Các phức hệ magma

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.2. Các phức hệ magma

Phức hệ Mường Hum: (Izokh E.P, 1965)

Các thành tạo granitoid kiềm thuộc phức hệ Mường Hum phân bố trên một diện hẹp ở phía Đông bản Chu Va I (huyện Tam Đường), kéo dài theo phương TB - ĐN (trùng với phương cấu trúc chung của khu vực). Các đá đều có cấu tạo phân dải, dạng gneis rõ rệt, hướng phân dải trùng phương cấu trúc TB - ĐN và dựa theo dấu vết sắp xếp của các “con cá” trượt ép có thể cho rằng sự hình thành cấu tạo dạng dải, dạng gneis của granitoid phức hệ Mường Hum trùng với hoạt động dịch trượt trái của đứt gãy Sông Hồng. Tuổi phức hệ Mường Hum được xếp vào Paleogen sớm.

Thành phần chủ yếu có trong phức hệ là granosyenit và granit, syenit ít

phổ biến hơn. Chúng có độ kiềm cao (Na2O+K2O: 7,7 - 11,07), chủ yếu thuộc

loại kềm kali trội hơn natri (K2O/Na2O: 1,1 - 3,5). Dựa theo tương quan K2O -

SiO2, các đá syenit thường gần gũi với loại á kiềm, còn granit tương ứng với loại

kiềm vôi cao kali.

Hàm lượng các nguyên tố lithofil và đất hiếm trong thành phần phức hệ Mường Hum rất biến động. Các biến loại cao kiềm kali đặc trưng giầu Rb (149ppm), Zn (922ppm), Nb (108ppm) và các nguyên tố đất hiếm.

Xét theo các đặc trưng: cao kiềm (kiểu kiềm kali), giàu Rb, Zn, Nb và các nguyên tố đất hiếm thì thấy nó rất gần gũi với các thành tạo thuộc đới tách giãn tạo rift nội mảng lục địa.

Các biến loại thuộc loạt trội natri thông qua một số kết quả phân tích không đầy đủ về nguyên tố hiếm - viết có thể thấy chúng giầu Sr (424ppm), song nghèo Nb (15,3ppm), Zn (140ppm), La (26,9ppm), Nd (32,7ppm), nghèo hơn so với các biến loại trội kali. Hàm lượng Nb, Zn, La, Nd trong những đá này chỉ tương ứng với granitoit loại kiềm vôi.

Những phức tạp trên đây về đặc tính địa hóa của granitoid phức hệ Mường Hum cần tiếp tục được nghiên cứu chi tiết thêm. Liên quan tới chúng có khoáng hóa đất hiếm.

Phức hệ núi lửaTú Lệ: (Nguyễn Vĩnh, 1997)

Trong phạm vi tỉnh Lai Châu, các đá núi lửa axit á kiềm thuộc phức hệ Tú Lệ tạo thành một dải kéo dài phương TB - ĐN từ Bình Lư tới Than Uyên (70 - 80km). Ngoài ra, chúng còn lộ rải rác ở thượng nguồn Nậm Chiềng thuộc sườn tây dãy Phan Xi Păng.

Thành phần thạch học chủ yếu của dải đá núi lửa này bao gồm: ryodacit, ryolit, trachyryolit (trachyryolit giàu ban tinh felspat kali). Thường gặp aglomerat, dăm kết.

Thành phần hóa học của ryodacit, ryolit đặc trưng khá cao kiềm (Na2O+

K2O > 8,4%), kiểu kiềm trội kali (K2O/Na2O > 1 - 2). Dựa theo tương quan

K2O-SiO2 các đá núi lửa axit này thuộc loại kiềm vôi cao kali và á kiềm.

Đá đặc trưng giàu Rb (176ppm), nghèo Sr (15ppm), rất giàu Nb (112ppm), Zn (1038ppm) và Y(107ppm). Chúng rất giàu các nguyên tố đất hiếm, nhất là hiếm nhẹ (Ce/Yb: 40), giàu Th, U và Hf. Đặc điểm phân bố các nguyên tố đất hiếm và nguyên tố hiếm trong đá khu vực Tú Lệ hoàn toàn tương tự khu vực Trạm Tấu và Bình Lư. Thể hiện là sản phẩm của hoạt động magma nội mảng rõ rệt.

Một phần của tài liệu phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)