8. Cấu trúc khóa luận
3.3. xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả do tai biến địa chất gây
gây ra tại Lai Châu
Tài liệu về tai biến địa chất tỉnh Lai Châu còn quá nghèo nàn và sơ lược. Chưa có bản đồ TBĐC tỷ lệ 1:50.000 trên phạm vi toàn tỉnh. Do đó, cần có sự nghiên cứu, điều tra bổ sung về TBĐC trên địa bàn tỉnh. Các thông tin về các dạng tai biến sẽ được xây đựng thành bộ cơ sở dữ liệu riêng, cần thành lập bản đồ tai biến một cách đồng nhất, làm cơ sở cho việc bảo vệ môi trường bền vững, giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
Một số biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả do TBĐC gây ra:
1. Cần tiến hành một chương trình dài hạn về điều tra - quan trắc TBĐC từ mức tổng quan đến mức chi tiết, lập bản đồ TBĐC từ tỉ lệ 1:50.000 đến tỉ lệ 1:10.000 tùy thuộc vào tình hình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến công tác quan trắc định kì và dự báo để việc phòng chống, giảm thiểu thiệt hại có hiệu quả cao nhất.
2. Cần có sự phối hợp, hợp tác nghiên cứu TBĐC chặt chẽ giữa các ngành chức năng khác nhau: Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải… nhằm đưa ra các dự báo tổng thể, bao quát các thiên tai trong đó có TBĐC trên địa bàn tỉnh.
3. Cần có sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong tỉnh và ở các Cơ quan Trung ương về tất cả các dạng TBĐC hiện có trên lãnh thổ tỉnh, đặc biệt chú trọng tới động đất, trượt đất và lũ quét.
4. Không nên chỉ dừng ở mức độ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi tai biến đã xảy ra mà nên đi trước một bước về vấn đề phòng tránh thông qua các dự báo của các công trình điều tra – dự báo TBĐC.
5. Cần tiến hành phổ cập kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức về TBĐC cho nhân dân vùng có tiềm năng xảy ra các TBĐC, để nhân dân tự mình chủ động có những biện pháp phòng chống TBĐC và sử lý trong tình huống TBĐC xảy ra. Không nên có tư tưởng chỉ trông chờ vào chính quền địa phương và Trung ương. Tiến tới xã hội hóa công tác phòng tránh TBĐC gây ra.
6. Đối với một số dạng TBĐC thì biện pháp phòng tránh tốt nhất là né tránh (ví dụ: không xây dựng các khu dân cư tập trung ở các vị trí thường xuyên xảy ra trượt đất và lũ quét). Nhưng đối với đa số các TBĐC thì cần tuân theo phương châm “sống chung cùng tai biến địa chất”, nhưng phải có các biện pháp để phòng cần thiết như xây nhà kiên cố có mức kháng chấn cần thiết…
7. Đối với TBĐC như động đất, nứt đất và sụt đất do hiện tương karts trong tầng đá vôi: cần có các bản đồ dự báo để quy hoạch lãnh thổ. Không thiết
kế xây dựng khu dân cư tập trung dọc các đới dự báo có chấn cấp cao, khả năng nứt đất và sụt đất lớn.
Các công trình xây dựng dân dụng, trụ sở các cơ quan nhà nước ở TX. Lai Châu mới cần phải có các biện pháp kĩ thuật kháng chấn với cấp cao (7 độ Richter) phù hợp với mức độ dự báo cho các khu vực cụ thể, nhà dân không nên thiết kế nhiều tầng cao, hạn chế tối thiểu kết cấu bê tông cốt thép, nếu có kết cấu thì nhất thiết phải có kết cấu khung liên kết với nhau. Đồng thời phải tính tới quan hệ tương hỗ với quá trình ngoại sinh: như vai trò của nước ngầm, giảm độ liên kết của đất đá khi nước ngấm, tính dập vỡ của đất đá để có những quy định cụ thể. Nhìn chung không khuyến khích các ngôi nhà quá cao tầng ở đô thị Lai Châu và các nhà ở của dân nên thiết kế và xây dựng theo dạng khung chịu lực vì loại nhà này chịu đựng rung tường cao hơn nhà tường chịu lực.
8. Đối với đứt gãy hoạt động: cảnh báo với chính quyền địa phương về vị trí có đứt gãy hoạt động để tăng cường đề phòng trượt đất, lở đất… có thể xảy ra, không xây dựng (hoặc phải có biện pháp phòng chống) đối với các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu, cống… dọc đới đứt gãy hoạt động.
