Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 41 - 47)

nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Miễn TNHS được quy định trong luật hình sự nước ta thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước trong việc xử lý tội phạm. Trong thời gian qua, việc cụ thể hố chính sách này trong quy định của pháp luật hình sự đã được tăng cường và cụ thể hoá sâu sắc trong BLHS. Đa số người phạm tội khi được áp dụng biện pháp này đã thể hiện sự hối cải, làm ăn lương thiện, tỷ lệ tái phạm thấp. Điều đó đã chứng minh sự đúng đắn của Nhà nước ta trong việc áp dụng các chính sách khoan hồng đối với người phạm tội trong đó có vấn đề miễn TNHS. Tuy nhiên, trong q trình áp dụng từ thực tiễn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng

cho thấy rằng cịn những vướng mắc, hạn chế nhất định. Qua nghiên cứu, chúng tơi có thể đưa ra những đánh giá mang tính tổng thể như sau:

Thứ nhất, nhận xét một cách tổng quát cho thấy các biện pháp miễn TNHS theo quy định

của BLHS năm 2015 mặc dù đã có những thay đổi, bổ sung hơn so với BLHS năm 1999. Tuy nhiên, miễn TNHS vẫn chưa được xây dựng dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc. Điều đó dẫn đến thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của BLHS cũng như mối quan hệ của luật hình sự với các pháp luật tố tụng hình sự, hành chính, dân sự. Cụ thể là những quy định khi miễn TNHS cho người phạm tội thì khơng áp dụng hậu

quả pháp lý đối với họ nhưng có áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý khác không ? Bởi hiệu quả của việc áp dụng pháp luật là một tổng thể thống nhất trong đó pháp luật hình sự là một phần của thể thống nhất đó.

Thứ hai, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực thi pháp

luật dẫn đến tình trạng mỗi cơ quan chỉ quan tâm đến những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Vấn đề thống kê thiếu thống nhất dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tổng kết rút kinh nghiệm.

Thứ ba, miễn TNHS là một chế định nhân đạo nó có ý nghĩa rất lớn đối với người phạm

tội nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa về mặt xã hội như giảm thiểu sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với người phạm tội, giảm thiểu các chi phí cho nhà nước… Tuy nhiên thực tế cho thấy việc áp dụng biện pháp này rất hạn chế. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có nguyên nhân đó là pháp luật quy định chưa rõ ràng dẫn đến sự không mạnh dạn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định này. Kéo theo lý do này dẫn đến, việc công bố các án lệ liên quan đến vấn đề này hầu như khơng có. Đây cũng là một hạn chế tồn tại trong việc áp dụng pháp luật đối với chế định này cũng như ảnh hưởng đến việc tổng kết kinh nghiệm.

Thứ tư, việc nhận thức các quy định của pháp luật về miễn TNHS ở cơ quan tiến hành tố

tụng các địa phương trên địa bàn tồn tỉnh cịn hạn chế, thậm chí cịn áp dụng sai tinh thần của luật, cụ thể:

- Như đã đề cập trước khi có quy định của BLHS năm 2015 quy định căn cứ miễn TNHS “do có sự thay đổi chính sách pháp luật”, việc cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương áp dụng việc miễn TNHS theo căn cứ “do chuyển biến tình hình” khơng phù hợp vẫn diễn ra nên gây bức xúc cho dư luận.

Theo Quyết định số 18/QĐ-VKS ngày 23/8/2018 của Viện Kiểm sát huyện Trảng Bom đình chỉ vụ án đối với trường hợp của ông Nguyễn Văn Ngàn gây tai nạn giao thông sau khi uống rượu, làm chết một người và 3 người bị thương. Tuy nhiên, VKS huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai vẫn ra quyết định đình chỉ vụ án và miễn TNHS đối với ông Ngàn theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 với lý do người phạm tội đã bồi thường thiệt hại cho các bị hại và gia đình bị

hại đã làm đơn bãi nại cho bị can Ngàn. Như vậy, việc áp dụng biện pháp miễn TNHS theo Điều 29 BLHS năm 2015 là không đúng bởi việc bồi thường cho bị hại trong trường hợp này chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ TNHS là “người phạm tội tự nguyện sữa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” (điểm c khoản 1 Điều 51). Thêm vào đó ơng Ngàn phạm tội rất nghiêm trọng nên khơng thể cho miễn TNHS vì khơng đảm bảo u cầu phịng chống tội phạm.

