2.1.1. Tình hình ban hành văn bản pháp luật
2.1.1.1. Quá trình điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về thực hiện chế độ thôi việc, mất việc đối với người lao động
Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, coi trọng quyền và lợi ích của NLĐ. Chính vì vậy, giải quyết việc làm, ngăn ngừa, hạn chế thất nghiệp cũng như đảm bảo cuộc sống NLĐ bị mất việc làm được quan tâm ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi giành được chính quyền, Nhà nước Việt Nam đã sớm ban hành các quy định về trợ cấp thôi việc đối với NLĐ bị mất việc làm như: Nghị định số 2 ngày 01/10/1945 của Bộ Lao động về việc ấn định tiền phụ cấp cho nhân công khi bị thảy hồi, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa trong đó có quy định thực hiện chế độ thơi việc đối với công nhân giúp việc Chính phủ, Thơng tư số 88-TTg ngày 01/10/1964 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp thôi việc đối với công nhân viên chức, Thông tư này được thực hiện đến năm 1986.
Khi nước ta xoá bỏ cơ chế quản lý cũ chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nói chung, yêu cầu sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước do làm ăn kém hiệu quả, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm mở rộng các hình thức kinh tế như Nghị Quyết TW Đảng khóa VI đã nêu, Chính phủ đã ban hành các quyết định như Quyết định 176/HĐBT ngày 09/10/1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, Quyết định 315/HĐBT ngày 01/9/1990 về thủ tục giải thể các xí nghiệp quốc doanh bị thua lỗ, Quyết định 227/HĐBT ngày 29/12/1987 về việc sắp xếp lại tổ
chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, Quyết định 111/HĐBT ngày 12/4/1991 về một số chính sách trong sắp xếp biên chế.
Sau Pháp lệnh Hợp đồng lao động (1990), ngày 01/01/1995, Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, cùng với những văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình lao động cũng như trong việc giải quyết hậu quả của thất nghiệp .
Cũng như trong thời kỳ trước, do ảnh hưởng của các chính sách về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước một số văn bản đã được ban hành, cụ thể: Nghị định 41/CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dơi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này có hiệu lực đến 31/12/2005; Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước, Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2010; Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2011.
Nhìn chung những quy định trong các văn bản luật đã góp phần hình thành hành lang pháp lý cho việc thực thi chính sách xã hội đối với NLĐ, nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng thất nghiệp xảy ra trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí thực hiện các khoản trợ cấp cho NLĐ nghỉ việc chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước hoặc từ kinh phí của đơn vị sử dụng lao động, nên việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ lao động thơi việc, mất việc cịn những hạn chế nhất định. Mức trợ cấp khi bị mất việc đối với NLĐ thấp so với thiệt hại họ gánh chịu, trong khi đó NSDLĐ đơi khi khơng thực hiện, hoặc thực hiện tùy theo khả năng tài chính của mình. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là tình trạng xảy ra thường xuyên, nếu dồn gánh nặng cho ngân sách nhà nước hoặc chỉ buộc NSDLĐ có trách nhiệm chi trả các khoản trợ cấp cho NLĐ đều khơng phải là giải pháp tồn vẹn. Sự ra đời của chính sách BHTN (được quy định trong Luật BHXH 2006) đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn tài chính ổn định lâu dài, đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ các thành viên trong xã hội suốt quá trình tham gia lao động.
2.1.1.2. Tình hình ban hành văn bản pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian qua
Sự ra đời của Luật BHXH 2006 với các quy định về BHTN có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước đối với NLĐ thất nghiệp. Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan cũng đã kịp thời ban hành văn bản thi hành chế độ BHTN cho NLĐ, cụ thể: Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN. Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 cụ thể hóa các quy định về chế độ BHTN. Ngày 16/10/2009, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi một số quy định Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH, đến nay Thông tư này được thay thế bởi Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010. Riêng trong lĩnh vực tài chính quỹ BHTN, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Thông tư số 96/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/12/2008 hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/2011 về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/2011 của về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Để xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH (bao gồm BHTN), Chính phủ ban hành Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHTN bước đầu xây dựng khá hoàn chỉnh là hành lang pháp lý quan trọng duy trì sự ổn định của nguồn quỹ BHTN đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
2.1.2. Cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật BHXH, cơ quan trực tiếp quản lý quỹ BHTN là BHXH Việt Nam, đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về BHXH (bao gồm BHTN), của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH. Hệ thống BHXH Việt Nam được phân thành 03 cấp: trung ương, tỉnh, huyện.
Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng quỹ BHXH. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.