Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN& GĐ của Nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 (Trang 30 - 36)

6. Kết cấu Luận văn

1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH

1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN& GĐ của Nhà

của Nhà nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay

Ngày 02/9/1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã ban hành hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về HN&GĐ cùng các quy định về chế độ tài sản vợ chồng.

* Sắc lệnh 97/SL, Sắc lệnh 159/SL

Trong hệ thống pháp luật của nƣớc ta từ năm 1945 đến nay, những văn bản đầu tiên điều chỉnh về quan hê ̣ hơn nhân gia đình là S ắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950. Hai Sắc lệnh này đã sửa đổi một số quy định trong dân luật, nhằm xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến. Quy định xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến đầu tiên phải nói đến đó là quy định cụ thể hóa Điều 9 Hiến pháp năm 1946: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Theo tinh thần này , Sắc lệnh 97/SL quy đi ̣nh :

“Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5),“người đàn bà có

chồng có tồn năng lực về mặt hộ”(Điều 6). Theo đó, vợ chồng bình đẳng về

quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng. Sắc lệnh 97/SL đã có quy đi ̣nh về viê ̣c vợ chồng ly di ̣ . Sắc lệnh 159/SL có các quy định cu ̣ thể hơn v ề ly hôn, quyền ly hôn của vợ, chồng, nghĩa vụ nuôi dƣỡng, dạy dỗ con cái sau khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, hai

19

Sắc lệnh này lại không quy định về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn, nhƣng căn cứ vào quyền bình đẳng giữa vợ, chồng, có thể suy luận rằng, khi ly hơn, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đều cho vợ, chồng, mỗi bên một nửa giá trị tài sản. Nói chung, Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ.

* Luật HN&GĐ năm 1959

Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ 11 thông qua bản Hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định của bản Hiến pháp mới, ngày 29/12/1959, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thơng qua Luật HN&GĐ năm 1959, gồm 6 chƣơng, 35 điều. Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt Luật HN&GĐ năm 1959 là xóa bỏ tàn dƣ của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa.

Luâ ̣t quy đi ̣nh chế đô ̣ tài sản vợ chồng áp du ̣ng chung cho các că ̣p vợ chồng mà không quy đi ̣nh chế đô ̣ tà i sản của vợ chồng theo thỏa thuâ ̣n , Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.

Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản vợ, chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân , tài sản của vợ chồng đƣợc tặng cho, thừa kế (cả trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế chung và trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế riêng). Hay nói cách khác mọi tài sản của vợ, chồng khơng phân biệt nguồn gốc tài sản, có trƣớc hay có trong thời kỳ hơn nhân và cơng sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Nhƣ vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 kế thừa những quy định pháp luật HN&GĐ trƣớc đây về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tồn sản, khơng có điều khoản nào nói đến tài sản riêng của vợ, chồng. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc thực hiện

20

khi vợ, chồng chết trƣớc hoặc khi vợ chồng ly hôn. Điều 29 quy định nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhƣ sau: “Khi ly hôn, việc chia tài

sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về cơng sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản

và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và

lợi ích của việc sản xuất”.

Luật HN&GĐ năm 1959 đã có nhƣ̃ng đóng góp quan tro ̣ng trong viê ̣c xóa bỏ tàn dƣ chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu, cũng nhƣ trong s ự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình. Tuy nhiên, chế độ tài sản của vợ chồng trong luật HN&GĐ năm 1959 cịn q cơ đọng, khái quát, chƣa dự liệu đƣợc hết các vấn đề về chế đô ̣ tài sản vợ chồng.

* Luật HN&GĐ năm 1986

Ngày 30/4/1975, nƣớc ta hồn tồn giải phóng, cả nƣớc độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc đổi tên thành nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để phù hợp với tình hình mới, ngày 18/12/1980, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của nƣớc ta, đó là Hiến pháp năm 1980. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong quan hê ̣ hơn nhân gia đình:“Hơn nhân tự

nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” thành một nguyên

tắc hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm 1980). Để cụ thể hóa những nguyên tắc này, ngày 29/12/1986, Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, gồm 10 chƣơng, 57 điều. Bên cạnh Luâ ̣t HN &GĐ năm 1986, chế độ tài sản vợ chồng pháp định còn đƣợc hƣớng dẫn bởi Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn Tòa án các cấp áp dụng một số quy định của Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986.

