Nội dung quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 37)

1.3. Những vấn đề chung về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1.3.3. Nội dung quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1.3.3.1. Quản lý nhà nước đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Với bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc vì lợi ích của người lao động và của cả cộng đồng, việc tổ chức và vận hành hệ thống BHTN đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, thể hiện qua các nội dung:

Nhà nước xây dựng các chính sách, các văn bản pháp luật để điều chỉnh quá trình hình thành, sử dụng, bảo toàn và phát triển quỹ thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Khác với bảo hiểm thương mại, Nhà nước chỉ ban hành những điều, nội dung

cơ bản cịn chính sách chiến lược cụ thể do công ty Bảo hiểm thực hiện; đối với BHTN, Nhà nước quy định bằng những văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung mà các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện BHTN không tự đặt ra bất kỳ chế độ hay quy định nào.

Nhà nước tham gia vào q trình cân đối nguồn tài chính quỹ BHTN. Khác với các quỹ tài chính thơng thường, quỹ BHTN được dùng bù đắp thu

nhập của người tham gia khi thất nghiệp, do đó mức chi khơng chỉ phụ thuộc và khả năng đóng góp mà cịn phải đảm bảo cuộc sống của NLĐ. Để hoạt động chi trả của quỹ BHTN diễn ra bình thường kể cả trước những biến động của môi trường (biến

động về nguồn lao động, biến động về kinh tế xã hội, biến động về môi trường), Nhà nước sẽ tham gia đóng góp hoặc cấp bù vào nguồn quỹ khi quỹ có sự cố, đây là điểm khác cơ bản giữa quản lý nhà nước đối với quỹ BHTN và các quỹ bảo hiểm thương mại khác.

Thơng qua bộ máy của mình, Nhà nước tổ chức hoạt động quản lý sự nghiệp BHTN thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Qua hoạt động này nguồn quỹ BHTN được điều tiết trên phạm vi toàn quốc gia, từ đó Nhà nước kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình tài chính quỹ để có sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp.

1.3.3.2. Quản lý sự nghiệp quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp

Đây là hoạt động giữ vai trò quan trọng và quyết định đến nguồn hình thành quỹ BHTN. Nội dung quản lý thu gồm:

- Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Đối tượng tham gia

BHTN là yếu tố quyết định nguồn tài chính quỹ BHTN, bao gồm các nội dung:

+ Điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp: quy định điều kiện tham gia BHTN để giới hạn phạm vi đối tượng thực hiện BHTN nhằm đáp ứng yêu cầu cân đối quỹ. Dựa trên quy định về điều kiện tham gia BHTN, nhà quản lý xác định đối tượng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về BHTN. Thông thường, khi bắt đầu thực hiện một chế độ, để tiện quản lý Nhà nước tập trung vào những thành viên nào dễ tìm thấy nhất và thơng tin về họ cũng dễ nhận diện nhất, cách làm thông thường là đưa người lao động của các doanh nghiệp lớn vào phạm vi bao quát ban đầu của một chế độ, để sao cho có thể đưa ngay vào chế độ đó một tỷ lệ đáng kể lực lượng lao động, qua thời gian thực hiện sẽ mở rộng dần phạm vi đối tượng tham gia. Ví dụ, ở Pháp hiện nay đối tượng tham gia BHTN không bao gồm lao động tự tạo việc làm, chủ doanh nghiệp, nông dân. Ở Đức những người không thuộc đối tượng tham gia BHTN bao gồm: các công chức được hưởng trợ cấp từ việc bảo đảm việc làm suốt đời, các viên chức chính phủ hợp đồng có thời hạn (ví dụ: trợ lý cho giáo sư, viên chức công, quân nhân), học sinh sinh viên, lao động tự tạo việc làm, các thành viên hội đồng quản lý công ty, các đối tượng đang thực tập và người được học bổng, các lao động làm việc giản đơn thu nhập dưới 400 euro/tháng, người trên 65 tuổi, người tàn tật vĩnh viễn khơng có khả năng lao động. Ở Trung Quốc chế độ BHTN không áp dụng

với công chức Nhà nước và nông dân ngoại trừ những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp làm việc dưới hợp đồng với doanh nghiệp ở thành thị, học sinh sinh viên mới ra trường chưa có việc làm22. Nhìn chung, dù đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ BHTN ở các quốc gia khác nhau, nhưng việc xác định phạm vi của các đối tượng tham gia đều thỏa mãn các vấn đề cơ bản: phải có thể kiểm sốt được đối tượng tham

gia, số lượng người tham gia, và phải đảm bảo khả năng cân đối nguồn tài chính của quỹ BHTN.

