Các nhóm đá chính

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Các nhóm đá chính

Các thành tạo địa chất ở địa bàn tỉnh Lai Châu được phân chia thành 12 nhóm đá, với thành phần cơ bản như sau:

1. Nhóm đá có thành phần là các trầm tích bở rời: Nhóm này bao gồm các thành tạo Đệ tứ không phân chia. Đối tượng này thường có diện phân bố nhỏ, nằm rải rác dọc các thung lũng sông suối khắp diện tích tỉnh.

2. Nhóm đá có thành phần là các trầm tích lục nguyên chủ yếu hạt thô màu đỏ: Chúng có diện phân bố tương đối rộng, gồm các thành tạo của hệ tầng Yên Châu, phân bố thành dải liên tục theo hướng TB – ĐN từ Bản U Ra (tây bắc Phong Thổ) tới phía tây huyện Than Uyên.

3. Trần tích lục nguyên chủ yếu hạt mịn áp đảo: Nhóm này gồm các thành tạo của các hệ tầng Si Phay, Lai Châu, Nậm Mu và có diện phân bố khá rộng rãi dọc sông Nậm Na và huyện Than Uyên. Đá phiến sét màu đen thuộc hệ tầng Lai Châu dọc sông Nậm Na được coi như một dạng tài nguyên khoáng sản nhóm vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá lợp).

4. Trầm tích lục nguyên chủ yếu hạt mịn - thô xen kẽ: Nhóm này bao gồm các thành tạo của hệ tầng Nậm Pìa, Sông Đà, Tân Lạc và Nậm Pô. Diện phân bố của nhóm đá này rải rác ở khu vực Phong Thổ, Sìn Hồ và một số khu vực khác.

5. Trầm tích lục nguyên - carbonat: Diện phân bố của chúng rải rác khắp vùng nghiên cứu từ Sìn Hồ, Phong Thổ kéo dài đến phía Đông Nam của tỉnh.

6. Trầm tích lục nguyên chứa than đá: Diện phân bố nhỏ rải rác và tập trung chủ yếu ở phía đông tỉnh và khu vực phía nam - tây nam huyện Mường Tè.

7. Trầm tích lục nguyên chủ yếu hạt mịn biến chất yếu: Tập trung ở phía nam tỉnh.

8. Trầm tích lục nguyên - phun trào: Nhóm đá này bao gồm các thành tạo của các hệ tầng Nậm Cười, sông Đà, Cò Nòi, Pu Tra. Diện phân bố của chúng rất rộng rãi, tập trung ở huyện Mường Tè và một số khu vực khác.

9. Trầm tích carbonat: Nhóm đá này nằm trong diện phân bố có tuổi từ cổ đến trẻ như hệ tầng Bản Páp, Bắc Sơn, Na Vang, Đồng Giao. Diện phân bố của các thành tạo carbonat này rất rộng (ở phía bắc và phía trung tâm tỉnh). Bản thân nhóm đá này cũng là một loại hình khoáng sản (đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng…).

10. Đá biến chất có nguồn gốc trầm tích: Nhóm này bao gồm các hệ tầng Suối Chiềng, Sin Quyền. Diện tích của các thành tạo này rất nhỏ và rải rác ở phía bắc và phía đông tỉnh.

11. Đá phun trào axit: Nhóm đá này thuộc diện phân bố của các thành tạo phức hệ núi lửa Tú Lệ, Ngòi Thia. Chúng phân bố tập chung ở phía đông và đông bắc tỉnh.

12. Đá xâm nhập axit - trung tính - kiềm: Đây là nhóm đá có thành phần đa dạng, phức tạp và có diện phân bố khá rộng, nằm chủ yếu ở phía bắc và phía tây tỉnh. Các phân vị địa chất từ cổ đến trẻ của nhóm đá này là: phức hệ Phu Si

Lung, Phia Booc, Phu Sa Phìn, Pu Sam Cáp, Nậm Xe - Tam Đường, Cốc Pìa. Một số loại đá thuộc nhóm này có thể khai thác dùng làm đá xẻ, đá ốp lát, đá trang trí.

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)