Theo quy định của pháp luật hình sự, đối với những trường hợp này cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đánh giá tính chất, mức độ của sự việc và đi đến quyết định miễn TNHS hoặc không miễn TNHS cho người phạm tội, cụ thể gồm những trường hợp sau:
2.1.2.1. Miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS)
Khác với trường hợp miễn TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 29 BLHS là người phạm tội được miễn TNHS do có sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước. Còn đối với trường hợp này là do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Bên cạnh đó, cũng có luồng quan điểm cho rằng “chuyển biến của tình hình mà người phạm
tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa” phải được hiểu rằng bản thân người phạm tội khơng có
sự biến đổi nào, khi phạm tội họ là người như thế nào thì vẫn như vậy nhưng do tình hình xã hội thay đổi nên họ khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nguyên nhân làm cho họ khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa chính là do tình hình thay đổi chứ khơng phải do nỗ lực của bản thân họ. Cũng được coi là do chuyển biến tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa trong trường hợp người phạm tội phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt mà thiếu họ thì nhiệm vụ đó khó hồn thành, nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã miễn TNHS cho họ để họ nhận nhiệm vụ đặc biệt đó.
2.1.2.2. Miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến khơng cịn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS)
Đây là quy định mới mà BLHS năm 1999 chưa quy định. Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến khơng cịn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa là người mắc một trong các bệnh mà y học coi đó là bệnh hiểm nghèo như bị Ung thư, teo não, HIV ở giai đoạn AIDS, nhiễm vi rút kháng thuốc như NDM-1, Lao phổi ở giai đoạn cuối….
Tuy nhiên, không phải các trường hợp người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo đều có thể được miễn TNHS mà việc mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến người phạm tội khơng có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì mới được miễn TNHS.
2.1.2.3. Miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập cơng lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS);
Tự thú là tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các nhà chức trách. Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các nhà chức trách là biểu hiện của sự ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình nên đáng được khoan hồng, nhưng mức độ khoan hồng tới đâu thì lại phải căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra; thái độ khai báo; sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm.
Như vậy, người tự thú có thể được miễn TNHS khi có đủ những điều kiện sau:
+ Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát hiện, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm.
+ Người tự thú phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, tức là khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình cũng như hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác.
+ Cùng với việc tự thú, người tự thú phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm như: trả lại tài sản đã chiếm đoạt; thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe dọa tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự hoặc tài sản để họ đề phòng; đòi lại hoặc thu lại những nguồn nguy hiểm mà họ đã tạo ra cho người khác hoặc những lợi ích khác...
2.1.2.4. Miễn trách nhiệm hình sự khi Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vơ ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 3 Điều 29 BLHS)
Đây là trường hợp miễn TNHS được bổ sung trong BLHS năm 2015. Việc quy định mở rộng phạm vi miễn TNHS thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc hạn chế xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do lỗi vô ý.
Theo kết cấu của quy định khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì người phạm tội có thể được miễn TNHS khi “đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hịa giải và đề nghị miễn TNHS thì có thể được miễn TNHS” trong hai trường hợp như sau:
▪ Một là, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác (trường hợp này có thể là do vô ý hoặc cố ý);
▪ Hai là, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 củaBộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này: (khỏan 2 điều 91 BLHS);
BLHS năm 2015 có những bước phát triển tiến bộ trong việc áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện đường lối xử lý nhân đạo sâu sắc. Thời gian vừa
qua, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng.
Thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, người chưa thành niên vi phạm pháp luật mà chưa đến mức xử lý hình sự hoặc vi phạm hành chính thì có thể hồ gỉải ở cơ sở theo quy định của Luật Hoà giải cơ sở năm 2013. Đây là quy định mà có sự tham gia của cộng đồng, xã hội tại xã, bản, tổ dân phố, phường; áp dụng hiệu quả quy định này sẽ tận dụng được sự giám sát, giáo dục của gia đình, nhà trường đối với người chưa thành niên nhằm giúp đỡ, giáo dục họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Để kết hợp chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên cần kết hợp với mục đích giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội, và chế định miễn TNHS khơng nằm ngồi mục đích đó.