9. Đối với tai biến trượt đất, đá đổ, đá rơi: cảnh báo với chính quyền địa phương về vị trí sung yếu có khả năng xảy ra trượt đất, khuyến cáo không định cư ở các sườn dốc, dọc các chân núi dốc, dọc các sườn núi mà đá gốc bị phong hóa mạnh, bị vò nhàu, cà nát, dập vỡ mạnh, trồng các loại cây phù hợp để tăng cường độ bền vững bề mặt nơi có khả năng xảy ra trượt đất, xây các kè đá xi măng để chống trượt tại các vị trí xung yếu nhất… bằng các biện pháp tổng hợp. Khuyến cáo nhân dân không khoét núi đồi làm nhà mà không có biện pháp chống trượt đất hiệu quả.
Đồng thời xem xét đến việc đẩy mạnh các vật liệu địa kỹ thuật (các lưới thép địa kỹ thuật, các máng tổng hợp địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật) chế tạo từ hỗn hợp kim loại, vật liệu composit, các chất dẻo hóa học, trộn bột than xem trồng cỏ, cây để chống trượt đất và nứt đất dọc các tuyến giao thông xung yếu như quốc lộ 4D (đoạn từ Sapa đi Bình Lư).
Ở các khối trượt do nguyên nhân nước mặt và nước ngầm cần có biện pháp thoát nước triệt để kết hợp dùng vật liệu địa kỹ thuật, việc xây tường, kè chắn bằng bê tông, cốt thép, định vị các giỏ đá dọc cung trượt, khoan đóng cọc tre gỗ… nên tiến hành ở mức tối thiểu vì các biện pháp này hiệu quả không cao nhưng lại rất tốn kém.
Cần cắm biển cảnh báo trượt - sạt đất tại các vị trí nguy hiểm dọc đường quốc lộ và tỉnh lộ cụ thể như sau:
- Dọc quốc lộ 4D (từ đỉnh đèo Sapa đi ngã ba Bình Lư): 4 vị trí.
- Dọc quốc lộ 12 (đoạn từ Pa So - Phong Thổ đi cửa khẩu Ma Lù Thàng xuôi về phía nam đến Pa Tần): 13 vị trí.
- Dọc quốc lộ 12 (đoạn từ Pa So - Phong Thổ xuôi về phía nam đến Hang Tôm): 18 vị trí.
- Dọc quốc lộ 32 (đoạn từ ngã ba Bình Lư đi Than Uyên): 8 vị trí. - Dọc tỉnh lộ từ Cầu Lai Hà (Sìn Hồ) đến Thị Trấn Mường Tè: 20 vị trí. - Dọc tỉnh lộ từ ngã ba Chăn Nưa đến Thị trấn Sìn Hồ: 5 vị trí.
Đồng thời, cần cắm biển cảnh báo trượt - sạt đất tại các vị trí nguy hiểm dọc đường quốc lộ và tỉnh lộ cụ thể như sau:
- Dọc quốc lộ 4D (từ đỉnh đèo Sapa đi ngã ba Bình Lư): 5 vị trí.
- Dọc quốc lộ 12 (đoạn từ Pa So - Phong Thổ đi cửa khẩu Ma Lù Thàng xuôi về phía nam đến Pa Tần): 2 vị trí.
- Dọc quốc lộ 12 (đoạn từ Pa So - Phong Thổ xuôi về phía nam đến Hang Tôm): 4 vị trí.
- Dọc tỉnh lộ từ Cầu Lai Hà (Sìn Hồ) đến Thị Trấn Mường Tè: 8 vị trí. - Dọc tỉnh lộ từ ngã ba Chăn Nưa đến Thị trấn Sìn Hồ: 2 vị trí.
10. Đối với tai biến lũ quét các biện pháp phòng tránh là: cảnh báo với chính quyền địa phương về các vị trí xung yếu về mặt địa chất, nơi dễ xảy ra lũ quét và nếu xảy ra sẽ gây nhiều thiệt hại, không quy hoạch định cư tại các vị trí xung yếu đó, tăng cường biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng thêm cây cối để hạn chế lũ quét trở thành lũ bùn đá, dòng bùn, di dân ra khỏi nhưng nơi thường xảy ra lũ, có sự theo dõi quan sát thường xuyên vào mùa mưa… Dọc
thung lũng sông, nhất là ở phía nam, đông nam tỉnh khuyến cáo nhà dân nên xây dựng ở các vị trí cao hơn mức lũ quét hàng năm.
