Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 64 - 72)

2.3. Bài học cho Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũn g-

2.3.2. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên

chức vụ, quyền hạn dụng trái phép tài sản của Nhà nước.

Thứ năm, chúng ta nên nghiên cứu bổ sung thêm tội làm giàu bất hợp pháp.

Theo kinh nghiệm quốc tế, việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp là một biện pháp “thông minh” để đấu tranh với loại tội phạm tham nhũng71.

Hành vi làm giàu bất hợp pháp cũng dễ dàng nhận thấy khi có sự tăng lên bất thường về tài sản và thu nhập của cán bộ, cơng chức mà nó khơng phù hợp với thu nhập hợp pháp được tạo ra và họ không thể đưa ra cách giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản tăng thêm của mình. Việc hình sự hóa hành vi này mới đủ sức răn đe những người có lối sống xa hoa, phung phí; đạo đức các mạng bị suy thối hay nói cách khác có tư tưởng làm “quan cách mạng”; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thu lợi bất chính. Để học hỏi kinh nghiệm khi quy định tội danh này, chúng ta có thể nghiên cứu Điều 395 BLHS Trung Quốc.

2.3.2. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức chức

 Hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ,

công chức, viên chức vi phạm pháp luật về PCTN

Để hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về PCTN, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, chúng ta cần thay thế các tiêu chí định tính trong Nghị định số

34/2011/NĐ-CP và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP khi quy định về các hình thức xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN của cán bộ, cơng chức, viên chức. Theo đó, chúng ta cần có các tiêu chí định lượng rõ ràng, cụ thể nhằm tạo ra sự thống nhất trong việc quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Vì trong nhà nước pháp quyền, các quy định pháp luật không thể “co giãn’’, bởi nếu chúng “co giãn” được, chúng sẽ phá hoại sự chắc chắn của pháp luật72.

Thứ hai, chúng ta cần sửa đổi các quy định về thời hiệu và thời hạn xử lý

kỷ luật cơng chức có hành vi tham nhũng để tránh sự “phủ định” lẫn nhau giữa thời hiệu và thời hạn. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định mang tính đặc thù nhằm có cơ chế hữu hiệu xử lý kỷ luật cơng chức có hành vi tham nhũng. Mục

71

Nguyễn Quốc Hiệp (2015), “Một số vấn đề cần sửa đổi và hồn thiện về Luật Phịng, chống tham nhũng và các văn bản dưới luật”, Tạp chí Thanh tra, (số 06), tr21.

72

www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/quy-dinh-phap-luat-ve-xu-ly-cong-chuc-co- hanh-vi-tham-nhung-nhung-bat-cap-va-huong-hoan-thien-293748 (truy cập ngày 20/6/2016).

đích của các chế tài pháp luật nói chung là giáo dục, răn đe, trừng phạt. Nếu vì lý do nào đó khơng thể trừng phạt thì có thể sử dụng các biện pháp mang tính giáo dục và răn đe73.

 Hoàn thiện quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập và

báo cáo quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức

Một trong biện pháp để PCTN chính là kiểm sốt tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn nói chung và cán bộ, cơng chức, viên chức nói riêng. Để hoàn thiện quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập và báo cáo quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, chúng ta cần mở rộng thêm phạm vi công khai bản kê khai tài

sản, thu nhập để tăng cường sự giám sát, phản biện xã hội của người dân, nâng cao hiệu quả minh bạch tài sản trong thực tiễn. Chẳng hạn, ở một số nước, vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai đã được thực hiện như Hoa Kỳ công khai trên Internet; Hàn Quốc công bố trên công báo quốc gia và người dân có thể tìm hiểu, truy cập thông tin này thông qua hệ thống thư viện công cộng; các nước khác như Brazil, Bolivia, Chile, Mexico, Argentina, Paraguay… cũng công khai tài sản, thu nhập của công chức cấp cao.

Hiện nay, việc công bố bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú của người có chức vụ, quyền hạn là cần thiết nhưng vẫn chưa được thực hiện bởi nhiều lý do. Có thể là vì với một số lượng lớn các bản kê khai tài sản nên việc thực hiện công khai tại nơi cư trú là rất khó khăn; hay do sự e ngại về an tồn cho người có tài sản trong khi tình hình an ninh, trật tự và tội phạm gia tăng như hiện nay thì việc cơng khai tài sản sẽ dẫn đến những nguy cơ không thể kiểm sốt được; hoặc vì việc cơng khai có thể sẽ dẫn đến việc sử dụng thông tin về tài sản làm hại đến uy tin, danh dự của người có tài sản, dù đó là tài sản hợp pháp74. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn khắc phục được những trở ngại này.