-Có nhiều trường hợp, người phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý, như: Tội Trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều 173); tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 174); tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 175) v.v. đã bồi thường, bồi hoàn đầy đủ các thiệt hại và được người bị hại đề nghị miễn TNHS nhưng không được các cơ quan pháp luật xem xét miễn TNHS (thực tiễn chưa miễn TNHS cho trường hợp nào thuộc loại này). Đây còn đang là khoảng trống mà gần như chưa được các cơ quan tố tụng xem xét đến để thực hiện việc miễn hay khơng miễn TNHS cho người phạm tội có đủ điều kiện quy định thuộc loại này.

Thứ năm, vấn đề né bồi thường oan của cơ quan tiến hành tố tụng thường bám vào quy

định miễn TNHS của BLHS, cụ thể là mỗi khi có bị can, bị cáo, bị oan, họ đều sẽ nhận được quyết định miễn TNHS với căn cứ “do chuyển biến của tình hình”, dẫn đến việc lạm dụng miễn TNHS để né bồi thường oan sai. Cụ thể, TAND huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết

định số 23/2016/HSST-QĐ đình chỉ và áp dụng miễn TNHS đối với vụ án của ông Trần Văn Lượng là thủ quỹ của Công ty TNHH Sông Mây, ơng bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a,b Khoản 3 Điều 140 BLHS năm 1999). Tại cấp xét xử phúc thẩm nhận định quá trình điều tra ở cấp sơ thẩm chưa đầy đủ, chưa chứng minh được ý thức chiếm đoạt cũng như thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của ơng Lượng. Vì vậy, tồ phúc thẩm tuyên chưa đủ căn cứ để xác định hành vi của ơng Lượng có chiếm đoạt tài sản hay khơng và tun huỷ tồn bộ án sơ thẩm. Cơ quan THTT huyện Xuân Lộc điều tra lại và kết luận ông Lượng đã khắc phục một phần tài sản trong quan hệ dân sự và Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, với lý do “do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa” theo quy

định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Thực trạng né tránh bồi thường oan sai do việc thu thập chứng cứ buộc tội yếu của cơ quan Điều tra bằng cách áp dụng miễn TNHS cũng là thực trạng chung của cả nước hiện nay. Đây là việc áp dụng không đúng chế định miễn TNHS bởi miễn TNHS là việc người đó đã phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong BLHS, tuy nhiên vì những lý do nhân đạo pháp luật hình sự quy định miễn áp dụng các hậu quả pháp lý đối với họ. Cịn trong trường hợp trên, bản thân ơng Lượng khơng phạm tội theo nguyên tắc suy đốn vơ tội bởi cơ quan có thẩm quyền khơng chứng minh được.

Thứ sáu, mặc dù Điểm c Khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 đã quy định các điều kiện

chặt chẽ để miễn TNHS, trong đó có điều kiện người phạm tội “ tự thú” và đây là điều kiện miễn TNHS mang tính chất “tuỳ nghi”, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ cụ thể vào từng trường hợp để có thể quyết định miễn TNHS hay khơng cho người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, căn cứ này cũng được hiểu là áp dụng cho mọi loại tội phạm bởi pháp luật không quy định giới hạn áp dụng. Điều này theo tác giả có thể dẫn đến tiềm ẩn nhiềunguy cơ lạm dụng cũng như khơng rõ nét mức độ phân hố phân loại tội phạm trong BLHS 2015. Ở đây muốn đề cập đến đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội thì việc áp dụng điều kiện này để miễn TNHS là khơng thoả đáng, khơng đảm bảo tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật. Đơn cử như vụ án của ông Đinh Văn Tam, ngụ tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai, đưa hối lộ tài sản có giá trị đặc biệt lớn lên đến hàng tỷ đồng cho ông Bùi Văn Nghĩa, là Trưởng phịng Kế hoạch và Tài chính huyện Cẩm Mỹ- thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS năm 2015 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng ông Tam lại được miễn TNHS do tự thú với các điều kiện khác tại Quyết định số 14/QĐ-VKS ngày 17/9/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Mỹ. Điều này dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận cũng như niềm tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, trái ngược với mục đích nhân đạo trong chế định miễn TNHS.

