Chương 1 : GIỚI THIỆU
5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh
NGẮN HẠN CỦA CHI NHÁNH
5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn
- Lãi suất hấp dẫn và có nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, hiện nay Chi nhánh Ninh Kiều phải chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng khác nên việc ấn định một lãi suất phù hợp, kịp thời, vừa cạnh tranh được với ngân hàng bạn vừa đảm bảo có lời, là một việc hết sức quan trọng. Mặt
khác, Chi nhánh nên áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, số tiền, và khách hàng vay vốn cụ thể để có mức lãi suất hợp lý, đặc biệt là đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng có lượng tiền gửi lớn, kỳ hạn dài.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn dân cư , duy trì và phát triển mối quan hệ với kho bạc nhà nước, các Cty xổ số kiến thiết, các Cty bảo hiểm, các DN kinh
doanh xăng dầu, Ơ tơ, xe máy...và tìm các dự án đầu tư, dự án quy hoạch - đền bù,
giải tỏa để tiếp cận khách hàng tiền gửi cũng như khách hàng tiền vay.
- Thực hiện công tác tiếp thị khách hàng, quảng bá thương hiệu Agribank. - Tư vấn tốt cho khách hàng, tìm hiểu các khách hàng rút tiền từ Chi nhánh
để sử dụng hay gửi sang Ngân hàng khác, để có các biện pháp thích hợp nhằm duy
trì lại quan hệ với khách hàng, giao dịch viên được phân công huy động tiền gửi phải tiếp xúc khách hàng niềm nở, nhiệt tình và thao tác nghiệp vụ giao dịch một cách nhanh nhất.
- Thực hiện tốt chỉ tiêu các đợt huy động vốn do NHNo&PTNT Việt Nam
phát động và do nhu cầu tăng trưởng chỉ tiêu nguồn vốn của Chi nhánh.
5.2.2. Đối với hoạt động tín dụng
thông nông thôn, cho vay ngành thương mại, dịch vụ...; xem khâu thẩm định là
khâu then chốt trong quy trình tín dụng. Yêu cầu cán bộ tín dụng phải đăng ký chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, xem mức chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng tín dụng,
tăng trưởng nguồn vốn, chỉ tiêu đảm bảo chất lượng tín dụng làm nhiệm vụ trọng
tâm và cũng là cơ sở để xét thi đua khen thưởng, chấm lương kinh doanh hàng tháng cho cán bộ.
- Cần nâng cao hiểu biết của cán bộ, viên chức những kiến thức về luật đất đai, luật doanh nghiệp,...để phục vụ tốt cho công việc của mình. Chấn chỉnh cơng tác chấm điểm phân loại khách hàng, thẩm định cho vay, định giá tài sản thế chấp,
quản lý món vay, định kỳ hạn nợ, kiểm tra sử dụng vốn vay...kiên quyết thực hiện các biện pháp chế tài đối với các khách hàng có vi phạm hợp đồng tín dụng, có biểu hiện nợ xấu...Tận dụng tính năng tích cực của chương trình IPCAS để theo dõi,
đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Cho vay đối với các hộ nơng dân, Chi nhánh
nên trích hoa hồng cho người đại diện hoặc chính quyền địa phương để họ hỗ trợ
cho cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc.
- Hạn chế tối đa cho vay tín chấp, cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành
trong tương lai, tạm dừng cho vay để kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng
khoán...
- Tăng cường tiếp cận các dự án vay vốn kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối.
- Chi nhánh mở rộng qui mô hoạt động bằng cách mở thêm phòng giao dịch để
người dân thuận tiện vay và gửi tiền không cần tới Chi nhánh ngân hàng. Vì
khách hàng tập trung ở Chi nhánh đông đúc sẽ làm tốn thời gian và chi phí cho
việc đi lại của khách hàng.
- Chi nhánh nên mở rộng đối tượng cho vay thông qua các tổ chức xã hội: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị xã hội…khi đó phải ký kết hợp đồng trách nhiệm, phương thức đầu tư vốn nhằm chuyển tải vốn đến người dân và họ sử dụng vốn có hiệu quả.