+ Quản lý đối tượng bắt buộc phải tham gia theo quy định: căn cứ vào quy định về điều kiện tham gia BHTN, tổ chức quản lý quỹ BHTN thống kê số người phải tham gia và số người đã tham gia trên thực tế, trên cơ sở đó xây dựng chỉ tiêu và kế hoạch khai thác đối tượng, đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHTN, đồng thời đảm bảo cho các đối tượng thuộc diện tham gia đều có cơ hội tiếp cận với chính sách BHTN.

+ Quản lý số lượng người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: từ số lượng người thực tế đã tham gia BHTN, đơn vị quản lý thu xác định số phải thu, theo dõi tình hình thu nộp BHTN, từ đó kịp thời có biện pháp xử lý đối với các trường hợp nợ đọng. Cũng từ số liệu thống kê về số lượng người đã tham gia BHTN, tổ chức quản lý quỹ BHTN dự đoán những khoản chi thực hiện các chế độ BHTN, tính tốn tình hình sử dụng quỹ và có kế hoạch để phát triển nguồn quỹ BHTN.

+ Quản lý thông tin người lao động: bao gồm thông tin cá nhân của người tham gia và q trình đóng góp của họ vào quỹ BHXH, BHTN (thời gian đóng, mức đóng, thời gian hưởng các chế độ). Thông tin này được lưu giữ trong suốt thời gian NLĐ tham gia vào QHLĐ. Ở Việt Nam, những thông tin này được lưu trong sổ BHXH. Căn cứ vào thông tin trên sổ BHXH, nơi quản lý chi trả bảo hiểm sẽ tính tốn mức hưởng của người tham gia khi sự kiện bảo hiểm xảy ra; đồng thời qua đó đơn vị quản lý BHTN dễ dàng kiểm tra và phát hiện những vi phạm trong q trình đóng, hưởng BHTN của NLĐ và NSDLĐ (nếu có).

- Quản lý số thu bảo hiểm thất nghiệp: Trên cơ sở các quy định pháp luật về

mức đóng, căn cứ đóng và phương thức đóng BHTN đơn vị quản lý sẽ xác định số phải thu, số đã thu từng thời điểm, xác định số nợ (nếu có) để đơn đốc và có hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp nợ đọng kéo dài.

Trong nội dung quản lý thu BHTN tất cả các đóng góp sẽ được quản lý chung, thống nhất trong toàn hệ thống.

Quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp

Thực hiện quản lý chi khơng với mục đích giảm khoản chi mà quản lý là để tránh tình trạng chi sai chế độ, chi không đúng đối tượng, tránh lãng phí, đảm bảo cơng bằng cho người tham gia. Nội dung quản lý chi bao gồm:

- Quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp + Điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Cũng như hoạt động quản lý thu, để quản lý đối tượng hưởng BHTN hầu hết các quốc gia đều quy định những điều kiện hưởng nhất định, mà bất cứ người tham gia nào muốn hưởng chế độ cũng phải thỏa mãn những điều kiện đó. Ví dụ, Ở Pháp để được hưởng BHTN, NLĐ phải đáp ứng 06 điều kiện: đã làm việc và đóng bảo hiểm ít nhất là 6 tháng trong vịng 22 tháng cuối cùng, khơng tự nguyện thơi việc trừ khi có động cơ thơi việc hợp pháp (thơi việc vì chồng, vợ phải thun chuyển cơng tác), có khả năng làm việc, đã đăng ký với tư cách là người tìm kiếm việc làm hoặc đang theo học một chương trình đào tạo, có mong muốn tìm việc và dưới 60 tuổi. Ở Đức ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, điều kiện hưởng BHTN phổ biến nhất là: người thất nghiệp dưới 65 tuổi đã làm việc và đóng BHTN tối thiểu 12 tháng trong vòng 2 năm cuối, đã đăng ký với một văn phịng giới thiệu việc làm, có khả năng lao động tích cực tìm kiếm việc làm. Ở Trung Quốc, để được hưởng BHTN, NLĐ phải đáp ứng các điều kiện: đã có ít nhất 01 năm đóng góp, thất nghiệp vì lý do khách quan, có khả năng, có mong muốn được lao động và đã đăng ký thất nghiệp với văn phòng giới thiệu việc làm23. Ngay cả Thụy Điển, quốc gia thực hiện BHTN không dựa vào tình trạng tài chính của người thất nghiệp, để được hưởng BHTN cũng phải đảm bảo điều kiện: phải là người hoàn tồn khoẻ mạnh về mặt thể xác (có nghĩa là khơng bị mắc một thứ bệnh nào), phải làm việc ít nhất 3 giờ trong 1 ngày và 7 ngày trong 1 tuần, phải tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp với mình, phải đăng ký tìm việc tại Trung tâm tìm kiếm việc làm của Chính phủ và phải chấp nhận làm việc tại những địa điểm khác xa so với nơi cư trú của họ theo yêu cầu của trung tâm tìm kiếm

việc làm24. Như vậy, điều kiện mà đa số quốc gia áp dụng là: NLĐ phải đảm bảo thời

gian tối thiểu đóng BHTN, đã đăng ký thất nghiệp, đang tích cực tìm việc. + Quản lý người hưởng tăng

Gồm tổng số người được duyệt hưởng BHTN. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, trên cơ sở các điều kiện hưởng, cơ quan quản lý xác định đối tượng hưởng, lập danh sách hưởng, danh sách chi trả. Qua đó định hướng hoạt động hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người hưởng BHTN, định hướng số chi.

+ Quản lý người hưởng giảm

Gồm tổng số người hết thời hạn hưởng, hoặc bị tạm dừng, hoặc bị chấm dứt hưởng BHTN. Qua đó ngừng chi trợ cấp đối với người hết hạn hưởng, xác định chính xác số đã chi, xác định tỷ lệ giữa số người hưởng, số người tham gia đóng góp và đánh giá khả năng cân đối của quỹ BHTN.

- Quản lý số chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Để quản lý số chi, ở mỗi quốc gia đều quy định tỷ lệ hưởng, căn cứ tính mức hưởng BHTN nhất định. Trên cơ sở đó dự đốn số phải chi, tính tốn mức chi trợ cấp thất nghiệp đối với từng lao động, định kỳ thực hiện thống kê số đã chi qua đó dự báo tình hình chi trả các chế độ BHTN. Tùy vào khả năng thực hiện BHTN ở từng quốc gia mà tỷ lệ hưởng, và căn cứ tính mức hưởng được quy định khác nhau. Ví dụ, ở Hàn Quốc mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 50% thu nhập của NLĐ tháng trước khi họ bị mất việc làm; ở Mông Cổ mức hưởng trợ cấp ở mức tối thiểu bằng 75% mức tiền lương tối thiểu, được chi trả tối đa 76 ngày, tính từ ngày hết hợp đồng lao động theo qui định của Bộ luật Lao động; ở Bungari mức hưởng là 60% tiền lương trước khi thất nghiệp và 80% lương tối thiểu nếu tự bỏ việc; Hungari là 75% tiền lương trước khi bị thất nghiệp trong vịng 23-90 ngày, sau đó chỉ được 60%; Ba Lan là 260 zloty (80% số này nếu làm việc dưới 5 năm và 120% nếu làm việc hơn 20 năm); Nga mức hưởng là 75% tiền lương trước khi thất nghiệp sau đó giảm dần25. Ở Trung Quốc mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo một nguyên tắc chung là thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhưng phải cao hơn mức sống tối thiểu của cư dân thành thị26. Riêng mức hỗ trợ tìm việc, hỗ trợ học nghề thường được quy định theo

24 Nguyễn Bích Ngọc (2009), “Bảo hiểm thất nghiệp Thụy Điển”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, th1 (2), tr.42. 25 Dỗn Mậu Diệp (2002), “Chế độ trợ cấp thất nghiệp ở các nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường”, Thông tin Khoa học Lao động và Xã hội (2), tr.23.

một mức chung khơng phân biệt người thụ hưởng có mức trợ cấp thất nghiệp cao hay thấp và thời gian hưởng dài hay ngắn, và được chi cho đơn vị thực hiện hoạt động này, không chi trực tiếp cho NLĐ.

- Quản lý chi hoạt động bộ máy

Nội dung chi hoạt động bộ máy gồm chi lương, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định… Một số nước khoản chi này được ngân sách nhà nước chi trả, một số nước do quỹ BHTN đảm bảo. Thông qua hoạt động quản lý nhằm tránh những lãng phí khơng cần thiết, điều này khơng có nghĩa siết chặt nguồn chi mà đưa ra chi phí phù hợp, đủ lớn đảm bảo hoạt động quản lý BHTN được thực hiện dễ dàng.

Cũng như hoạt động quản lý thu, hoạt động quản lý chi được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống BHTN. Từ số chi trên thực tế, tổ chức quản lý quỹ BHTN sẽ so sánh với số dự chi, số thu qua đó tính tốn khả năng cân đối của nguồn quỹ để kịp thời có hướng khắc phục tránh rơi vào trường hợp bội chi quỹ BHTN.

Quản lý cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ BHTN là yếu tố sống cịn của chính sách BHTN, do vậy cân bằng thu chi là trạng thái mong muốn của mỗi nước khi triển khai thực hiện BHTN.

Để thực hiện hoạt động quản lý cân đối quỹ, thường phải lập dự toán thu, dự tốn chi, và có chế độ quyết tốn định kỳ trong từng giai đoạn nhất định. Qua đó nhà quản lý sẽ thống kê các số liệu, xác định sự chênh lệch giữa số thu, số chi từ quỹ BHTN, và dự báo khả năng cân đối quỹ, xây dựng hướng điều chỉnh khi quỹ có nguy cơ mất cân đối, hạn chế tối đa việc cấp bù từ ngân sách nhà nước.

Để quản lý cân đối nguồn quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phải ln tính tốn và so sánh trong trạng thái động: Cân đối quỹ BHTN về

hình thức là cân đối giữa thu và chi. Cũng giống như sự phát triển của mọi sự vật, cân đối thu chi quỹ là tương đối chứ khơng tuyệt đối, tại một thời điểm quỹ có thể lớn lên ở đầu vào nhưng tại một thời điểm khác đầu ra của quỹ có thể lớn hơn. Vì vậy, cân đối quỹ phải được xem xét trong trạng thái động suốt quá trình nhất định, trong đó ít nhiều có số dư thâm hụt thuộc phạm vi cho phép.

Tổ chức quản lý điều hành quỹ phải độc lập, thống nhất trong phạm vi cả nước.

kiện cho cơ quan quản lý nắm được chính xác số liệu tài chính của nguồn quỹ, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của nguồn quỹ, kịp thời có hướng khắc phục khi quỹ có biến động. Việc tổ chức quản lý điều hành quỹ phải thực hiện trên cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nước về chấp hành luật BHTN đối với các bên tham gia BHTN.

Đảm bảo quyền lợi của người lao động, tương ứng nghĩa vụ đóng góp của họ.

Người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng hưởng chế độ BHTN, khơng có ưu đãi cho bất kỳ ai. Điều này thể hiện ở chỗ muốn hưởng quyền lợi NLĐ phải có nghĩa vụ đóng góp, thường xuyên, đều đặn trong thời gian làm việc; mức hưởng được căn cứ vào mức đóng và thời gian đóng góp của từng người lao động theo quy định của pháp luật.

Hoạt động BHTN khơng mang tính kinh doanh mà mang tính chất của quỹ tương hỗ bảo hiểm. Mục đích đầu tiên của BHTN là hỗ trợ cuộc sống của người lao

động, do vậy các khoản đóng góp vào quỹ khơng phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả chế độ BHTN. Việc giảm mức chi hay tăng mức đóng để bù đắp những khoản thiếu hụt do mất cân đối quỹ đều không phải là giải pháp mà nhà hoạch định chính sách hướng tới. Để cân đối thu chi, thường phải có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước,

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 37)