Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 25 - 27)

1.3. Những vấn đề chung về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1.3.1.Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Theo PGS.TS Trần Ngọc Đường: “Quản lý nhà nước là sự tác động có định

hướng của chủ thể quản lý (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được Nhà nước trao quyền và cá nhân có thẩm quyền) lên đối tượng (hay khách thể quản lý) nhằm đạt được mục tiêu xác định” 19; còn GS.TS Nguyễn Duy Gia cho rằng: “Quản

lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp luật của bộ máy nhà nước (công

18 Anh Linh (2003), “Bảo hiểm thất nghiệp của một số nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (6), tr.28. 19 Nguyễn Duy Gia(1996), Cải cách một bước về bộ máy hành chính ở nước ta, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.9.

quyền) để điều chỉnh các quy trình xã hội, các hành vi của cơng dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị, khoa học, xã hội) để giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và phát triển xã hội theo mục tiêu đã định”20

.

Theo tự điển tiếng Việt “Quản lý là tổ chức, điều khiển, theo dõi thực hiện như

đường lối của chính quyền quy định”.

Theo cách hiểu thông thường “Quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định”21

.

Như vậy, dù là quan niệm nào, hoạt động quản lý cũng bao gồm các yếu tố: + Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể tác động lên đối tượng quản lý bằng các cơng cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định;

+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý;

+ Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước tác động đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Trong hoạt động quản lý nhà nước, các chủ thể luôn dựa vào pháp luật và căn cứ vào pháp luật trên nguyên tắc chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Q trình áp dụng pháp luật được thực hiện thơng qua hệ thống bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, hệ thống bộ máy này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tác động vào đối tượng quản lý ở một mức độ nhất định theo sự phân công phân cấp để thực hiện các mục tiêu chung mà Nhà nước đề ra.

Đối với quỹ BHTN, hoạt động quản lý của Nhà nước được thể hiện thông qua việc điều tiết mọi quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng nguồn quỹ BHTN, qua đó duy trì và phát triển nguồn quỹ BHTN kể cả trước những biến động

20 Nguyễn Duy Gia(1996), tlđd 21, tr.58.

môi trường (biến động về đối tượng tham gia, đối tượng hưởng, biến động về môi trường sống, về điều kiện kinh tế…).

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về quản lý quỹ BHTN như sau: Quản lý quỹ BHTN là sự tác động của Nhà nước lên nguồn quỹ BHTN thông qua hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh quá trình hình thành, sử dụng, bảo tồn và phát triển quỹ, tạo điều kiện đảm bảo đời sống của NLĐ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 25 - 27)