Đánh giá các quy định nổi bật của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 31 - 37)

của một số quốc gia trên thế giới

Từ các quy định nổi bật của pháp luật về PCTN của một số quốc gia trên thế giới đã được phân tích, tác giả có một số đánh giá như sau:

Thứ nhất, về hình sự hóa hành vi hối lộ cơng chức quốc gia:

Một là, các quốc gia trên thế giới đã luật hóa việc xử lý hình sự đối với

hành vi hối lộ. Hầu hết các quốc gia đều xử lý hình sự đối với cả hành vi đưa hối lộ cho công chức quốc gia và nhận hối lộ của công chức quốc gia (chẳng hạn như Liên bang Nga, Singapore, Trung Quốc, Phippines…). Ngồi ra tội mơi giới hối lộ cũng bị coi là tội phạm (ví dụ như ở Trung Quốc).

39

Thanh tra Chính phủ (2014), Một số kinh nghiệm quốc tế về cơng tác phịng, chống tham nhũng, NXB Lao động, tr37.

40

Lê Thị Thu Hà (2013), “Kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Kiểm sát, (số 22), tr47-54.

Hai là, một số nước đã mô tả khá chi tiết cấu thành tội phạm của hành vi

đưa tội hối lộ, nhận hối lộ. Ví dụ như tại các Điều 290, 291 BLHS Liên bang Nga; các Điều 5, 6, 7, 11 Luật PCTN Singapore và Điều 161 BLHS Singapore; các Điều 385, 387 BLHS Trung Quốc…Đặc biệt, ở Singapore ngồi mơ hình “hối lộ mua chuộc” thì cịn áp dụng thêm mơ hình “hối lộ tạ ơn” (cụ thể như quy định tại Điều 5 Luật PCTN Singapore).

Ba là, hiện nay các quốc gia có hai xu hướng khi quy định về “của” hối

lộ: (i) một số nước quy định “của” hối lộ bao gồm các lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất (như Thụy Điển, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan); (ii) một số nước quy định “của” hối lộ chỉ là các lợi ích vật chất (như Liên bang Nga, Trung Quốc) nên đã bỏ sót khá nhiều hành vi hối lộ dưới các hình thức khác.

Theo tác giả thì quy định “của” hối lộ bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất thì sẽ đầy đủ hơn. Vì trên thực tế “của” hối lộ không chỉ là các lợi ích vật chất như tiền, tài sản có giá trị hay các vật chất khác mà hối lộ bằng các lợi phi vật chất như hối lộ tình dục, hối lộ bằng việc thăng chức… đã ngày càng phổ biến. Bốn là, khung hình phạt đối với các tội hối lộ ở một số quốc gia nhìn

chung là có sự nghiêm khắc nhất định. Điều này cịn phải phù hợp với hồn cảnh của từng quốc gia. Cụ thể:

(i) Về tội nhận hối lộ, các quốc gia đều quy định hình phạt tù có thời hạn. Nhiều nước cịn quy định hình phạt tiền (như Liên bang Nga, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển), hình phạt cải tạo không giam giữ (như Trung Quốc), hình phạt tù chung thân (như ở Thái Lan, Trung Quốc) và thậm chí là tử hình (như Thái Lan). Một số nước cịn quy định kết hợp nhiều hình phạt cho cùng một người phạm tội (như Singapore, Indonesia quy định có thể vừa phạt tiền, vừa phạt tù có thời hạn). Ngồi ra, các hình phạt bổ sung (như cấm đảm nhiệm chức vụ, tịch thu tài sản) cũng được các nước quy định (như Philippines, Trung Quốc).

(ii) Về tội đưa hối lộ, các quốc gia đều quy định hình phạt tù có thời hạn. Một số quốc gia còn quy định thêm hình phạt tiền (như Liên bang Nga, Singapore, Trung Quốc), hình phạt cải tạo khơng giam giữ (như Trung Quốc). Đặc biệt, ở Singapore, người đưa hối lộ cịn có thể vừa bị phạt tù có thời hạn, vừa bị phạt tiền và mức hình phạt của quốc gia này dành cho tội đưa hối lộ cũng không nhẹ hơn so với tội nhận hối lộ.

(iii) Một số nước cịn quy định về tội mơi giới với mức hình phạt mang tính răn đe. Chẳng hạn như ở Trung Quốc hình phạt dành cho tội này là phạt tù hoặc phạt cải tạo không giam giữ.

Năm là, một số nước còn quy định một số trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự hoặc miễn, giảm hình phạt đối với người đưa hối lộ ép buộc phải đưa hối lộ hoặc tự nguyện thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án về việc đưa hối lộ (ví dụ như Trung Quốc, Liên bang Nga).

Thứ hai, hiện nay ở Trung Quốc đã hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp

pháp với hình phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù và tài sản vượt quá thu nhập hợp pháp sẽ bị tịch thu.

Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, tuy có quy định về hành vi làm giàu bất hợp pháp nhưng chỉ được điều chỉnh bằng các quy định mang tính hành chính (như New Zealand, Argentina, Canada, Colombia, Mexico, Costa Rica, El Salvador, Hy Lạp, Hungary, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Thái Lan, Malaysia…), hay được điều chỉnh bằng các quy định mang tính dân sự (như Chile, Cộng hòa Czech, Guyana, Li băng, Na Uy), hay kết hợp cả quy định mang tính dân sự và hành chính (như Ba Lan, Cuba, Đức, Myanmar…).

Riêng tại Malaysia, cơ quan đăng ký tài sản cơng chức có quyền sa thải cơng chức nếu cơng chức khơng giải thích được nguồn gốc tài sản của mình (theo Điều 9, Quy định về chế độ công chức). Luật PCTN của Singapore quy định nghiêm ngặt hơn khi cho phép Tòa án tịch thu bất cứ khoản tiền và tài sản nào của một cơng chức nếu họ khơng giải thích được nguồn gốc.

Thứ ba, để đảm bảo người có chức vụ, quyền hạn nghiêm chỉnh chấp hành

các quy định về PCTN, các quốc gia đã ban hành một số quy định nhằm cụ thể hóa trách nhiệm PCTN của người có chức vụ, quyền hạn cũng như những chế tài xử lý với các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Cụ thể là:

(i) Đa số các nước có các quy định về trách nhiệm khai tài sản, thu nhập, quà tặng của người có chức vụ, quyền hạn. Và có thể thấy, quốc gia nào có quy định chi tiết, cụ thể và có tính khả thi thì quốc gia đó đạt được hiệu quả cao trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn.

Ngồi ra, vấn đề cơng khai tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước để người dân nắm rõ đã được tiến hành ở nhiều nước. Theo đó, người dân chỉ cần theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, truy cập các trang web của Chính phủ và các cơ quan nhà nước là có thể biết được tài sản, thu nhập của những cán bộ, cơng chức, viên chức. Bởi lẽ, nhân dân chính là người đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức để góp phần duy trì hoạt động cho bộ máy nhà nước; là người trực tiếp bầu ra các Nghị sĩ (ở nhiều quốc gia thì người dân cịn là người trực tiếp bầu ra nguyên thủ quốc gia)

cho nên người dân có quyền biết được tài sản, thu nhập của những người này. Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập khi công khai tài sản, thu nhập cũng sẽ cảm thấy được trách nhiệm của mình trước người dân.

Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là các quốc gia điển hình trong việc ban hành các quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập, quà tặng của người có chức vụ, quyền hạn. Với những quy định chặt, chẽ, rõ ràng và cụ thể, các quốc gia này đã có thành cơng nhất định, góp phần tăng cường lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với Nhà nước.

(ii) Các quốc gia trên thế giới đã chú trọng ban hành quy định về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức dưới nhiều hình thức khác nhau; chẳng hạn như bằng cách ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chi tiết, cụ thể những quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức (ví dụ như Romania, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc); hoặc trong một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về công chức, viên chức, cơng vụ có dành một phần để quy định về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cơng chức, viên chức nhà nước (ví dụ như Bulgari); hoặc dưới dạng ban hành các bản cam kết, chỉ dẫn mang tính chất bắt buộc (ví dụ như Nigeria).

Đa phần các quốc gia quy định khá cụ thể những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính, trung thực, khách quan và trách nhiệm. Với việc quy định cụ thể, chi tiết như thế thì các cán bộ, cơng chức, viên chức sẽ dễ dàng thực hiện và hạn chế được các “lỗ hỏng pháp lý” và góp phần ngăn chặn sự lợi dụng các bất cập để vụ lợi.

Ngoài ra, một số quốc gia cịn có cơ chế giám sát quá trình cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiêp. Ví dụ như Nhật Bản đã thành lập Ủy ban đạo đức công chức quốc gia để điều tra các trường hợp nghi ngờ vi phạm đạo đức cơng vụ và có thể kiến nghị các cơ quan liên quan để xử lý kỷ luật hoặc được phép tự áp đặt những biện pháp kỷ luật khẩn cấp.

(iii) Các quốc gia còn quy định biện pháp xử lý nếu người có chức vụ, quyền hạn thiếu trách nhiệm và vi phạm một số quy định của pháp luật về PCTN với những chế tài nghiêm khắc. Chẳng hạn:

- Quy định biện pháp xử lý cụ thể đối với các hành vi không tuân thủ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, cơng chức, viên chức. Ví dụ như: tại Israel, bất kỳ vi phạm nào đối với những quy định của các Takshir cũng bị coi là vi phạm pháp luật và thậm chí là tội phạm hình sự; vi phạm quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức ở Australia sẽ bị xử lý nghiêm khắc và đa số là xử lý bằng biện pháp kỷ luật.

- Quy định các chế tài xử lý người không kê khai hoặc kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực với các hình thức như xử lý kỷ luật, hành chính, hình sự.

