Tình hình tham nhũng và cơng tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 37 - 40)

hiện nay

2.1.1. Tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện phức tạp đặc thù của nó là đa dạng, mn vẻ sắc thái, hoại hình, mức độ, cũng như hậu quả43. Tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; lĩnh vực tài chính – ngân hàng; lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; lĩnh vực tư pháp… Và trong thời gian qua, có nhiều vụ việc tham nhũng đã bị phát hiện và xử lý gây bức xúc trong dư luận.

Có thể kể đến một số vụ án tham nhũng đã xảy ra như vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hà Nội và xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; vụ án ông Nguyễn Văn Khỏe, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Mơn, TP.HCM nhận hối lộ để cấp đất sai quy định; vụ án tham ô tài sản của ơng Lê Hồi Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội; vụ án tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ án nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây, TP.HCM; vụ án ông Nguyễn Bi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty Vifon; vụ án Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp; vụ án Bùi Tiến Dũng ở Ban quản lý dự án quốc lộ 18 (PMU18); vụ án Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); các vụ án nhận hối lộ để “chạy án” của các ông Vũ Văn Lương, Thẩm phán quận Hồn Kiếm, Hà Nội, ơng Hà Cơng Tuấn, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, ông Trương Văn Vi, Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng…

43

www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhan-dien-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay- nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-chong-293534 (truy cập ngày 20/6/2016).

2.1.2. Cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Nói đến cuộc đấu tranh PCTN trong nhà nước Xô Viết, Lenin từng cho rằng: “Cuộc đấu tranh chống tệ nạn đó hiện nay có thể và cần phải đặt thành vấn đề bức thiết nhưng không phải đứng về mặt phê phán để mà phê phán mà phải vạch ra một cách thiết thực các phương pháp đấu tranh” 44. Còn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc chống quan liêu, tham nhũng rất khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, vì đó là cuộc đấu tranh khơng có gươm, có súng, khơng có chiến tuyến nhưng rất quyết liệt ngay trong nội bộ45.

Thấm nhuần quan đểm của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác PCTN. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng, cụ thể Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01/2016) đã tiếp tục xác định việc đẩy mạnh PCTN, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết PCTN, lãng phí; chủ động phịng ngừa, khơng để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí46.

Bên cạnh sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực để PCTN tham nhũng, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTN đủ mạnh, đủ tính răn đe. Theo đó, cùng với việc quy định rõ trong BLHS các tội danh và hình phạt đối với tội phạm về tham nhũng, chúng ta đã ban hành Luật PCTN và một số văn bản dưới luật để phục vụ cho cơng tác PCTN. Có thể liệt kê một số văn bản như Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.

Trên cơ sở đó, cơng tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

44

VI. Lenin toàn tập, (1977), NXB TB, M, tập 41, tr 369. 45

Lê Hồng Liêm (2011), Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phịng, chống tham nhũng ở

nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2016), Báo cáo về các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Một là, đã phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng tham nhũng theo

đúng quy định pháp luật. Theo Báo cáo công tác PCTN năm 2015 của Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 28/10/2015 thì ngành Thanh tra đã phát hiện 100 vụ, 172 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 40,7 tỷ đồng. Cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý điều tra 351 vụ án, 813 bị can phạm tội tham nhũng, khởi tố mới 178 vụ, 317 bị can; thiệt hại khoảng 600 tỷ đồng và 9.887 m2 đất; đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước nhà nước trên 103 tỷ đồng và 2.887 m2 đất. Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 323 vụ/806 bị can về các tội danh tham nhũng, truy tố 310 vụ/697 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 260 vụ, 577 bị cáo về các tội danh tham nhũng47.

Hai là, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Kết luận của Trung ương Đảng về PCTN, lãng phí; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin, truyền thơng và người dân tham gia tích cực vào cơng tác PCTN48. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, ngành Thanh tra đã phát hiện 441 vụ, 696 người có dấu hiệu tham những với số tiền 769 tỷ đồng, 10 héc-ta đất; kiến nghị thu hồi 745 tỷ đồng, 6,3 héc-ta đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 596 cá nhân, xử lý trách nhiệm 157 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 162 vụ, 272 đối tượng49.

Có thể thấy, Việt Nam đã có quyết tâm chính trị cao trong PCTN, đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về PCTN của Liên Hợp quốc, như tham gia đàm phán ký kết các văn bản quốc tế, tham gia vào hợp tác đánh giá nỗ lực về PCTN, tham gia trao đổi đoàn và các hội thảo quốc tế về PCTN, đặc biệt là hợp tác với nhiều nước cả song phương và đa phương để học tập trao đổi kinh nghiệm về PCTN làm cho nhận thức và năng lực về PCTN được nâng cao rõ rệt50.

47

www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinNongMoi/View_Detail.aspx?ItemID=315 (truy cập ngày 19/6/2016).

48

Theo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 22/3/2016.

49

Theo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 22/3/2016.

50

www.giri.ac.vn/mot-so-dinh-huong-chien-luoc-ve-sua-doi-luat-phong-chong-tham-nhung-cua- viet-nam_t104c2716n2033tn.aspx (truy cập ngày 20/6/2016).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác đấu tranh PCTN, hiện nay chúng ta còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tham nhũng và địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để PCTN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 37 - 40)