Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - hậu giang (Trang 45)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng và tăng trưởng tín dụng.

Nếu một Ngân hàng có nguồn vốn lớn thì doanh số cho vay cao ngược lại nếu nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay thấp. Các Ngân hàng thường đi vay để cho vay nhằm sinh lợi, sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tránh tình trạng ứ đọng vốn

của mình. Sau đây chúng ta hãy xem tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng

qua 3 năm như sau:

BẢNG 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 105.182 72 154.346 74 222.618 82,8 49.164 46,74 68.272 44,23 Trung và dài hạn 40.905 28 54.230 26 46.214 17,2 13.325 32,58 -8.016 -14,78 Tổng cộng 146.087 100 208.576 100 268.832 100 62.489 42,78 60.256 28,86

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng cộng

BIỂU ĐỒ 3: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm cụ thể năm 2008 là 146.087 triệu đồng, năm 2009 là 208.576 triệu đồng tăng 62.489 triệu đồng (tăng 42,78%) so năm 2008 và năm 2010 là 268.832 triệu đồng tăng 60.256 triệu đồng (tăng 28,86%) so năm 2009. Nguyên nhân là do trong tình hình kinh tế hiện nay của huyện Châu Thành là lạm phát tăng cao làm cho giá cả thị trường tăng, nông nghiệp thì mất mùa, sâu bệnh, dịch bệnh trong chăn nuôi nên nhu cầu vốn của người dân tăng lên. Từ hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất, cá nhân, gia đình ở địa phương thì Ngân hàng cũng mở sang cho vay vốn ở các địa bàn lân cận đã làm cho tình hình đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt và cũng mang lại lợi ích cho Ngân hàng.

Doanh số cho vay Ngắn hạn: Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn ln chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng số cho vay và tăng qua cac năm cụ thể là năm 2008 là 105.182 triệu đồng chiếm tỉ lệ 72% tổng doanh số cho vay, năm 2009 là 154.346 triệu đồng tương ứng với 74% tổng số cho vay và năm 2010 là 222.618 triệu đồng chiếm 82,8% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do tín dụng ngắn hạn đã đang được mở rộng và đóng vai trị chủ yếu trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Với đặc điểm của vùng kinh tế nông thôn là sản xuất nhỏ lẻ nên những hộ nông dân thường chỉ vay vốn ngắn hạn để trồng các cây hoa màu ngắn hạn hoặc chăn nuôi đặc biệt là gia cầm. Cơ cấu cho vay ngắn hạn cũng có những cái hay riêng của nó như vịng quay vốn nhanh, ít chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi về giá, lạm phát trong thời gian sau này, nó cũng có rủi ro là ta

chỉ tập trung vào 1 đối tượng là hộ nơng dân nhưng nếu tình hình khơng thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn sẽ thấp.

Doanh số cho vay trung và dài hạn: thì tăng trưởng khơng ổn định năm 2008 là 40.905 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên 54.230 triệu đồng tăng 42,78% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống 46.214 triệu đồng giảm 14,78% so với năm 2009. Nguyên nhân là do: Do Ngân hàng thực hiện chính sách mới trong giai đoạn hiện nay và mở rộng tín dụng trung hạn nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường; trong giai đoạn hiện nay thì có nhiều dự án, chương trình cơng nghiệp hóa đất nước nên nhu cầu vốn trung và dài hạn cao; một yếu tố khác nữa là thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu vay vốn để mua sắm, tiêu dùng, xây dựng nhà cửa...tăng lên; các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn với nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, công nghiệp, dịch vụ,...nên nhu cầu vay vốn để mua các thiết bị máy móc, nguyên liệu cho sản xuất giúp cho Ngân hàng ký kết thêm những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn.

Để Ngân hàng phát triển thì yếu tố doanh số cho vay cũng đóng vai trị then chốt. Muốn doanh số cho vay tăng qua từng năm thì chúng ta khơng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn mà cần chuyển dịch cơ cấu cho vay trung và dài hạn để phân tán rủi ro và phù hợp với mục tiêu định hướng của tỉnh. Đồng thời giúp cho

Ngân hàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận để có thể cạnh

tranh với các Ngân hàng khác và mở rộng thêm thị trường. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Để hiểu rõ hơn về doanh số cho vay chúng ta hãy tìm hiểu về doanh số cho

vay theo ngành kinh tế. Khi phân tích thì chúng ta có thể thấy được thế mạnh của từng ngành để có thể phát triển chúng và xem xét có phù hợp với địa bàn khơng để ngân hàng có sự đầu tư hợp lý. Dưới đây là bảng doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm như sau:

BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % CSV và CTV 103.367 70,76 134.951 64,70 212.000 78,86 31.584 30,56 77.049 57,09 Chăn nuôi 1.482 1,01 4.218 2,02 6.230 2,32 2.736 184,60 2.012 47,70 KDDV 21.924 15,00 31.467 15,09 20.058 7,46 9.543 43,53 -11.409 -36,26 Ngành khác 19.314 13,23 37.940 18,19 30.544 11,36 18.626 96,44 -7.396 -19,49 Tồng cộng 146.087 100 208.576 100 268.832 100 62.489 42,78 60.256 28,89

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)

0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm CSV và CTV Chăn nuôi KDDV Ngành khác Tổng cộng

BIỂU ĐỒ 4: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ngành kinh tế ở đây phân chia làm bốn loại: CSV và CTV, chăn ni, KDDV, ngành khác.