Mặc dù lo sợ người có tài sản khi cơng khai với xã hội sẽ có thể gặp những nguy cơ khơng an tồn trong cuộc sống riêng của họ nhưng để tăng cường sức mạnh của người dân trong cơng tác PCTN thì cần phải tìm ra giải pháp hiệu quả để thực hiện việc cơng khai này. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có thể bị sử sung để bơi nhọ uy tín,

73

www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/quy-dinh-phap-luat-ve-xu-ly-cong-chuc-co- hanh-vi-tham-nhung-nhung-bat-cap-va-huong-hoan-thien-293748 (truy cập ngày 20/6/2016). 74

www.giri.ac.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tham-nhung-ve-minh-bach-tai-san- thu-nhap-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-va-tieu-chuan-quoc-te_t104c2716n2161tn.aspx (truy cập ngày 17/6/2016).

danh dự của họ nên chưa thể cơng khai là khơng hợp lý. Vì nếu một người kê khai đầy đủ, trung thực tài sản, thu nhập và có những giải trình rõ ràng về nguồn tài sản, thu nhập đó của mình là hồn tồn hợp pháp thì sẽ khơng cịn lo ngại sự bơi nhọ từ những kẻ cơ hội. Khi đó, những bằng chứng về sự hợp pháp của tài sản, thu nhập đã được cơng bố, dư luận hồn tồn có thể tin tưởng và đứng về phía họ để đầy lùi những luận điệu xuyên tạc, sai trái.

Nếu như trong giai đoạn hiện nay chưa thật sự yên tâm khi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói chung và cán bộ, cơng chức, viên chức nói riêng vì các lý do trên thì ta có thể thực hiện bằng cách sau đây:

- Đối với những chức danh như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chúng ta sẽ công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của họ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng. Vì đây là những người giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước và việc kê khai, công khai tài sản của họ thể hiện như là một sự cam kết chính trị về sự liêm chính, trách nhiệm, minh bạch của bộ máy nhà nước75.

- Đối với những đối tượng cịn lại, ta có thể từng bước mở rộng quyền tiếp cận thông tin của công chúng đặt dưới sự kiểm sốt nhằm bảo đảm thơng tin được sử dụng đúng mục đích. Mọi cơng dân đều có khả năng tiếp cận được bản kê khai tài sản của cơng chức nào đó với những thủ tục như xuất trình giấy tờ tùy thân và các thông tin cá nhân tại cơ quan quản lý bản kê khai cam kết sử dụng thông tin về bản kê khai tài sản vào mục đích hợp pháp, chiụ trách nhiệm về việc sử dụng thông tin không đúng, gây thiệt hại cho người kê khai tài sản76.

Thứ hai, chúng ta cần xác định một cơ quan tiến hành xác minh có chuyên

mơn hóa, dễ dàng chủ động hơn trong việc tiến hành xác minh tài sản, thu nhập được kê khai. Chẳng hạn như nhiều nước giao cho một hội đồng kỷ luật (Hàn 75 www.giri.ac.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tham-nhung-ve-minh-bach-tai-san- thu-nhap-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-va-tieu-chuan-quoc-te_t104c2716n2161tn.aspx (truy cập ngày 17/6/2016). 76 www.giri.ac.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tham-nhung-ve-minh-bach-tai-san- thu-nhap-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-va-tieu-chuan-quoc-te_t104c2716n2161tn.aspx (truy cập ngày 17/6/2016).

Quốc, Bangladesh, Brunei Darussalem, Chile, Guyana, Malaysia, Ba Lan, Cộng hòa Nam Phi…); một số nước giao cho tòa án dân sự (Belarus, Li băng…) và có một số nước giao cho tịa án hình sự (Cuba, Hy Lạp, Thái Lan…).

Cơ quan này sẽ chủ động hơn khi xác minh tài sản, thu nhập và khi thấy có dấu hiệu tội phạm thì yêu cầu sự vào cuộc của cơ quan điều tra hay nếu có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì có thể tự tiến hành hoặc u cầu xử lý. Ngồi ra, cịn có thể tiến hành xác minh theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ cơng tác thanh tra, điều tra hoặc phục vụ công tác quản lý cán bộ77. Khi có cơ quan chun mơn xác minh tài sản thì người dân cũng dễ dàng hơn để tiếp cận với bản kê khai tài sản cũng như có nơi để phản ánh tố cáo sự thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản.

Chúng ta có thể cân nhắc thành lập một cơ quan chuyên môn quản lý, xác minh việc kê khai tài sản thuộc Thanh tra Chính phủ và các cơ quan Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện. Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng có thể phối hợp, chỉ đạo xác minh đối với những người thuộc diện cấp ủy quản lý. Hoặc nếu thành lập cơ quan chuyên trách PCTN thì vấn đề xác minh, quản lý tài sản, thu nhập của người có chức vụ sẽ được giao cho cơ quan này.

Thứ ba, chúng ta cần quy định rõ hơn hình thức xử lý nếu người kê khai tài

sản, thu nhập đã thiếu trung thực trong khi thực hiện nghĩa vụ này, cũng như là nếu phát hiện tài sản, thu nhập tăng thêm mà người đó khơng thể giải thích hợp lý về nguồn gốc tăng thêm này là hợp pháp.

