. Tốc độ chuyển động thẳng đứng dao động từ -1,5cm/năm đến +1,2cm/năm.

+ Dị thường khí thủy ngân (Hg) cực đại dao động từ 452 đến 583

ngHg/m3, do khí radon (Rn) cực đại dao động từ 340,8 pCi/l đến 818,6 pCi/l.

+ Là một đứt gãy đang hoạt động và là đứt gãy sinh chấn xếp vào loại mạnh nhất vùng Tây Bắc.

- Đứt gãy Tuần Giáo - Tủa Chùa

+ Quy mô: là đứt gãy cấp II, đóng vai trò quan trọng trong bình đồ cấu

trúc địa chất. Có tuổi cùng tuổi với đứt gãy Điện Biên - Lai Châu (MZ1) và tái

hoạt động nhiều pha về sau.

+ Về kích thước: đứt gãy dài 160km trên lãnh thổ Việt Nam (kéo dài từ Sìn Hồ tới Bản Noong E). Đứt gãy này còn kéo dài về phía nam gần 140km và hòa vào ĐG Điên Biên – Lai Châu. Trên lãnh thổ Lai Châu đứt gãy này dài khoảng 26km, giao nhau với ĐG sông Đà trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

+ Về phương kéo dài đứt gãy: có phương á kinh tuyến (bắc - đông bắc),

với phương vị đường phương dao động 00

- 200.

+ Hướng cắm mặt trượt đứt gãy: cắm về phía đông là chủ yếu với phương

vị góc dốc thay đổi từ 800

- 1200. Giá trị góc dốc của mặt trượt đứt gãy dao động

từ 800

- 850. Riêng ở khu vực thị trấn Tuần Giáo, góc dốc này là 800

.

+ Là một đứt gãy sâu đạt bề mặt Konrad. Độ sâu xuất phát 35km. Độ sâu kết thúc đạt 0 - 1km. Bao gồm một đới đứt gãy, có 2 ĐG chính chạy song song với chiều rộng của đới cực đại 1 - 3km. Đới biến dạng mạnh nhất có chiều rộng 300 - 700km.

+ Theo cơ chế động đứt gãy Điện Biên - Lai Châu là đứt gãy nghịch - trượt bằng phải. Biên độ dịch chuyển đứng dao động từ 1,1km.

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 43 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)