Chăm sóc vườn và cải tạo vườn: đây là lĩnh vực mà Ngân hàng tập trung

phát triển và đầu tư vốn tín dụng vì đem lại hiệu quả cao vừa giúp Ngân hàng thu hồi vốn nhanh và giúp cho người dân phát triển nông nghiệp nông thôn. Tình hình cụ thể như sau: năm 2008 là 103.367 triệu đồng (chiếm 70,76% tổng số cho

vay), năm 2009 tăng lên 134.951 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 64,7% doanh số cho

vay) tương ứng tăng 30,56% so năm 2008 và 2010 là 212.000 triệu đồng tăng

57,09% so năm 2009 nguyên nhân là do trong năm 2010 nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi sau khi suy thối và kèm theo các chủ trương giảm lãi suất cho

vay và khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thơn của nhà nước chính phủ nên đã tạo điều kiện cho người dân vay nhiều hơn các năm trước đó.

Chăn ni: song song với cải tạo vườn và chăm sóc vườn thì chăn ni

cũng đã được ngân hàng đầu tư hỗ trợ cho người dân tuy nhiên chiếm tỷ trọng rất

ít trong doanh số cho vay. Tình hình cụ thể năm 2008 là 1.482 triệu đồng chiếm

1,01% tổng doanh số cho vay, năm 2009 là 4.218 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 2,02% tổng số cho vay, tăng 2.736 triệu đồng (184,6%) so với năm 2008 và năm

2010 là 6.230 triệu đồng chiếm 2,32% doanh số cho vay, tăng 2.012 triệu đồng

so năm 2009 tương ứng 47,70%.

Kinh doanh dịch vụ: chủ yếu là ngành thủ công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cho vay cụ thể tỷ trọng so với tổng doanh số cho vay qua các năm như sau: năm 2008 (15%), năm 2009 (15,09%), năm 2010 là 7,46%. Qua bảng 4 cho ta thấy doanh số cho vay theo kinh doanh dịch vụ không ổn định cụ thể là năm 2009 đạt 31.467 triệu đồng tăng hơn năm 2008 là 43,53%, nhưng năm 2010 lại giảm xuống còn 20.058 triệu đồng giảm 36,26% so với năm 2009. Tuy trong năm 2010 có giảm xuống nhưng do đây là ngành tương đối mới nên Ngân hàng sẽ chú trọng đầu tư, phát triển trong những năm tới.

Khác: chủ yếu là loại hình cho vay theo hình thức cầm cố của người dân

và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu cho ta thấy đối tượng này tăng giảm không đều qua các năm cu thể năm 2008 là 19.314 triệu đồng và tăng lên 37.940 triệu đồng năm 2009 tương ứng tăng 96,44% so năm 2008 nhưng lại giảm xuống còn 30.544 triệu đồng năm 2010 tương ứng giảm 19,49% so năm 2009. Vì chi nhánh mới thành lập nên rất khó cho việc đáp ứng nhu cầu vay của từng thành phần kinh tế và đặc biệt loại hình này chỉ thực hiện để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhìn chung trong những năm qua đã có sự thay đổi sâu sắc về tình hình kinh tế của huyện Châu Thành, đó cũng có phần của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn của huyện. Ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn cho vay ngắn hạn nên đã đáp ứng yêu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế trong huyện phát triển và mở rộng hơn. Trong những năm tới thì doanh số cho vay trên lĩnh vực nông nghiệp dự kiến sẽ tăng mạnh và sẽ trở thành thế mạnh để phát triển huyện nhà.

4.2.2 Doanh số thu nợ

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Doanh số thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Châu Thành theo thời hạn được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 113.330 83 145.972 82,63 217.226 92,25 32.462 28,64 71.254 48,81 Trung và dài hạn 23.213 17 29.682 17,37 18.250 7,75 6.649 28,64 -11.612 -38,89 Tồng cộng 136.543 100 175.654 100 235.476 100 39.111 28,64 59.822 34,06

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)

0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tồng cộng

BIỂU ĐỒ 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Qua bảng cho ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn và chiếm tỷ trọng cao hơn 80% tổng doanh số thu nợ năm 2008 là 83%, năm 2009 là 82,63% và năm 2010 là 92,25%

Doanh số thu nợ ngắn hạn: tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả khả quan cụ thể năm 2008 là 113.330 triệu đồng, năm 2009 là 145.972 triệu đồng tăng 32.462 triệu đồng tương ứng 28.64% so năm 2008 và năm 2010 là 217.226 triệu

đồng tăng 71.254 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ là 48,81%. Nguyên nhân là do:

- Về phía ngân hàng:

+ Do doanh số thu nợ ngắn hạn phụ thuộc vào doanh số cho vay ngắn hạn nên khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng.

