KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng nhìn chung tình hình hoạt động của Chi nhánh Ninh Kiều ngày càng đi vào thế
ổn định, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng ổng định và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn của Chi nhánh. Chi
nhánh Ninh Kiều đã luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn nhận tiền gửi của dân
cư tạm thời nhàn rỗi nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao. Dư nợ tăng dần qua các năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh
nghiệp, cho một lượng lớn khách hàng hoạt động trên địa bàn, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư. Đồng thời tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, cơng tác thu hồi nợ được làm tốt
đã góp phần tạo nhiều vòng quay vốn tín dụng, mang về thêm nhiều lợi nhuận
cho ngân hàng. Từ đó cho thấy sự nỗ lực tích cực của Ban lãnh đạo Chi nhánh
ngân hàng cùng đội ngũ cán bộ nhân viên trong đơn vị, đồng thời cho thấy vai trò
quan trọng của Chi nhánh đối với sự phát triển của TP. Cần Thơ. Một cách tổng quát, tình hình hoạt động của Chi nhánh Ninh Kiều rất tốt, các chỉ số đánh giá hoạt động luôn khả quan, mặc dù nợ xấu có tồn tại nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát của Chi nhánh. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã
đạt được, khẩn trương khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển.
6.2. KIẾN NGHỊ
Đối với chính quyền địa phương:
- Địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng, giúp cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn.
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án, cơ quan thi hành án giúp đỡ ngân hàng xử lý nợ xấu, giải
thi hành án đối với các bản án có hiệu lực phát mãi và chuyển đổi sở hữu tài sản thế
chấp giúp cho ngân hàng thu hồi được vốn.
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam:
- Về mức lãi suất huy động và cho vay, NHNo&PTNT Việt Nam cần cho biên
độ tỷ lệ dao động để Chi nhánh được chủ động trong huy động vốn cũng như cho vay được linh hoạt, và có sức cạnh tranh trên điạ bàn hoạt động.
- Nên để cho Chi nhánh tự quyết định chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo, vì đặc tính khách hàng ở mỗi địa phương khác nhau.
- Việc vận hành chương trình quản lý thơng tin tín dụng IPCAS thực tế đã phát
sinh khó khăn cho khách hàng và cho hoạt động của Chi nhánh, đề nghị
NHNo&PTNT nghiên cứu và có chiến lược giải quyết lâu dài.
- NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của các Chi nhánh để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Để công tác thẩm định được thực hiện tốt, NHNo&PTNT Việt Nam cần nâng
cao năng lực của cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, giao lưu học hỏi lẫn nhau nhằm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2007), Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại,
Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), Quản trị Ngân hàng thương
mại, NXB Đại học Cần Thơ.
3. Bùi Văn Trịnh, Thái Văn Đại (2005), Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Ninh Kiều năm 2009, năm 2010, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012