8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài
2.1. Sử dụng tranh minh họa vào dạy học kể chuyện
2.1.1. Vai trò của tranh minh họa
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tư duy trực quan còn chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học. Cụ thể, ở giai đoạn sau tiểu học (lớp 4, 5) mặc dù tư duy của trẻ đã tiến đến tư duy trừu tượng nhưng vẫn còn hạn chế. Trong các giờ học trên lớp trẻ rất thích được xem tranh ảnh và các đồ dùng trực quan khác.
Đồng thời tranh minh họa là loại đồ dùng trực quan dễ làm, dễ sử dụng, ít tốn kém. Vì vậy, vấn đề sử dụng tranh minh họa cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối lớp 5 nói riêng trong dạy học kể chuyện rất cần được quan tâm và sử dụng.
Qua tranh minh họa học sinh sẽ quan sát hình dung, liên tưởng và cảm nhận để một phần tự mình tiếp thu kiến thức bài học.
Tranh minh họa là một phương tiện hỗ trợ giúp thầy và trò tiếp cận và chiếm lĩnh tích cực hơn những mục tiêu mà tiết học đã đề ra.
Tranh minh họa có tác dụng định hướng bằng thị giác, giúp học sinh thấy rõ hơn hình dáng, diện mạo, cử chỉ, hành động cũng như môi trường hoạt động của nhân vật. Qua đó tự điều chỉnh bức tranh tự minh họa trong trí tưởng tượng của mỗi em được chính xác hơn, phong phú hơn, phù hợp với nội dung tác phẩm.
Học sinh ở lứa tuổi nào cũng vậy, chúng thích xem, thích chơi, thích khám phá… Vì thế đồ dùng trực quan đáp ứng cho các em nhu cầu xem - hiểu -nhớ; trò chơi giúp các em đáp ứng nhu cầu học mà chơi, đem đến cho các em niềm vui, sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan đáp ứng cho các em nhu cầu khám phá bản thân.
Mặt khác, tranh minh họa là hình ảnh thu nhỏ của thế giới xung quanh. Vì vậy chúng rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn các em về hình thể, màu sắc. Tranh
ảnh trong sách giáo khoa đều được vẽ và in màu rất đa dạng, đẹp mắt nên gây được ấn tượng bằng ngôn ngữ tạo hình. Vì vậy, tranh minh họa vừa có tác dụng kích thích hứng thú học tập cho học sinh vừa là đối tượng thẩm mỹ giáo dục tư tưởng tình cảm, bồi dưỡng nhận thức và định hướng thẩm mỹ cho HS. Tranh minh họa còn là dụng cụ thực hành của HS, qua việc quan sát tranh mà HS nắm vững nội dung bài học hơn.
Như vậy, hệ thống tranh ảnh sẽ là chỗ dựa đáng tin cậy với giáo viên và HS trong việc nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5, một khi người dạy có sự đầu tư công sức và trí tuệ. Nếu sử dụng công cụ trực quan sáng tạo trong việc lựa chọn và thiết kế tranh ảnh, giáo viên có thể biến mỗi câu chuyện kể thành một món ăn tinh thần bổ ích và thực sự lí thú đối với lứa tuổi tiểu học.
Tranh minh họa cho các em phải thể hiện những đặc điểm, chi tiết trọng tâm, bộc lộ nội dung của tác phẩm.
2.1.2. Yêu cầu khi sử dụng tranh minh họa
2.1.2.1. Yêu cầu thẩm mĩ
Vì tranh ảnh thể hiện sự vật ở trạng thái tĩnh, song sự vật được diễn tả lại ở trạng thái động (máy bơm nước, con vịt đang bơi, phép màu của bà tiên, ông bụt...) vì vậy nên yêu cầu sự sinh động ở bức tranh phải cao mới có thể diễn tả hết được.
Học sinh tiểu học luôn bắt trước những gì mà thầy, cô làm hoặc các sự vật mà các em được học. Chính vì vậy yêu cầu về mặt thẩm mĩ là vô cùng quan trọng, để khi các em nhìn vào đó sẽ có biểu tượng tốt và học hỏi theo.
Hệ thống tranh ảnh dạy học kể chuyện trong SGK phải đạt chuẩn về mọi mặt. Muốn vậy, việc thiết kế chúng phải chú trọng tiêu chuẩn rõ ràng, đơn giản, không rườm rà, phù hợp với năng lực quan sát và tầm nhận thức của HS, sớm điều chỉnh những điểm chưa hợp lý, những sai sót nhỏ như đã nói ở trên. Màu sắc tranh phải thật tươi sáng, đường nét rõ ràng, in trên nền giấy đẹp…để HS thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập.