+ Tín dụng ngắn hạn là hoạt động chính của ngân hàng nên ngân hàng có nhiều kinh nghiệm đối với hình thức này.

+ Đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất và là khách hàng truyền thống nên công tác thu hồi vốn nhanh.

+ Ngân hàng đã theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng nên đã kiểm soát chặt chẽ được các khoản nợ sắp tới hạn và nhắc nhở khách hàng đến các khoản nợ đó nếu khơng sẽ bị phạt với lãi suất rất cao.

- Về phía khách hàng

+ Đa số khách hàng vay vốn đều là nông dân nên khi họ vay mục đích chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nên sau khi thu hoạch xong sẽ trả tiền vay cho Ngân hàng

+ Do ý thức của khách hàng cao và biết tác hại của nợ quá hạn nên họ sẽ có ý thức hơn trong sử dụng vốn có mục đích và trả nợ đúng hạn.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và chiếm tỷ lệ dưới 20% tổng doanh số thu nợ và tăng giảm không đều qua các năm 2008 là 23.213 triệu đồng, năm 2009 là 29.682 triệu đồng tăng 6.649 triệu đồng tương ứng với 26,84% do năm 2008 và năm 2010 là 18.250 giảm 38,89% so năm 2009. Nguyên nhân là do: trong năm 2009 thì các cán bộ đã tích cực đơn đốc khách hàng trả nợ và làm tốt công tác thẩm định khách hàng, tài sản thế chấp cũng như tính khả thi của dự án đầu tư; ngồi ra thì Ngân hàng cũng tạo mọi điều kiện cho người vay trả nợ đúng hạn, có chính sách và biện pháp hợp lý. Đối với những người chưa trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng tìm hiểu rõ lý do tại sao không trả được, đối chiếu về nợ vay, nợ trả là bao nhiêu từ đó kết hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp xứ lý.

Nhìn chung tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng không ngừng tăng, đây là 1 dấu hiệu khả quan đối với hoạt động ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn thì tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng khác,

còn doanh số thu nợ trung và dài hạn thì tăng giảm khơng ổn định. Do đó, Ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục được vấn đề này để cải thiện tình hình thu nợ.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Nếu như doanh số cho vay theo nganh kinh tế phản ánh tốc độ và nhu cầu vốn

thì doanh số thu nợ theo ngành kinh tế phản ánh sự phát triển của các ngành. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy xem bảng số liệu dưới đây:

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % CSV và CTV 98.176 71,95 124.885 70,69 189.056 80,29 26.169 26,51 64.171 51,38 Chăn nuôi 1.124 0,82 2.953 1,67 2.703 1,15 1.829 162,70 -250 -8.47 KDDV 13.849 10,15 19.668 11,20 15.429 6,55 5.819 42,02 -4.239 -21,55 Ngành khác 22.854 17,08 28.148 16,44 28.288 12,01 5.294 23,16 140 0,50 Tồng cộng 136.453 100 175.654 100 235.476 100 39.111 28,64 59.822 34,06

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)

0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm CSV và CTV Chăn nuôi KDDV Ngành khác Tồng cộng

BIỂU ĐỒ 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Chăm sóc vườn và cải tạo vườn: cũng giống như doanh số cho vay thì

nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh số thu nợ đều chiếm hơn 70% tổng doanh số thu nợ, tình hình cụ thể năm 2008 là 98.176 triệu đồng, năm

2009 là 124.885 triệu đồng tăng 26.169 triệu đồng tương ứng tăng 26,51% so

năm 2008 và năm 2010 tăng lên mức đáng kể là 189.056 triệu đồng tăng 64.171

triệu đồng tương ứng tăng 51,38% so năm 2009. Nguyên nhân doanh số thu nợ chăm sóc vườn và cải tạo vườn tăng qua các năm là do cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng để có hình thức cho vay thích hợp và sự kiểm tra đơn đốc khách hàng trả nợ. Ngồi ra, do đặc thù của ngành nông nghiệp là ngắn hạn nên sau vụ mùa thu hoạch thì họ trả cả lãi và gốc cho Ngân hàng và tiếp tục vay vốn thêm.

Chăn nuôi: Qua bảng số liệu cho ta thấy chăn nuôi tiếp tuc chiếm tỷ trong

thấp nhất dưới 2% tổng doanh số thu nợ. Tình hình như sau: năm 2008 là 1.124

triệu đồng, năm 2009 là 2.953 triệu đồng tăng 1.829 triệu đồng tương ứng tăng

162,7% so năm 2008 và năm 2010 là 2.703 triệu đồng giảm 250 triệu đồng tương

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)