Cũng nhƣ Luật HN &GĐ năm 1959, Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986 không quy đi ̣nh về chế đô ̣ tài sả n của vợ chồng theo thỏa thuâ ̣n , Điều 14, 15, 16, 17, 18, 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy đi ̣nh: Tài sản chung của vợ chồng gồm

21

tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc cho chung. Luật cũng xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, việc mua bán, đổi, cho, vay, mƣợn, và những giao dịch khác về tài sản có giá trị lớn thì phải đƣợc sự thoả thuận của vợ, chồng. Bên cạnh đó, Luật quy định về tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản đƣợc thừa kế riêng hoặc đƣợc cho riêng trong thời kỳ hôn nhân , vợ, chồng có quyền nhập hoặc khơng nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Quy định này là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 1986 so với Luật HN&GĐ năm 1959 (không quy định về tài sản riêng của vợ, chồng). Điểm mới thƣ́ hai c ủa Luật HN &GĐ năm 1986 thể hiê ̣n trong quy định về chia tài s ản chung của vợ chồng, bổ sung thêm một trƣờng hợp phân chia tài sản của vợ chồng là nếu một bên u cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy đ ịnh cụ thể hơn về nguyên tắc phân chia tài sản tại Điều 42.

Để quy đi ̣nh cu ̣ thể hơn về thành phần khối tài sản chung của vợ chồng, quyền và nghĩa v ụ của vợ chồng đối với tài sản chung điểm a m ục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP quy định:

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập nhƣ sau:

- Tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền hƣu trí, tiền thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên;

- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm đƣợc bằng những thu nhập nói trên;

22

Tài sản đƣợc sử dụng để đảm bảo những nhu cầu trong gia đình, do đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản đó. Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình đƣợc đƣơng nhiên coi là sự thoả thuận của hai vợ chồng. Nhƣng việc mua, bán, cho hoặc vay, mƣợn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn (nhƣ: nhà ở, gia súc chăn ni nhƣ trâu, bị, tƣ liệu sinh hoạt có giá trị lớn nhƣ máy thu hình, tủ lạnh, xe máy v.v...) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồng viết (nhƣ việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp đồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho mình ký thay.

Điểm b mu ̣c 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP hƣớng dẫn chia tài sản của

vợ chồng khi ly hôn, khi một bên chết hoặc một bên yêu cầu chia tài sản khi hơn nhân cịn tồn tại (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).

Nhƣ vậy, từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, chế động cộng đồng toàn sản ở Luật HN&GĐ năm 1959 đƣợc thay thế bằng chế độ cộng đồng tạo sản và chế độ tài sản của vợ chồng pháp định đã đƣợc quy định rõ nét hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên, nhiều quy đi ̣nh của Luâ ̣t vẫn mang tính khái quát, định khung, chƣa dự liệu đƣợc hết các trƣờng hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa vợ, chồng nên khi áp dụng vào thực tế còn nảy sinh nhiều khó khăn, vƣớng mắc.

* Luật HN&GĐ năm 2000

Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc Quốc hô ̣i khóa X , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000. Luâ ̣t gồm 13 chƣơng 110 điều, là hệ thống các quy định về chế độ HN&GĐ trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992.

Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2000 kế thừa nhiều nội dung chế độ tài sản vợ chồng pháp định của Luật HN&GĐ năm 1986, đồng thời bổ sung những quy định mới nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc cịn tồn tại

23

mà Luật HN&GĐ chƣa giải quyết đƣợc. Những nội dung đƣợc bổ sung cụ thể là: Bổ sung nguyên tắc suy đoán tài sản chung tại khoản 3 Điều 27: “Trong trường hợp khơng có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có

tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”; trách

nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện tại Điều 25; quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh phải đƣợc vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận tại khoản 3 Điều 28; chiếm hƣ̃u, sƣ̉ du ̣ng, đi ̣nh đoa ̣t tài sản riêng t ại Điều 33; quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không đƣợc pháp luật công nhận tại khoản 2 Điều 29.

* Luật HN&GĐ năm 2014

Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, gồm 9 chƣơng, 133 điều. Về chế đô ̣ tài sản của vợ chồng, Luâ ̣t bổ sung quy đi ̣nh về chế đô ̣ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuâ ̣n. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, chế độ tài sản vợ chồng pháp định có những điểm mới nổi bật trong quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng; quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung; quy định về việc định đoạt tài sản chung; quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; quy định về tài sản riêng và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cũng nhƣ nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung…

Nói chung, so với các Luật HN&GĐ trƣớc đây, Luật HN&GĐ năm 2014 đã thể hiện đƣợc sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng, giải quyết đƣợc các vấn đề còn vƣớng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế.

24

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)