2.1.2.6. Miễn trách nhiệm hình sự khi Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc tòan bộ của đã dùng để đưa hối lộ (Khỏan 7, Điều 364 BLHS)
Tội đưa hối lộ là tội phạm nguy hiểm xâm phạm hoạt động đúng và uy tín của Bộ máy Nhà nước ta. Nó gây tác hại đến rất nhiều mặt của đời sống xãhội. Một mặt, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đấu tranh kiên quyết và triệt để với tệ hối lộ, nhưng để đảm bảo mang tính răn đe cho tồn xã hội, cần có các biện pháp để xử lý nghiêm khắc hành vi nhận hối lộ của những người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời xử phạt thích đáng những hành động đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Thực tế đấu tranh tội phạm “đưa – nhận” hối lộ thời gian qua cho thấy hết sức khó khăn trong việc truy tìm chứng cứ. Đây là một thách thức đối với cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy khó khăn như vậy, nhưng thời gian gần đây các cơ quan bảo vệ pháp luật đã quyết tâm đưa ra ánh sáng, xử lý triệt để nhiều vụ đưa
-nhận hối lộ. Những vụ việc “đưa-nhận” hối lộ cho thấy tính phức tạp, khó khăn của cơng tác đấu tranh đối với tội phạm tham nhũng trong đó có tội đưa và nhận hối lộ trong bối cảnh hiện nay. Bởi lẽ, về đặc điểm tội phạm học cho thấy, ở phía người nhận hối lộ đều có trình độ học vấn cao, có hiểu biết pháp luật, là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội. Họ trưởng thành đầy đủ về mặt nhận thức, có kinh nghiệm sống, có nhiều mối quan hệ xã
hội và họ có đủ thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng…..
Về phía người đưa hối hối lộ thường mong muốn lợi ích nhất định khi đưa hối lộ và nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ nên họ thường không tố giác, khai báo thiếu thành khẩn, phản xạ tự nhiên là chối tội nên việc phát hiện đưa và nhận hối lộ gặp nhiều khó khăn, nói cách khác các tội này có độ “ẩn” khá cao. Nếu người đưa khơng tố giác thì tất yếu việc xác định người nhận sẽ rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, việc điều tra, chứng minh, xử lý tội phạm đưa hối lộ và nhận hối lộ là một việc hết sức khó khăn. Đây là một thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi, trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh,
bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.
Do đó, điều kiện để các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xem xét quyết định khi người đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác nhằm góp phần lớn vào việc giúp cơ quan điều tra đấu tranh với loại tội phạm này.
2.1.2.7. Miễn trách nhiệm hình sự khi người khơng tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS).
Không tố giác tội phạm là tội phạm được quy định ở Điều 390 BLHS năm 2015. Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức khơng hành động. Nó có thể xảy ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc.
Hành vi không tố giác tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội bởi nó cản trở q trình điều tra, phịng chống tội phạm của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 390 BLHS quy định "Người khơng tố giác tội phạm nếu đã
có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt". Theo quy định này, nếu trường hợp người phạm tội
mặc dù đã thực hiện một trong các hành vi cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS về tội này; tuy nhiên do họ đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều luật này nên họ được miễn TNHS, cụ thể người phạm tội thực hiện một trong những hành vi sau:
Thứ nhất, người không tố giác tội phạm phải có hành động can ngăn người phạm tội để
họ khơng thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Nếu như hành vi không tố giác tội phạm thể hiện dưới dạng khơng hành động thì hành vi căn ngăn là hành vi thể hiện dưới dạng hành động, điều đó cónghĩa người khơng tố giác khi biết một hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế họ phải có hành động ngăn cản để khơng cho người phạm tội thực hiện hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội bằng mọi cách.
Thứ hai, người phạm tội hạn chế tác hại của tội phạm. Điều đó có nghĩa là tội phạm đã
thực hiện, hậu quả đã xảy ra nhưng người biết được tội phạm đã kịp thời thực hiện những hành vi cần thiết để hạn chế tác hại của tội phạm ở mức thấp nhất.
Như vậy, một người khi biết rõ một tội phạm đã thực hiện mặc dù họ khơng khai báo với cơ quan có thẩm quyền nhưng khi họ thực hiện một trong hai hành vi trên, điều đó có nghĩa họ đã có ý thức trong việc đấu tranh phịng chống tội phạm và họ có thể xem xét được miễn TNHS.