2.1.2.2. Yêu cầu kiến thức
sao cho dễ hiểu. Lúc HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, lời giới thiệu về các hình ảnh trong tranh của thầy cô là gợi ý để các em kể một cách dễ dàng, tự nhiên. "Lời kể của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan quan trọng", có tác dụng truyền tải, gắn kết nội dung của truyện với tranh ảnh, mang đến cho trẻ những ấn tượng về câu chuyện mình sắp kể. Một điều cũng cần lưu tâm nữa là giáo viên phải giúp trẻ quan sát tranh vừa trên tổng thể chung, vừa hướng vào chi tiết cụ thể để trẻ có thể nắm và kể khái quát toàn bộ câu chuyện, đồng thời vẫn biết tập trung vào một số phần trọng tâm nhất.
Do vốn sống có hạn, nhiều em khi tưởng tượng đã tạo ra những "bức tranh tự họa" hoàn toàn sai lệch, gây phương họa đến việc tiếp nhận nội dung câu chuyện. Theo cuốn "Hướng dẫn sử dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng
Việt bậc tiểu học" trong đợt khảo sát khả năng tự minh họa của học sinh lớp 4,
một nhóm tác giả đã thu được kết quả như sau: Trong số 145 học sinh tham gia đợt khảo sát này (sau khi đã học xong 2 tiết Kể chuyện Sơn tinh - Thủy Tinh) có tới 94% số học sinh đã tưởng tượng sai lệch về nhân vật Sơn Tinh. Sai lầm chủ yếu của các em là đã hiện đại hóa nhân vật theo vốn sống hạn chế của mình. Nhiều em vẽ Sơn Tinh mặc quần Âu, áo sơ mi, áo lót kẻ sọc. Có em vẽ Sơn Tinh đính ngôi sao vàng năm cánh trên mũ như sao của các chú bộ đội. Từ kết qua khảo sát trên, vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải sử dụng hình ảnh minh họa thế nào để khắc phục được tình trạng sai lệch này, giúp cho việc nhận thức bài học của học sinh trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Tranh được sử dụng chủ yếu trong hai thời điểm: khi HS nghe kể chuyện và khi các em nhìn vào tranh để kể. Vì vậy, GV phải biết khai thác tranh minh họa với mục đích làm cho HS hiểu câu chuyện, nhớ câu chuyện. Sau khi kể chuyện lần 1, GV sẽ kể chuyện lần 2, kết hợp giới thiệu các hình ảnh trong tranh. HS sẽ được rèn kĩ năng nghe, quan sát. Sau đó các em tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình.
Giáo viên cũng cần chủ động tìm hiểu những cách thức sử dụng tranh ảnh sao cho đa dạng, phù hợp với trình độ HS và nội dung, mục đích của bài học; chẳng hạn: cách tổ chức hoạt động trong lớp, cách thức đứng khi dùng tranh, cách treo tranh, di chuyển tranh hợp lí để tất cả HS đều quan sát rõ...
Thầy cô cũng có thể chuyển đổi bộ tranh tĩnh trong SGK thành các tranh động để sử dụng linh hoạt, dễ dàng trong giờ dạy. Cách làm này giúp giáo viên giảm đựợc thời gian soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học mà HS vẫn cảm thấy thích thú, tiết học sinh động hơn hẳn.
Tranh minh họa để dạy trong tiết học kể chuyện không nên nhiều các tình tiết, hình ảnh. Khi thể hiện tác phẩm cần được lựa chọn và xác định một cách tóm tắt, khái quát để các em có thể tưởng tượng ra nội dung tác phẩm.
Ví dụ: Giáo viên có thể kể chuyện “Nhà vô địch” bằng cách sử dụng 4 tranh minh họa sau:
+ Tranh 1: Các bạn đang thi nhảy xa. Chị Hà được mời làm trọng tài.
+ Tranh 2: Tôm Chíp ngại ngùng bối rối khi đứng vào vị trí.
+ Tranh 3: Tôm Chíp phóng nhanh như một mũi tên để cứu em bé sắp
rơi xuống nước.
+ Tranh 4: Mọi người thán phục gọi Chíp là “nhà vô địch”.
Tranh minh họa cần có tỉ lệ phù hợp: tranh treo bảng cần to hơn tranh để trên bàn cho học sinh quan sát.
Hình ảnh trong tranh minh họa thường đơn giản, gần gũi để các em dễ nhận biết và dễ hiểu, màu sắc luôn tươi sáng, gợi cảm xúc, hứng thú, cuốn hút học sinh, nhưng cũng cần có diện, có điểm để gây chú ý ấn tượng cho thị giác. Do đặc điểm càng lớn các em càng quan tâm đến nội dung bức tranh hơn nên các tranh minh họa cần thể hiện sự phong phú, đa dạng tăng dần. Với học sinh lớp 5 tranh có thể phức tạp, mang tính nghệ thuật hơn so với tranh dành cho lứa tuổi đầu tiểu học.
2.1.3. Các hình thức sử dụng tranh minh họa
2.1.3.1. Tranh minh họa trong SGK
Hầu hết trong kiểu bài học kể chuyện đã nghe thầy, cô và bạn bè kể trên lớp đều có tranh minh họa.
Trong quá trình dạy học kể chuyện, giáo viên kết hợp vừa kể vừa cho học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK ứng với từng đoạn truyện, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung truyện.
Tuy nhiên rất nhiều giáo viên chưa thật sự coi trọng những bức tranh đó, mà hầu như chỉ cho học sinh quan sát qua loa, đại khái nên hiệu quả dạy học không cao.
Ngoài cách sử dụng tranh thông thường, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu em cũng đưa ra được một số kiểu sử dụng tranh minh họa để sử dụng trong dạy học kể chuyện cho trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La. Cùng là tranh để minh họa cho tác phẩm nhưng sử dụng và khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ tăng tính hiệu quả cho bài bài học.
2.1.3.2. Tranh gấp
Cách phổ biến nhất là khi kể đến đoạn truyện nào thì GV sẽ treo bức tranh ứng với đoạn truyện đó lên bảng rồi sau đó kể lại câu chuyện dựa vào bức tranh. Tuy nhiên việc treo tranh lên bảng sẽ có hạn chế là vừa tốn thời gian, tốn diện tích khi treo hết toàn bộ tranh lên mặt bảng. Cách để khắc phục là có thể sử dụng tranh "gấp". Tranh được thiết kế bằng một khổ giấy to, gấp thành nhiều nếp gấp hình nan quạt. mỗi nan là một bức tranh thể hiện từng đoạn của câu chuyện. Các bức tranh được xếp theo thứ tự, khi giáo viên kể đến đâu thì giở tranh ra tới đó.
Trong trường hợp gọi học sinh lên bảng giáo viên có thể giở các bức tranh không theo thứ tự và yêu cầu học sinh kể lại đoạn truyện đó, cách làm đó làm cho học sinh không kể theo một cách dập khuân máy móc theo mạch mà có thể hiểu và kể lại bất cứ đoạn truyện nào, điều đó sẽ làm cho học sinh có ấn tượng và nhớ bài sâu sắc hơn.
2.1.3.3. Tranh cuộn
Các bức tranh minh họa được treo trên một trục có tay quay được cuộn lại theo thứ tự xuất hiện của từng đoạn truyện. Giáo viên vừa kể chuyện kết hợp với quay trục để từng bức tranh xuất hiện theo nội dung truyện. Khi câu chuyện kết thúc cũng là lúc các bức tranh trên trục đồng loạt xuất hiện.
Tranh cuộn có thể sử dụng trong những giờ kể chuyện có có lượng các tranh minh họa nhiều.
Tranh cuộn khác với những tranh minh hoạ treo thông thường ở chỗ: tranh xuất hiện hoàn toàn theo y chủ quan của người kể chuyện. Cường đọ có thể nhanh hoặc chậm theo khả năng của từng em, đó là điều em hướng tới khi mà trình độ của các em trong lớp có sự khác biệt nhau.
2.1.3.4. Tranh che rèm
Các tranh minh họa ứng với mỗi đoạn truyện sẽ được sắp sếp theo thứ tự hợp lý (đánh số 1, 2, 3, 4,…) trên một giá đỡ và được che rèm kín. (Rèm có thể kéo qua kéo lại theo kiểu ri – đô). Giá đỡ treo tranh được chia thành hai tầng, mỗi tầng đều có rèm che. Thông thường một câu chuyện sẽ tương ứng với bốn bức tranh, hai bức tranh ứng với đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện sẽ được treo ở tầng trên; hai bức tranh ứng với đoạn 3, đoạn 4 của câu chuyện sẽ treo ở tầng dưới. Giáo viên kể đến đoạn truyện nào thì sẽ kéo rèm để lộ bức tranh tương ứng với đoạn truyện đó, rèm che sẽ được kéo lần lượt từ phải qua trái. Khi kết thúc câu chuyện cũng là lúc mà các bức tranh được mở toàn bộ.
