TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Giai đoạn 2015-2020)
Năm THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Vụ án Bị can Vụ án Bị can 2015 7 16 1 6 2016 11 57 26 64 2017 10 10 5 12 2018 10 11 9 12 2019 4 4 4 4 2020 2 2 0 0
Nguồn: Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai
Thông qua các số liệu được thể hiện ở các bảng thống kê trên có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, chế định miễn TNHS được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn điều tra, truy tố. Tòa
án các cấp trên phạm vi toàn tỉnh cũng áp dụng chế định này nhưng chiếm số lượng ít.
Cụ thể: cơ quan điều tra áp dụng miễn TNHS giai đoạn (2015-2020) là 100 bị can (chiếm tỷ lệ 39,3%); Viện kiểm sát là 98 bị can (chiếm tỷ lệ 38,6%); Tòa án là 56 bị cáo (22,04%).
Thứ hai, việc áp dụng chế định miễn TNHS của các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu tập
trung vào một số loại tội phạm nhất định với điều kiện được miễn chủ yếu tập trung vào khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Việc miễn TNHS được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với một số tội: tội đánh bạc, tội trộm cắp, tội tổ chức đua xe trái
Năm Cả nước Đồng Nai Tỷ lệ (%)
Số bị cáo/ miễn TNHS Số bị cáo/ miễn TNHS Đồng Nai/cả nước 2015 115.641 117 4144 01 0,9% 2016 131.995 2498 3471 35 1,4% 2017 119.207 435 2953 16 3,7% 2018 110.547 56 3022 03 5,3% 2019 135.338 49 3300 01 2% 2020 162.295 41 4563 0 0%
phép, tội cố ý gây thương tích, tội phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ…Trong đó, đối với loại tội phạm đánh bạc và trộm cắp tài sản được cơ quan Tòa án áp dụng là chủ yếu. Riêng tội đua xe trái phép được viện kiểm sát áp dụng nhiều nhất, cụ thể năm 2016 với 39 bị can được áp dụng chế định miễn TNHS theo khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999.
Thứ ba, qua bảng số 1 và số 3 cho thấy, việc áp dụng chế định miễn TNHS của cơ quan
điều tra, viện kiểm sát thì tương đối đồng đều qua từng năm; riêng tịa án thì có sự chênh lệch so với 2 cơ quan này. Điều này cho thấy, cơ quan tòa án siết chặt việc áp dụng chế định này hoặc cũng có thể nhận định rằng, có sự nhận thức khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn nên dẫn đến còn ngại áp dụng chế định này đối với người phạm tội.
Thứ tư, điểm giống nhau trong việc áp dụng này đối với cả 3 cơ quan là số lượng lớn
được thực hiện vào năm 2016 khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành; tuy nhiên, giảm dần qua các năm về sau; đặc biệt đến năm 2020 thìviện kiểm sát và tịa án khơng giải quyết trường hợp nào; riêng cơ quan điều tra thì 2 trường hợp.
Riêng đối với cơ quan tòa án việc áp dụng chế định miễn TNHS được thể hiện rõ nét như sau:
Thứ nhất, biện pháp miễn TNHS rất ít được áp dụng, cụ thể năm 2015, 2019 một năm chỉ
áp dụng 1 trường hợp miễn TNHS chiếm tỷ lệ 0,02% trên tổng số người bị kết án; thậm chí đến năm 2020 thì khơng có trường hợp nào. Năm 2016 là năm số lượng người được miễn TNHS cao nhất có 35 trường hợp chiếm 1,01% - điều này cũng được hiểu là khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, rất nhiều bị cáo được miễn TNHS khi áp dụng những tình tiết mới của Bộ luật có lợi cho người phạm tội. Quy định miễn TNHS theo BLHS 2015 lý do “có sự thay đổi chính sách, pháp luật” được áp dụng có lợi cho người phạm tội. Tại thời điểm giao thời giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 nhiều loại tội phạm được nhà làm luật thay đổi cấu thành để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Do đó, thực tiễn áp dụng cho thấy số lượng bị cáo được miễn TNHS vì lý do này khá phổ biến. Việc BLHS quy định căn cứ này để miễn TNHS tại Điều 29 BLHS năm 2015 giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng được rõ ràng. Trước đây chưa có quy định này nên có trường hợp do có sự thay đổi của chính sách pháp luật mà hành vi phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa nhưng cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng miễn TNHS với lý do “chuyển biến tình hình” là khơng hợp lý bởi lẽ những trường hợp này tình hình khơng có sự chuyển biến.
Việc áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 được áp dụng trong thực tiễn. Phải thừa nhận rằng quy định này chính là một hình thức giải quyết tranh chấp hình sự thơng qua con đường tự nguyện hồ giải giữa người thực hiện tội phạm và người bị hại lần đầu tiên được ghi nhậntrong pháp luật hình sự Việt Nam. Cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã mạnh dạn áp dụng quy định này, đặc biệt là trong các vụ án vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 BLHS 2015.
Như đã đề cập ở chương 1, miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã thực hiện. Như vậy, đối tượng được miễn TNHS không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuộc nội dung của TNHS bao gồm bị kết án, hình phạt và các biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt và án tích. Mặc dù BLHS 2015 quy định 10 trường hợp miễn TNHS (bao gồm Phần Chung và Phần Các Tội phạm), song thống kê cho thấy thực tiễn xét xử các tồ án ít áp dụng biện pháp này.
Thứ hai, tần suất và xu hướng vận dụng áp dụng biện pháp miễn TNHS trong giai đoạn
giải quyết TNHS là không giống nhau. Nếu như một số loại án như án treo có động thái tăng đều theo hằng năm thì miễn TNHS có mức độ tăng giảm qua các năm khơng ổn định, như năm 2016 tăng vọt lên 35 trường hợp; năm 2017 giảm ½ cịn 16 trường hợp và đến năm 2018 thì lại giảm cịn 3 trường hợp và năm 2019 thì chỉ có một trường hợp trong khi tổng số bị án tăng giảm đều, đến năm 2020 thì khơng có trường hợp nào. Điều này có lẽ xuất phát từ lý do của việc áp dụng các biện pháp này, nếu như án treo được áp dụng về cơ bản dựa vào quan điểm, chính sách xử lý thì miễn TNHS phụ thuộc vào số trường hợp cụ thể xảy ra.
Thứ ba, theo Bảng thống kê số 02 cho thấy tỷ lệ phần trăm số người được miễn TNHS
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và cả nước mỗi năm không giống nhau, không tỷ lệ thuận với số người miễn TNHS của TAND tỉnh Đồng Nai, cụ thể:
Mặc dù năm 2016, sau khi BLHS năm 2015 có hiệu lực đối với những quy định có lợi cho người phạm tội thì số lượng bị cáo được miễn TNHS cảnước tăng vọt từ 117 người lên 2489 bị cáo. Vì vậy, tỷ lệ thuận với số liệu này thì Đồng Nai cũng tăng vọt lên 35 người năm 2016 trong khi năm 2015 có 1 trường hợp; trong khi năm 2018 mặc dù Đồng Nai chỉ có 03 trường hợp được miễn TNHS thơi nhưng lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong vòng 5 năm so với tỷ lệ của cả nước 56 trường hợp chiếm 5,3%, nhưng đến năm 2020 thì khơng có trường hợp nào. Như vậy, số liệu này cũng phản ánh việc miễn TNHS ở toà địa phương phụ thuộc vào vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội.