Hoặc BLHS của CHDCND Lào có quy định tại Chương IV - Miễn trừ TNHS có nêu những ra trường hợp miễn TNHS như sau [63, tr. 17]:
1) Người chưa đủ 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 17) nhưng Tòa án phải áp dụng biện pháp giáo dục, cải tạo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự;
2) Người bị mất trí, khơng nhận thức được hậu quả của hành vi do mình gây ra thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng Tịa án phải buộc họ chữa bệnh theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 18);
3) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị phụ thuộc, bị đe dọa, uy hiếp thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng thì sự đe dọa, uy hiếp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 19);
4) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phịng vệ chính đáng, thì khơng bị coi là phạm tội và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20);
5) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp tình thế cấp thiết thì khơng bị coi là phạm tội và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21).
Nhìn tổng thể, khơng chỉ pháp luật hình sự Việt Nam mà ở hai nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hịa liên bang Nga, tính nhân đạo, khoan hồng vẫn là đặc điểm nổi bật trong chính sách hình sự đối với người phạm tội. Theo đó, nhà làm luật Việt Nam đã đổi mới trong công tác lập pháp, BLHS năm 2015 dần được hoàn thiện hơn: thể hiện tính nhân đạo, đảm bảo tính răn đe vừa đáp ứng nhu cầu chuẩn mực với quốc tế về quyền con người.
Như vậy, so với các trường hợp miễn TNHS quy định trong phần Chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì về cơ bản các trường hợp miễn TNHS giữa Việt Nam và 2 nước trên tương đối giống nhau. Việc nghiên cứu, so sánh về miễn TNHS trong Bộ luật Hình sự của 2 nước trên để có thêm thơng tin tham khảo hồn thiện chế định miễn TNHS trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Tiểu kết Chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu chương 1 của luận văn với tiêu đề “Những vấn đề lý luận và pháp luật về miễn TNHS theo Luật Hình sự Việt Nam” chúng ta có thể rút ra kết luận sau:
Một là, chế định miễn TNHS là một trong những chế định nhân đạo của pháp luật hình sự
Việt Nam. Hiện nay, với xu hướng nhân đạo hóa trong việc xử lý người phạm tội cộng với việc áp dụng chế định này trên thực tế cịn nhiều vướng mắc dẫn đến nhận thức khơng đúng đắn để áp dụng quy định miễn TNHS cho phù hợp, đúng pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng và làm rõ chế định này trong BLHS khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có ý nghĩa trong cơng tác thực tiễn đối với cơ quan áp dụng pháp luật.
Hai là, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm về miễn TNHS trong
pháp luật hình sự Việt Nam khơng chỉ thấy chuyển biến trong nhận thức của nhà làm luật mà cịn thấy được q trình phát sinh của các quy định pháp luật hình sự về chế định này. Theo đó, thấy được ý nghĩa, mục đích của chế định này nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, tạo điều kiện cho họ sớm hòa nhập cộng đồng cũng như có ý nghĩa trong việc kế thừa, phát triển thành tựu lập pháp, tiến bộ qua các thời kỳ.
Ba là, việc so sánh giữa hai chế định miễn TNHS và chế định miễn hình phạt nhằm khẳng
định tinh thần đổi mới trong nhận thức về chính sách hình sự theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; trong đó Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải “Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề
cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình…”; đổi mới về chính sách
xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo các quy định của BLHS không chỉ là công cụ
pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, phịng, chống tội phạm mà cịn mang tính nhân văn sâu sắc.
Bốn là, nghiên cứu chế định miễn TNHS của các nước giúp ta hiểu thêm về mặt lý luận
của chế định này; qua đó, học tập kinh nghiệm quý báu của các nước trong việc lập pháp và áp dụng pháp luật về chế định này.
Chương 2