Các địa phương có nguy cơ và cần đề phòng tai biến lũ quét là: xã Thu Lũm, Ca Lăng, bắc và đông bắc TT. Mường Tè (huyện Mường Tè), xã Bình Lư (huyện Tam Đường), xã Lê Lợi, xã Ma Quai, xã Căn Co (huyện Sìn Hồ), xã Mường Than, xã Nà Cang, xã Mường Kim. TT. Than Uyên, xã Mường Than, nông trường Than Uyên (huyện Than Uyên), xã Hoàng Thèn, xã Ma Li Pho, Khổng Lào (huyện Phong Thổ).
11. Đối với tai biến bức xạ phóng xạ tự nhiên: không nên vận chuyển các đất đá có chứa chất phóng xạ ở khu vực có cường độ chiếu xạ tự nhiên cao >1,7mSv/năm tới những khu vực khác. Không được dùng vật liệu như sét, đá grnit, đá vôi để xây nhà và các công trình công cộng.
Cần di dời dân sống trên khu vực có cường độ phóng xạ cao >5mSv/năm. Tại những vùng mỏ, cần có biện pháp an toàn phóng xạ cho những người làm trực tiếp ở mỏ. Cần có biện pháp tránh gây ô nhiễm sang vùng khác. Cần có nhưng phương án phục hồi môi trường, cân bằng sinh thái, cụ thể phải quy hoạch bãi thải. Nghiên cấm không để tình trạng khai thác thổ phỉ, khai thác bừa bãi tại những vùng mỏ có khả năng chứa phóng xạ, đất hiếm.
Việc phòng tránh tai biến do phóng xạ bởi nước uống và hít thở qua đường không khí cũng là biện pháp hết sức cần thiết. Vì vậy, các cơ quan có trách nhiệm phải tìm mọi biện pháp tuyên truyền cho nhân dân, không nên dùng nước ăn bừa bãi, tại các xưởng khai thác chế biến phải tuân thủ theo nội quy an toàn bảo vệ môi sinh.
Các địa phương có nguy cơ và cần đề phòng tai biến do nhiễm xạ tự nhiên là: xã Khổng Lào, xã Nậm Xe (huyện Phonh Thổ), xã Thèn Sin, xã Bản Hon, xã Khum Há (huyện Tam Đường), xã Pu Sam Cạp, xã Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ).
12. Đối với tai biến địa hóa sinh thái một số biện pháp sơ bộ gồm: không quy hoạch định cư ở những nơi có các dị thường vi nguyên tố độc hại cho sức khỏe con người, di dân khỏi nhưng nơi nguy hiểm (nhất là những nơi có quặng
phóng xạ). Ở các vùng nguy cơ thiếu i ốt (phía bắc tỉnh) cần vận động nhân dân gia tăng dùng muối i ốt thường xuyên nhằm tránh bệnh bướu cổ và đần độn.
Các địa phương có nguy cơ và cần đề phòng tai biến địa hóa sinh thái: xã Mường So (huyện Phong Thổ), xã Lan Nhì Thàng, xã Nậm Loong, xã Nùng Nàng, xã Bản Giang, xã Bản Hon, xã Khum Há (huyện Tam Đường), xã Huổng Luông, xã Phìn Hồ, xã Ma Quai, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ), xã Mường Than, xã Nà Cang, xã Tà Hưa (huyện Than Uyên).
13. Đối với tai biến xói lở đường bờ sông và xói mòn bề mặt cần:
Xây kè bê tông, xi măng cốt thép chống xói hoặc chèn rọ đá ở các khúc ngoặt đột ngột của sông, nơi thay đổi động lực dòng chảy đột ngột, nhất là dọc sông Nậm Na (nhất là khu vực phía nam xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ).
Xây đê nắn dòng chảy ở một số vị trí mà hiện tượng xói lở đường bờ có nguy cơ phá hủy hoàn toàn đường giao thông và nhà dân ở sát bờ.
Duy trì công việc trồng cây trên bề mặt các sườn đồi, sườn núi và ngăn chặn nạn phá rừng nhằm ngăn chặn, giảm thiểu quá trình xói mòn bề mặt và xói mòn xẻ rãnh.
KẾT LUẬN
Trong thời gian tiến hành khóa luận, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã cố gắng thực hiện đầy đủ các nội dung, hạng mục công việc theo đề cương khóa luận đã được phê duyệt.
Việc tiến hành khóa luận: “Phân tích đặc điểm địa chất tinh Lai Châu và
các tai biến địa chất” cung cấp nhiều thông tin bổ ích có tính hệ thống, tính đồng bộ về đặc điểm cấu tạo địa chất, các dạng tai biến địa chất có thể xảy ra cho lãnh đạo tỉnh Lai Châu và các Ban, Ngành liên quuan.
Qua thực hiện các công việc của khóa luận, có thể nhận xét về kết quả thực hiện như sau:
1. Đã hệ thống hóa và cập nhật thông tin về đặc điểm địa chất và tai biến địa chất của tỉnh Lai Châu trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu hiện có, kết hợp với điều tra, khảo sát bổ sung tại thực địa.
