8. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Đặc điểm địa hình, thủy văn và rừng
Địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lai Châu là dạng địa hình
núi cao, hiểm trở và cao nguyên đá vôi bị chia cắt theo chiều thẳng đứng. Rất nhiều đỉnh có độ cao đạt từ 1000m đến 2000m.
Do ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo với cường độ cao, nên địa hình được nâng lên mạnh mẽ nhất Việt Nam. Địa hình có mức độ chia cắt mạnh (kể cả phần cắt ngang và phần cắt sâu). Một đặc điểm quan trọng ở đây là sự sắp xếp song song cùng hướng của các dãy núi, cao nguyên và thung lũng sông Đà.
Phần lớn lãnh thổ tỉnh Lai Châu thuộc phần phía Nam của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều diện tích là các cao nguyên đá vôi nổi tiếng. Diện tích thung lũng và đồng bằng giữa núi rất nhỏ. Chủ yếu tập trung ở khu vực Tam Đường, Bình Lư và Than Uyên.
Thủy văn: Mạng lưới sông suối dày đặc, dòng chảy xiết, hướng của dòng
Việt Nam. Chế độ thủy văn tỉnh Lai Châu được đặc trưng bởi các dòng chảy theo lưu vực các con sông chính: sông Đà và sông Nậm Na. Hai con sông này có đặc điểm của một mạng lưới sông trẻ, biểu hện ở mức độ chia cắt mạnh, thung lũng sâu, hẹp hình chữ V điển hình.
Rừng: Thuộc địa phận tỉnh Lai Châu rất phong phú và đa dạng, có thể chia
thành các loại sau: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa; Trảng cây bụi thường xanh nhiệt đới; Trảng cỏ nhiệt đới thứ sinh; Thực vật nhân tạo.
Hằng năm Lai Châu mất đi khoảng 120 - 150ha rừng do các hoạt động canh tác nông nghiệp của một số đồng bào dân tộc thiểu số phá rừng làm nương. Hiện tượng phát nương làm rẫy đã làm suy giảm diện tích rừng trồng đồng thời gây nên cháy rừng. Các hoạt động khai thác bất hợp pháp lấy gỗ đã làm chất lượng rừng bị suy giảm.