CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Về cơ cấu nhân sự và bộ máy hoạt động của Ngân hàng
- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: yếu tố con người luôn là yếu tố quan
trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán
hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện
tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chun mơn nghiệp vụ.
- Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc
lập, quyết định tín dụng, quản lý nợ đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ , thường xuyên của các bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc.
5.2.2 Mở rộng mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng
Mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng bán lẻ có hàm lượng cơng nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.
5.2.3 Cơng tác huy động vốn
NHNN và PTNT huyện Châu Thành chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn huy động được nhưng tỷ lệ vốn vay từ Ngân hàng cấp trên cao hơn nguồn vốn huy động được do đó mà Ngân hàng cần phải chủ động hơn trong công tác huy động vốn của mình như sau:
- Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và áp dụng những hình thức huy động mới vào Ngân hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm bảo an...
- Nâng cao lãi suất huy động: Hiện nay những khách hàng đang có tâm lý gửi tiền vào Ngân hàng có lãi suất cao vì vậy mà chi nhánh cần phải có chính sách điều chỉnh lãi suất thích hợp để vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa thu được lợi nhuận và không vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước.
- Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức thanh tốn qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia.
- Marketing cho Ngân hàng bằng cách thông báo và quảng bá rộng rãi Ngân hàng tới khách hàng bằng lãi suất huy động cao, hình thức trả lãi đa dạng và có nhiều chương trình dự thưởng đối với tiền gửi…
5.2.4 Công tác cho vay vốn
- Cải tiến quy trình cho vay với những thủ tục bớt rườm rà nhằm giúp khách
hàng vay vốn 1 cách nhanh hơn và tạo được niềm tin khách hàng.
- Công tác thẩm định nguồn vốn vay phải được chú trọng vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như rủi ro trong khi vay. Qua phân tích ở trên ta thấy nợ quá hạn ở ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất do đó khi cho vay ta phải thẩm định và xem xét rõ đồng thời tạo điều kiện vay vốn cho họ.
- Nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vì đối tượng vay chủ yếu là những công ty, cơ sở sản xuất, xí nghiệp đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ nên tiềm năng phát triển rất lớn. Đây chính là nguồn lợi lớn của Ngân hàng.
- Công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng phải được đảm bảo thực hiện tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và vòng quay vốn.
- Cần tập trung nguồn vốn để phát triển ngành thế mạnh ở địa phương là nông
nghiệp và ngành khác để góp phần phát triển nền kinh tế huyện Châu Thành và