Điểm cuối cùng trong những hạn chế thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đó là theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 “góp phần có

hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập cơng lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận”. Về tình tiết này hiện nay cách hiểu chưa thống nhất, cụ thể có hai cách hiểu khác nhau như sau: (1) tội phạm ở đây là đồng phạm có liên quan đến vụ án mà người được miễn TNHS liên quan đến vụ án đó góp phần đáng kể làm sáng tỏ sự thật của vụ án mà chính họ tham gia; (2) tội phạm nghĩa là tội phạm bất kỳ nói chung, người được miễn TNHS chỉ cần khai bất kỳ tội phạm độc lập nào, không liên quan đến vụ án chính mình góp phần hiệu quả vào cơng tác điều tra tội phạm. Mặt khác, trong quy định này, tình tiết “ được Nhà nước và xã

hội thừa nhận” vẫn còn rất mơ hồ. Bởi thừa nhận bằng hình thức nào? Văn bản nào? Và cơ quan nào có thẩm quyền thừa nhận việc đó ? Từ sự vướng mắc trên cho nên trong thời gian qua việc áp dụng miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, số lượng bị can được miễn TNHS rất ít, điều đó cũng phần nào hạn chế tính nhân đạo nhân văn trong việc áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chưa có cơ quan tiến hành tố tụng nào áp dụng chế định miễn TNHS đối với trường hợp này.

Như vậy, từ thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nêu trên, tác giả xin rút ra một số nguyên nhân sau:

Từ thực tiễn áp dụng và một số tồn tại, hạn chế khi áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về miễn TNHS theo tác giả do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, quy định về miễn TNHS chưa chặt chẽ, chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời đối

với một số nội dung về quy định miễn TNHS dẫn đến sự không mạnh dạn cũng như sự không thống nhất của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định này.

Hai là, nhận thức về quy định miễn TNHS của các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế,

chưa thống nhất dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong vịng 06 năm từ năm 2015-2020 là khơng giống nhau, tỷ lệ tăng giảm không đều, số lượng người được áp dụng rất ít ở giai đoạn xét xử. Thực tế này xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và trong nội hàm của Chương 2 tác giả đã liệt kê được bảy nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản vẫn là sự nhận thức chưa đúng về chế định miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 2015. Có thể những quy định mới về chế định này của BLHS vẫn cịn chưa thống nhất điều đó dẫn đến hạn chế khi cơ quan có thẩm quyền ngại áp dụng.

Tiểu kết Chương 2

Miễn TNHS là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện Nhà nước khơng áp dụng các hậu quả pháp lý đối với người thực hiện hành vi được xem là tội phạm theo quy định của BLHS khi họ hội đủ các điều kiện nhất định. Vì vậy, từ sự phân tích các quy định tại Chương 2, có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là, chế định miễn TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 với 2 trường hợp bắt

buộc áp dụng và tuỳ nghi với những quy định rất tiến bộ so với BLHS năm 1999.

Hai là, BLHS năm 2015 quy định cụ thể những trường hợp miễn TNHS nhưng đối với

mỗi trường hợp miễn TNHS thì việc nhận thức chính xác nội hàm, bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều khi còn áp dụng chưa đúng hoặc chưa mạnh dạn vận dụng quy định của chế định này. Do đó, từ thực tiễn cho thấy, bên cạnh những trường hợp miễn TNHS có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn cịn có một số trường hợp miễn TNHS khơng có căn cứ và đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội ít nhiều gây ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh và phịng, chống tội phạm.

Ba là, chế định miễn TNHS rất ít được áp dụng, trong đó, tịa án chiếm số ít các trường

hợp được thể hiện giảm dần qua các năm, thậm chí đến 2020 khơng phát sinh trường hợp nào. Nhìn nhận một cách tổng thể, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục đề cao tính hướng thiện và mục đích nhân đạo trong chế định miễn TNHS, tơn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Từ những phân tích các quy định vềmiễn TNHS tại Chương 2 là những quy định có lợi, tạo điều kiện cho người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời, tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong mơi trường xã hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương, gia đình, xã hội. Quy định này góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục, cải tạo người phạm tội, xóa bỏ dần những định kiến xã hội đối với người phạm tội nhưng có sự cải tạo tốt, quyết tâm hướng thiện theo phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”.

Chương 3

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊNHẰM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN

Một phần của tài liệu MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w