nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Như đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong Chương 2, việc áp dụng miễn TNHS từ thực tiễn Đồng Nai cho thấy việc áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế cũng như cách hiểu chưa thống nhất. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp chung mang tầm vĩ mơ của cả nước như đã trình bày ở trên, thì ở tầm vi mơ trên địa bàn tỉnh, theo tác giả cịn có một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, hằng năm các cơ quan liên ngành như VKS, Cơng An, Tồ án cần có hội nghị
tổng kết cơng tác phối hợp trong việc áp dụng pháp luật hình sự, trong tổng kết ngành cần nêu rõ những vấn đề tồn tại có liên quan đến việc áp dụng PLHS trong đó có miễn TNHS,
Thứ hai, riêng đối với ngành tồ án hằng năm có thể họp tổng kết rút kinh nghiệm hoặc
trao đổi chun mơn giữa các tồ án các huyện đặc biệt chú trọng sự phát triển về chuyên môn của các huyện vùng sâu xa.
Thứ ba, việc áp dụng pháp luật đúng cần có yếu tố con người đó là nâng cao trình độ
chun mơn của các thẩm phán bằng các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật.
Tiểu kết Chương 3
Trong phạm vi Chương 3, trên cơ sở những tồn tại vướng mắc khó khăn đã được phân tích tại Chương 2, tác giả tập trung việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại trên thực tiễn, chúng ta có thể rút ra được kết luận sau đây:
Một là, vấn đề miễn TNHS hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau. Vì vậy, việc
hồn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng; đồng thời sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật; do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi của người dân đối với cơ quan tư pháp là công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật để không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Hai là, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động áp
dụng chế định miễn TNHS, các giải pháp này thể hiện ở việc hồn thiện pháp luật về hình sự liên quan đến miễn TNHS, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên cũng như tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định miễn TNHS.
KẾT LUẬN
Miễn TNHS là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội. Việc áp dụng đúng chính sách nhân đạo này nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập cơng chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.
Miễn TNHS cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn TNHS cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, việc nhận thức đúng bản chất của vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn TNHS trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.
Vì vậy, để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn TNHS, ngồi yêu cầu xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng, thống nhất với Hiến pháp thì địi hỏi phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện này phải thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội.
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân hiện nay, để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nói riêng cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nước trên thế giới, dưới góc độ nhận thức - khoa học, nhà làm luật cần xây dựng hẳn một chương riêng để quy định về chế định miễn TNHS. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn TNHS trong thực tiễn.
Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn TNHS và thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khơng những góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật được chính xác mà cịn góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về miễn TNHS. Theo đó, đề tài luận văn “Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng; qua đó, góp phần phục vụ trực tiếp việc sửa đổi, bổ sung các quy định về miễn TNHS của Bộ luật hình sự cũng như bảo vệ có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.