Thứ năm, bên cạnh quyết tâm PCTN của Nhà nước, các quốc gia cịn có

nhiều biện pháp để thúc đẩy sự tham gia PCTN từ phía người dân. Trong đó, vấn đề ban hành quy định pháp luật về việc thực hiện quyền tố cáo tham nhũng và bảo vệ người tố cáo tham nhũng là vấn đề quan trọng (điển hình như Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Romania, Singapore, Thái Lan).

Thứ sáu, vấn đề xây dựng một cơ quan PCTN chuyên trách, hoạt động độc

lập đã được một số quốc gia chú trọng. Điển hình nhất là tại Singapore, CPIB đã thể hiện được vai trò là cơ quan PCTN độc lập, mang lại hiệu quả rất cao. Đúng như một nhà quan sát quốc tế đã nhận định: “Trong bộ máy hành chính Singapore, CPIB được kính sợ như con mắt có thể nhìn thấy mọi thứ của lãnh đạo PAP, và được tơn kính vì sự hiệu quả chính xác như máy đồng hồ và những phương pháp nghiệp vụ tinh vi”41. Thực tế cũng đã chứng minh những nước, lãnh thổ khác có cơ quan PCTN độc lập đều có thành tích chống tham nhũng cao như Iceland, Đan Mạch, Phần Lan, Hồng Kơng…42.

Có thể nói, quốc gia nào có những biện pháp hữu hiệu, thẳng tay trừng trị tham nhũng cùng với sự đồng lòng hỗ trợ của người dân thì cơng tác PCTN của quốc gia đó hiệu quả. Trong những biện pháp PCTN thì vấn đề hồn thiện những quy định của pháp luật về PCTN luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Và có nhiều quốc gia đã trở thành điển hình với những quy định sáng tạo, có tính khả thi, được quốc tế đánh giá là những quốc gia ít tham nhũng trên thế giới (như Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Australia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…). Tuy nhiên, pháp luật suy cho cùng cũng là do con người tạo ra. Vì thế để có những quy định pháp luật thật sự phù hợp, đủ sức răn đe và trừng trị tham nhũng đòi hỏi những người ban hành ra nó phải có sự quyết tâm, kiên quyết đấu tranh PCTN.

41

Hoàng Thị Thanh Nhàn (2012), Chính sách phịng chống tham nhũng của Singapore, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Đơng phương học, tr15.

42

Trần Thị Hợi (2014), “Những kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phịng, chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ, trường Đại học Khoa

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Vấn đề tìm kiếm những giải pháp PCTN hiệu quả không chỉ là chuyện của quốc gia A hay quốc gia B mà nó đã trở thành một phần trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước của các quốc gia trên thế giới. Và một trong các giải pháp PCTN hiệu quả chính là phải hồn thiện pháp luật về PCTN.

Sau khi nghiên cứu các quy định nổi bật của pháp luật về PCTN của một số quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy:

Thứ nhất, pháp luật hình sự có vai trị quan trọng trong việc quy định các

tội phạm về tham nhũng cùng mức hình phạt tương ứng. Trong đó, các tội về hối lộ công chức quốc gia được coi là một trong các tội phạm tham nhũng phổ biến và được các quốc gia xử lý bằng những hình phạt nghiêm khắc (ví dụ như ở Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Thụy Điển). Ngồi ra, vấn xử lý hình sự hành vi làm giàu bất hợp pháp của công chức hiện nay đang được các nước đặt ra (điển hình là Trung Quốc).

Thứ hai, để PCTN hiệu quả, các quốc gia cịn có những quy định pháp luật

về trách nhiệm PCTN của người có chức vụ, quyền hạn; trong đó có một số quy định nổi bật như: (i) quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, q tặng của những người có chức vụ (ví dụ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Slovenia…); (ii) quy định về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức (điển hình là Romania, Israel, Nhật Bản, Bulgaria, Hàn Quốc, Australia, Singapore); (iii) quy định về xử lý những người có chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về PCTN (chẳng hạn như chế tài xử lý đối với người có chức vụ, quyền hạn khơng kê khai hoặc thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập; chế tài xử lý đối với các hành vi không tuân thủ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức).

Thứ ba, các quốc gia trên thế giới đã ban hành nhiều quy định pháp luật

khác về PCTN như: (i) các quy định về thực hiện quyền tố cáo tham nhũng và bảo vệ người tố cáo tham nhũng (ví dụ như Singapore, Romania, Vương quốc Anh…); (ii) các quy định về xây dựng cơ quan PCTN (điển hình là Singapore, Malaysia).

Để hoàn thiện pháp luật PCTN ở Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, học tập các quy định nổi bật của pháp luật PCTN của một số quốc gia. Thông qua việc tiếp thu, chắt lọc những kinh nghiệm quý báu đó, pháp luật về PCTN của nước ta sẽ ngày càng hoàn thiện nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh PCTN, đồng thời góp phần làm cho pháp luật PCTN của nước ta ngày càng phù hợp hơn với xu thế chung của thế giới.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 31 - 37)