CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.2.3.2 Dư nợ theo ngành kinh tế
Tình hình dư nợ của ngành kinh tế cho chúng ta biết được tiềm năng phát triển của ngành cũng như xem xét ngành nào cần được đầu tư.
BẢNG 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009
Số tiền % Số tiền % CSV và CTV 114.925 74,29 135.607 72,28 141.532 64,07 20.682 19,02 5.925 4,37 Chăn nuôi 1.842 1,19 2.875 1,53 6.087 2,76 1.033 56,08 3.212 111,72 KDDV 17.935 11,59 20.904 1,14 16.056 7,27 2.969 16,55 -4.848 -23,19 Ngành khác 19.991 12,93 28.167 25,05 57.234 25,90 8.176 40,90 29.067 103,19 Tồng cộng 154.693 100 187.553 100 220.909 100 32.860 21,24 33.356 17,78
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)
0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm CSV và CTV Chăn ni KDDV Ngành khác Tồng cộng
BIỂU ĐỒ 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG
Chăm sóc vườn và cải tạo vườn: cũng giống như doanh số cho vay vay
và doanh số thu nợ là chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng dần qua các năm cụ thể năm 2008 là 114.925 triệu đồng, năm 2009 là 135.607 triệu đồng tăng 20.682 triệu đồng tương ứng tăng 19,02% so năm 2008 và năm 2010 là 141.532 triệu đồng tăng 5.925 triệu đồng tăng 4,37% so năm 2009. Nguyên nhân là cho dù doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ cũng tăng do ý thức của người dân, công tác thu nợ tốt đã làm cho dư nợ tuy có tăng nhưng khơng đáng kể qua các năm.
Chăn ni: tình hình dư nợ như sau: năm 2008 là 1.842 triệu đồng đến
năm 2009 là 2.875 triệu đồng tăng 1.033 triệu đồng tăng 56,08% so năm 2009 và
năm 2010 là 6.087 triệu đồng tăng 3.212 triệu đồng tương ứng tăng 111,72% so năm 2009. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ giảm trong khi doanh số cho vay tăng là do trong năm 2009, 2010 giá cả một số loài gia súc, gia cầm tăng nên họ đã đầu tư vào chăn ni để mong lợi nhuận, ngồi ra ngành chăn ni có thể tận dụng các nguồn lao động sẵn có trong gia đình và trong những năm gần đây có sự khuyến khích của nhà nước nên họ mạnh dạn đầu tư vào chăn ni.Chính những yếu tố này làm cho dư nơ của chăn nuôi tăng mạnh qua các năm.
Kinh doanh dịch vụ: tăng trưởng không ổn định qua các năm: năm 2008
là 17.935 triệu đồng, năm 2009 là 20.904 triệu đồng tăng 2.969 triệu đồng tương đương tăng 16,55% so năm 2008 và năm 2010 là 16.056 triệu đồng giảm 4.848 triệu đồng giảm 23,19% so năm 2009. Nguyên nhân năm 2010 dư nợ trong ngành Kinh doanh dịch vụ giảm là do năm này tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra làm cho nền kinh tế nước ta bị suy thối do đó mà nhu cầu đầu tư
vào ngành này giảm làm cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm và kéo
theo dư nợ cũng giảm.
Ngành khác: chủ yếu là hình thức tín dụng cầm cố, tiêu dùng, trả
góp,...tăng trưởng khá mạnh làm cho dư nợ cũng tăng mạnh qua các năm cụ thể: năm 2008 là 19.991 triệu đồng và tăng lên 28.167 triệu đồng năm 2009 tăng 8.176 triệu đồng tương ứng tăng 40.9% so năm 2008 và đến năm 2010 là 57.234 triệu đồng tăng 29.067 triệu đồng tăng 103,19% so năm 2009. Nguyên nhân có sự tăng mạnh ở trên là do những người vay vốn có thu nhập ổn định, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cao làm cho dư nợ tăng. Bên cạnh đó do doanh số cho vay tăng mạnh mà doanh số thu nợ tăng không đáng kể cũng đã làm cho dư nợ tăng mạnh.
Nhìn chung tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm tăng nhưng ở các ngành lại có mức tăng giảm khác nhau. Điều này đã cho ta thấy tác động rất lớn của nền kinh tế đến hoạt động của Ngân hàng nhưng vẫn góp phần vào sự tăng trưởng của Ngân hàng và đảm bảo cho hiệu quả sủ dụng vốn của Ngân hàng.