Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - hậu giang (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.4.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế đánh giá sự phát triển của từng ngành và sự lựa chọn đầu tư hợp lý vào một ngành nào đó, đồng thời cũng tìm cách khắc phục nợ quá hạn ở mức thấp nhất. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng dưới đây:

BẢNG 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % CSV và CTV 12.337 65,86 3.877 60,23 1.212 56,24 -8.460 -68,57 -2.665 -68,74 Chăn nuôi 991 5,29 571 8,87 390 18,10 -420 -42,38 -181 -31,70 KDDV 2.187 11,68 974 15,13 205 9,51 -1.213 -55,46 -769 -78,95 Ngành khác 3.216 17,17 1.015 15,77 348 16,15 -2.201 -68,44 -667 -65,71 Tồng cộng 18.731 100 6.437 100 2.155 100 -12.294 -65,63 -4.282 -66,52 (Nguồn: Phịng tín dụng NHNN và PTNT Châu Thành) ĐVT: Triệu đồng

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm CSV và CTV Chăn nuôi KDDV Ngành khác Tồng cộng

BIỂU ĐỒ 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Chăm sóc vườn và cải tạo vườn: Huyện Châu Thành đang từng bước đi

lên nhưng trong đó kinh tế nơng nghiệp nơng thốn vẫn là thế mạnh của vùng góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy tình hình nợ quá hạn giảm qua các năm: năm 2008 là 12.337 triệu đồng, năm 2009 là 3.877 triệu đồng giảm 8.460 triệu đồng tương đương giảm 68,57% so năm 2008 và năm 2010 giảm 68,74% so năm 2009 với mức là 1.212 triệu đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ quá hạn là đều trên 56%. Nguyên nhân là tuy thế mạnh của vùng là trồng trọt nhưng chủ yếu trồng nhỏ lẻ, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sâu bệnh thường xuyên phá hoại làm giảm năng suất. Mặt khác là khi thu hoạch tập trung thì giá thường thấp nên họ có tâm lý là neo lại để chờ giá lên, đó là chưa kể chi phí vận chuyển, phân bón, thuốc trừ sâu tăng. Đó là những nguyên nhân khiến khả năng trả nợ của người dân giảm.

Chăn nuôi: năm 2008 là 991 triệu đồng đến năm 2009 là 571 triệu đồng

giảm 420 triệu đồng tương ứng giảm 42,38% so năm 2008 và năm 2010 là 390 triệu đồng giảm 31,7% so năm 2009. Nguyên nhân là do trong chăn nuôi người nông dân được giá và họ đã biết áp dụng kỹ thuật vào trong chăn nuôi nên đã giảm chi phí dẫn đến doanh số thu nợ tăng làm cho nợ quá hạn giảm xuống. Tuy nhiên tỷ trọng so với các ngành khác lại tăng lên đặc biệt là năm 2010 chiếm tới 18,1% nợ quá hạn.

Kinh doanh dịch vụ: tỷ trọng so với tổng nợ quá hạn tăng giảm khác

nhau qua các năm cụ thể: năm 2008 là 2.187 triệu đồng chiếm tỷ lệ 11,68% , năm 2009 là 974 triệu đồng chiếm 15,13% và năm 2010 là 205 chiếm 9,51%. Qua đây ta thấy nợ quá hạn trong kinh doanh dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt qua các năm là do các dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng để đầu tư đã sinh lãi, Ngân hàng thực hiện tốt công tác quản lý có hiệu quả như: thu hồi các khoản nợ, lãi đến hạn,...và các cán bộ đã tích cực kiểm tra, thẩm định thủ tục vay vốn làm cho nợ xấu giảm.

Ngành khác: đây là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu nợ quá

hạn, cũng giống như các ngành ở trên thì nợ quá hạn giảm dần qua 3 năm cụ thể năm 2008 là 3.216 triệu đồng, năm 2009 giảm xuống còn 1.015 triệu đồng (giảm 68,44% so năm 2008) và năm 2010 là 348 triệu đồng (giảm 65,71% so năm 2009). Đa số những người đi vay là công nhân viên chức nên họ có nguồn thu nhập ổn định và ý thức trong trả nợ.

Nhìn chung là tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng trong những năm qua là

có hiệu quả. Mặc dù gặp khơng ít khó khăn do nhiều ngun nhân nhưng Ngân

hàng vẫn cố gắng vượt qua. Sự phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng rất đáng khích lệ, nó phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả, thể hiện chất lượng phát triển của từng ngành mà góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và tỉnh nhà.