Tranh che rèm làm cho học sinh có cái nhìn mới mẻ và thích thú hơn trong việc minh hoạ các tình tiết chuyện bằng hình thức như vậy, sử dụng tranh che rèm thường xuyên trong các tiết kể chuyện còn bồi dưỡng lòng yêu khoa học, sự
khéo léo vì trong khi đứng kể chuyện kết hợp với một tay kéo rèm sao cho lời kể và trình tự các tranh xuất hiện phải ăn khớp vào nhau, tạo nên sự lôgic nhất định.
2.1.3.5. Tranh kiểu bản nhạc
Với kiểu thiết kế tranh hình một bản nhạc được đặt lên một giá đỡ. Giá đỡ có thể có chiều cao phù hợp với chiều cao của học sinh, để khi học sinh lên kể chuyện có thể dễ dàng lật mở các bức tranh. Các bức tranh được vẽ hoặc in mầu phóng to khoảng cỡ A3 đặt nằm ngang, được sắp xếp theo kiểu bản nhạc, có thể giở đi, giở lại dễ dàng.
Trong khi giảng dạy người giáo viên có thể vừa kể vừa lật các bức tranh theo từng đoạn. Tuy thiết kế đơn giản nhưng khi biết cách khai thác kiểu tranh này thì hiệu quả lại rất tốt. Khi yêu cầu học sinh lên kể lại truyện, các em sẽ dễ dàng kể theo mạch lôgic của bản thân.Qua các bài học sử dụng loại tranh này còn nâng cao khả năng biểu diễn trước đám đông, khả năng thuyết trình của học sinh.
* Hiệu quả dạy học
Chúng ta vẫn thường quen dùng và tiếp xúc với những những bức tranh minh hoạ có trong các bài học kể chuyện có ở bậc Tiểu học, những bức tranh minh hoạ được thiết kế sẵn để treo lên bảng để học sinh kể chuyện theo tranh. Cũng là tranh nhưng khi sử dụng tranh giáo viên sẽ kể chuyện linh hoạt hơn, các bức tranh tiếp nối nhau dần dần được hé mở tạo ra sự liền mạch và liên kết của câu chuyện đó là những biện pháp sử dụng tranh minh hoạ mà em muốn hướng tới
Tạo cho học sinh sự tò mò, thích thú khi theo dõi, chú ý nghe kể từ đó làm tăng hứng thú học tập. Thông thường khi đưa ra một bức tranh chỉ để minh học chung cho cả một câu chuyện thì ngay lập tức học sinh sẽ cảm thấy chán vì hình ảnh của câu chuyện được hé lộ luôn. Vẫn là những bức tranh minh họa nhưng khi em thay đổi cách thức xuất hiện phù hợp với từng đoạn truyện thì hiệu quả mang lại hoàn toàn khác. Học sinh rất tò mò khi không biết được rằng phía sau bức rèm kia sẽ là hình ảnh gì? Nên khi chúng xuất hiện sẽ làm cho học sinh thích thú, từ đó dễ nhớ và khắc sâu bài học, thậm chí có thể kể ngay câu chuyện đó một cách rành mạch.
2.1.4. Sử dụng tranh minh họa vào các phần bài học
2.1.4.1. Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài
Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài trong tiết học hết sức quan trọng, nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào trọng tâm giờ học.
Ví dụ: Để giới thiệu bài trong tiết kể chuyện “Nhà vô địch” giáo viên có thể tiến hành như sau:
+ Bước 1: Giáo viên treo tranh lên bảng và hỏi học sinh: Bức tranh vẽ gì đây các em? Học sinh sẽ biết bức tranh vẽ gì nhưng chưa biết được nội dung của chúng ra sao, điều đó kích thích tính tò mò cao với các em.
+ Bước 2: Giáo viên nói: Muốn biết nội dung bức tranh nói về điều gì cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu tiết kể chuyện ngày hôm nay.
Ngay từ những phút đầu tiên của giờ học, nếu như thu hút được sự quan tâm vào bài học của trẻ thì hiệu qua dạy học sẽ rất cao, vì thế kết hợp với minh họa bằng tranh thì các câu hỏi gợi mở kết hợp của giáo viên cũng là một yếu tố