2. Tỉnh Lai Châu có bình đồ cấu trúc địa chất và kiến tạo vô cùng phức tạp và đa dạng
3. Các thành tạo địa chất trên địa bàn tỉnh Lai Châu có tuổi từ rất cổ (Paleoproterozoic ~1600 triệu năm) đến rất trẻ (Holocen muộn ~ 10.000 năm đến nay) và được phân chia thành 12 nhóm đá có thành phần cơ bản khác nhau.
4. Lai Châu là một trong các tỉnh có nguy cơ xảy ra TBĐC cac trong vùng Tây Bắc Việt Nam. Các dạng TBĐC dễ sảy ra nhất là: Động đất, trượt đất, đá đổ, đá rơi, lũ quét, lũ ống, xói mòn bề mặt, sụt do karst, địa hóa sinh thái và đứt gãy hoạt động. Tuy nhiên, tài liệu liên quan đến TBĐC đang ở trong tình trạng nghèo nàn, không hệ thống. Nhiều vấn đề liên quan đến tai biến địa chất trên địa bàn tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư, nghiên cứu, điều tra, đánh giá đúng mức.
5. Thành quả của khóa luận cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh.
Từ những kết quả của khóa luận, tác giả mạnh dạn kiến nghị và đề xuất một số ý kiến :
Với các tài liệu về địa chất như hiện có, nhất là địa chất công trình rất nghèo nàn hoặc hầu như chưa có, cho nên việc sử dụng chúng phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin và không chi
tiết. Vì vậy, cần tiến hành công tác đo vẽ, điều tra lập Bản đồ địa chất và Bản đồ
địa chất công trình ở tỷ lệ 1:50.000 thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh và 1:25.000 hoặc 1:10.000 ở TX. Lai Châu, các khu tập trung dân cư và các khu dự kiến phát triển công nghiệp.
Đặc điểm cấu trúc địa chất vô cùng độc đáo với nhiều tài nguyên địa chất quý báu. Đa số diện tích tỉnh Lai Châu có địa hình núi cao, hiểm trở, phân dị mạnh, diện tích thung lũng và đồng bằng rất nhỏ. Tuy nhiên, tiềm năng địa chất
chưa được khai thác đúng mức. Do đó, nên tiến hành thành lập Bản đồ địa mạo -
cảnh quan nhằm khai thác triệt để tài nguyên địa chất phục vụ quy hoạch lãnh
thổ và khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
Cần xây dựng một chương trình phòng tránh TBĐC một cách toàn diện và cần có biện pháp phòng chống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra TBĐC cao. Trước mắt cần tiến hành di dân kịp thời ra xa các khu vực xảy ra lũ quét, trượt lở đất cao như ở Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên và Mường Tè; tiến hành cắm biển cảnh báo ở các vị trí nguy hiểm nhất. Cần tiến hành nghiên cứu nguy cơ trượt lở, lũ quét ở các khu vực khác.
Tại khu vực Thị xã Lai Châu mới và khu vực lân cận, vì tại đây có hệ thống đứt gãy kiến tạo trẻ chạy qua và nằm trên diện phân bố của đá vôi, đá vôi sét, đá sét vôi nên rất dễ sảy ra hiện tượng sụt lún đất ngầm ảnh hưởng tới các công trình xây dựng và hạ tầng cơ sở. Tại đây cũng có nguy cơ xảy ra động đất với chấn cấp tới trên 5 độ Richter kèm theo nguy cơ sụt lún đất ngầm, cho nên không nên thiết kế các công trình xây dựng quá cao. Các công trình hạ tầng cơ sở đều phải tính đến mức độ kháng chấn phù hợp và nhất thiết phải điều tra khảo sát kỹ lưỡng nền đất đá ở phía dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Danh, 2000, Tìm hiểu thiên tai trên Trái Đất, NXB Giáo dục.
2. Cao Đăng Dư, Lê Bắc Huỳnh, 2000, Lũ quét, nguyên nhân và biện pháp
phòng tránh, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Vũ Tự Lập, 2006, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.
4. Nguyễn Văn Liêm, 1985, Paleozoi thượng ở Việt Nam, NXB Hà Nội.
5. Vũ Khúc, 2005, Từ điển địa chất, NXB Giáo dục.
6. Kitovani S.K, 1965, Kiến tạo miền Bắc Việt Nam, NXB Hà Nội.
7. Vụ Công Nghiệp, Đỗ Văn Ái, Hồ Vương Bính, 1995, Về những tác nhân