Tóm lại tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây:

BẢNG 11: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % DSCV 146.087 208.576 268.832 62.489 42,78 60.256 28,89 DSTN 136.543 175.654 235.476 39.111 28,64 59.822 34,06 Tổng dư nợ 154.693 187.553 220.909 32.860 21,24 33.356 17,78 Nợ quá hạn 18.371 6.437 2.155 -12.294 -65,63 -4.282 -66,52

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT Châu Thành)

Ghi chú:

- DSCV: doanh số cho vay - DSTN: doanh số thu nợ

Phân tích hoạt động tín dụng là xem xét đến hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng và nó thể hiện sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy mà mỗi ngân hàng cần tạo thế đứng vững chắc trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Vấn đề đặt ra hiện nay cho Ngân hàng phải đánh giá và nắm bắt hoạt động tín dụng của mình để nhận diện những rủi ro và có những chiến lược phù hợp. Phân tích hoạt động tín dụng là công cụ giúp nhà quản trị có thể nhận biết rủi ro và điều chỉnh cơ cấu tín dụng kịp thời theo xu hướng thị trường. Tình hình cụ thể về hoạt động tín dụng qua 3 năm cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho vay trong một khoảngthời gian nào đó và nó đánh giá quy mơ hoạt động ngân hàng. Dựa vào sơ lược ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Điều này thể hiện ở chỗ Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể năm 2008 là 146.087 triệu đồng sang năm 2009 là 208.576 triệu đồng tăng 62.489 triệu đồng tương ứng tăng 42,78% so năm 2008 và năm 2010 là 268.832 triệu đồng tăng 60.256 triệu đồng ( tăng 28,89%) so năm 2009. Nguyên nhân mà doanh số cho vay đều tăng qua các năm là trong giai đoạn hiện nay thì nhu cầu vốn là rất lớn do quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cộng với sự khủng hoảng kinh tế nên chính phủ tạo mọi điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư, trang bị máy móc, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, tiêu dùng... để phục hồi sự phát triển dần của nền kinh tế. Vì vậy trong những năm tới Ngân hàng cần phải tạo mọi điều kiện cho nhu cầu vay vốn của người dân, đồng thời tập trung vào nguồn vốn vay ngắn hạn cho các cá nhân và doanh nghiệp.

- Doanh số thu nợ

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là 1 yếu tố đánh giá hoạt động tín dụng. Doanh số thu nợ là khoản nợ mà Ngân hàng thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu việc thu hồi nợ tốt thì

đảm bảo nguồn vốn Ngân hàng được mở rộng và tốc độ luân chuyển vốn nhanh tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển.

Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng như sau: năm 2008 là 136.543 triệu đồng và đến năm 2009 tăng lên 175.654 triệu đồng tăng 39.111 triệu đồng (tăng 28,64%) so năm 2008 tiếp tục tăng trong năm 2010 với 235.476 triệu đồng tăng 59.822 triệu đồng (tăng 34,06%) so năm 2009. Đây là tín hiệu lạc quan của Ngân

hàng do chính sách thu nợ của Ngân hàng đã được cải thiện và sự nỗ lực không

ngừng của tập thể cán bộ trong Ngân hàng. Ngân hàng đã tìm hiểu hồn cảnh những người vay vốn và tạo mọi điều kiện cho họ vay cũng như đôn đốc việc trả nợ gốc và lãi, tạo mọi điều kiện cho họ vay vốn lần sau.

- Dư nợ

Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng còn cho vay và chưa thu hồi kịp. Đây là 1 chỉ

tiêu không thể thiếu khi đánh giá hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện quy mơ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nếu mức dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng có quy mơ hoạt động rộng, nguồn vốn lớn và đa dạng. Do ta cần phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm để thấy rõ điều này.

Năm 2008 dư nợ là 154.693 triệu đồng, năm 2009 là 187.553 triệu đồng tăng 32.860 triệu đồng tương ứng tăng 21,24% so năm 2008 đến năm 2010 là 220.909 triệu đồng tăng 33.356 triệu đồng tăng 17,78% so năm 2009. Qua số liệu này cho ta thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng do nhu cầu vốn tăng qua các năm và đặc biệt 2 đối tượng hộ gia đình và cá nhân là 2 đối tượng cho vay chính của Ngân hàng.

- Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản vay mà khách hàng chưa trả được khi đáo hạn. Nếu nợ quá hạn cao thì rủi ro mà Ngân hàng chịu càng cao và ngược lại.

Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng cụ thể như sau: năm 2008 là 18.371 triệu đồng, năm 2009 là 6.437 triệu đồng giảm 12.294 triệu đồng giảm 65,63 so năm 2009 và năm 2010 là 2.155 triệu đồng giảm 4.282 triệu đồng tương ứng giảm 66,52% so năm 2009. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thì thu nhập của người dân tăng lên làm cho khả năng trả nợ tăng và ý thức trả nợ của họ được cải thiện, đồng thời chính sách thu nợ và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt.

Đây là điều đáng mừng nhưng Ngân hàng cần phải hoàn thiện thủ tục vay vốn của mình hơn nữa và kiểm tra kiểm sốt quy trình vay vốn hơn nữa.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - hậu giang (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)