Theo đó, chúng ta cần phải xử lý nghiêm khắc hơn đối với sự thiếu trung thực khi kê khai tài sản, thu nhập vì một người cán bộ, cơng chức liêm chính sẽ khơng cần phải thiếu trung thực khi kê khai tài sản, thu nhập của mình. Hơn nữa, việc kê khai này là nghĩa vụ của người đó đối với Nhà nước và nhân dân nên họ cần tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực.

Do vậy, chúng ta có thể quy định các hình thức xử lý kỷ luật (trong đó có thể áp dụng cả hình thức buộc thôi việc như Mông Cổ đã quy định) và thậm chí là xử lý hình sự tùy thuộc tính chất, mức độ nghiêm trọng (như quy định của Áo, Pháp, Ireland, Italia, Slovakia, Hàn Quốc, Philippines). Việc không thể giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm cần được cân nhắc để tịch thu hay có thể bị xử lý hình sự với tội danh làm giàu bất hợp pháp tùy theo mức độ nghiêm trọng.

77

www.giri.ac.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tham-nhung-ve-minh-bach-tai-san- thu-nhap-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-va-tieu-chuan-quoc-te_t104c2716n2161tn.aspx (truy cập ngày 17/6/2016).

Thứ tư, ngoài việc quy định đối tượng tài sản kê khai thuộc quyền sở hữu

của mình, cịn phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên nhưng lại bỏ sót đến con đã thành niên của người đó. Điều này vơ tình có thể dẫn đến tình trạng dịch chuyển tài sản cho con đã thành niên để tránh việc kê khai, giải trình tài sản, thu nhập có nguồn gốc không rõ ràng. Ở Brazil, Chile… đã quy định phải kê khai thông tin tài sản của cả vợ hoặc chồng, con cái và những người phụ thuộc tài chính của người có nghĩa vụ kê khai nhằm tránh tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu quy định thêm việc kê khai tài sản của con đã thành niên của người đó thì cũng khơng hồn tồn hợp lý. Vì họ là những người thành niên đã độc lập về kinh tế nên việc bắt buộc họ giải trình về tài sản của mình là rất khó khả thi, thậm chí sẽ trở nên vơ nghĩa nếu chúng ta không thể chứng minh được nguồn gốc tài sản đó là do cha hoặc mẹ của họ - những người phải kê khai tài sản – đã chuyển qua cho họ. Hơn nữa, ở nước ta, đối tượng phải kê khai tài sản là khá nhiều, khơng chỉ có các cán bộ, cơng chức cấp cao, nên việc yêu cầu con đã thành niên của họ phải kê khai tài sản càng khó khăn. Trong trường hợp này, tác giả thiết nghĩ chúng ta có thể học tập Slovenia, theo đó, chỉ nên quy định kê khai tài sản, thu nhập của con đã thành niên của người có nghĩa vụ kê khai nếu có căn cứ để cho rằng người đó đang che giấu tài sản, thu nhập bằng cách chuyển dịch nó cho con đã thành niên của họ. Và để có tính khả thi, chúng ta cũng cần làm rõ các căn cứ này, ví dụ như nếu phát hiện có sự dấu hiệu bất thường trong tài sản, thu nhập của con đã thành niên của người có nghĩa vụ kê khai và suy cho cùng để có thể thực hiện được đòi hỏi cơ quan tiến hành xác minh tài sản, thu nhập phải có sự tinh tế nhất định và quan trọng hơn cả là sự vào cuộc của tồn xã hội.

Mặt khác, có thể khẳng định, chỉ kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thì hầu như vơ nghĩa nếu như khơng kiểm sốt được sự lưu chuyển của đồng tiền hay tài sản trong tồn xã hội. Có rất nhiều đối tượng phải kê khai tài sản khiến việc kê khai trở nên phức tạp, nhiều trường hợp là không cần thiết hoặc khó xác định. Đổi lại, chúng ta cần nên quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các cơng cụ để kiểm sốt tồn bộ xã hội (thông qua các công cụ về thuế, về sử dụng mọi khoản thanh tốn qua tài khoản, hạn chế tiền mặt78. Do đó, chỉ cần một số đối tượng chủ chốt phải kê khai tài sản là đủ. Điển hình là đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập ở Hoa Kỳ chỉ bao gồm Tổng thống, Phó Tổng thống, các

78

www.giri.ac.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tham-nhung-ve-minh-bach-tai-san- thu-nhap-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-va-tieu-chuan-quoc-te_t104c2716n2161tn.aspx (truy cập ngày 17/6/2016).

Nghị sĩ ở Thượng viện và Hạ viện, các Thẩm phán liên bang, các ứng cử viên Tổng thống, các quan chức và viên chức nhà nước khác có thu nhập cao hơn so với mức lương mà họ đang nhận từ Chính phủ.

Thứ năm, Chính phủ cần xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật Kiểm soát

thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo như quy định tại Điều 53 Luật PCTN hiện hành nhằm điều chỉnh trực tiếp, cụ thể hơn về việc kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn nói chung và cán bộ, cơng chức, viên chức nói riêng.

Để kiểm sốt thu nhập có hiệu quả hơn, một số vấn đề cần phải được làm rõ như hệ thống báo cáo, công khai tài sản, thu nhập và quy định chế tài thích hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)