Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học kể chuyện

Một phần của tài liệu sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu sơn la (Trang 39 - 60)

8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

2.2. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học kể chuyện

2.2.1. Vai trò của công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin - đặc biệt là internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, với việc các thành tựu khoa học hiện đại được đưa vào cuộc sống, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin đã đưa cuộc sống con người lên tầm cao mới, con người đang dần tiến tới việc sử dụng máy móc để thay thế, tiết kiệm sức lao động mà hiều quả công việc lại tăng cao gấp nhiều lần. Thế kỉ XXI trở thành thế kỉ của công nghệ thông tin, công nghệ mới được đưa vào tất cả các ngành sản xuất công - nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và cả trong giáo dục. Các giảng viên của nhiều chương trình đào tạo ở các trường đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy. Vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La nói riêng là một biện pháp thiết yếu và mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học kể chuyện là góp phần vào đổi mới tư duy, nhận thức cho trẻ, giúp cho trẻ có khả năng hòa nhập và xích lại gần hơn với công nghệ hiện đại trong dạy học.

2.2.2. Cách thức sử dụng công nghệ thông tin

2.2.2.1. Sử dụng máy chiếu

Nếu chỉ đơn thuần sử dụng tranh trong sách hoặc tranh được phóng to thì tiết dạy Kể chuyện sẽ diễn ra đơn điệu và hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của người dạy mà không có một sự hỗ trợ đặc biệt nào. Cho nên, giáo viên

có thể xây dựng những bài soạn bằng giáo án điện tử với những hình ảnh đẹp, sinh động, có âm thanh nhẹ nhàng làm nền, thích hợp với nội dung câu chuyện để tiết kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn.

Hình ảnh trên máy chiếu chủ yếu được thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình nhằm tác động vào thị giác của con người. Chúng có tác dụng khắc họa sâu đậm một nhân vật, sự vật, sự kiện...giúp cho việc nghi nhớ nội dung câu chuyện một cách thuận lợi. Qua đó định hướng, chắp cánh cho tưởng tượng có cơ sở vững chắc hơn.

* Sử dụng video minh họa câu chuyện

Sử dụng video là một hình thức tiên tiến nhất để mô tả lại các sự vật muốn nói đến.

Nội dung video gồm hai nguồn thông tin chủ yếu có thể cung cấp cho học sinh: nguồn thông tin hình tượng (hình ảnh, phụ đề cho câu chuyện)

Nguồn thông tin âm thanh (lời thuyết minh, lời giảng giải, lời gợi mở của giáo viên, hòa âm thanh, tiếng động, âm nhạc)

Ví dụ: Khi giảng bài “Những chú bé không chết” giáo viên sử dụng các video hoạt hình để mô tả lại câu chuyện cho học sinh quan sát, làm như vậy thì học sinh mới có thể hiểu được tại sao những chú bé kia lại làm như thế. Kết quả cuối cùng của câu chuyện có thể được học sinh hình dung ra một cách dễ dàng và tự nhiên nhất.

* Sử dụng hình ảnh, tranh động miêu tả hoạt động của nhân vật

Tranh ảnh ghi lại hình ảnh của đối tượng một cách gián tiếp thông qua chủ quan của người thể hiện. Nhưng nhờ công nghệ thông tin ta có thể tạo ra những bức tranh, ảnh động kèm theo âm thanh, có sự kết hợp giữa nghe và nhìn, làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.

Mọi câu chuyện đều có tình tiết và hoạt động của các nhân vật, là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi diễn biến của câu chuyện. Nên nếu có thể sử dụng tranh, ảnh động để mô tả lại một hành động của một nhân vật nào đó thì học sinh sẽ hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện hơn.

Ví dụ: Trong bài học về câu chuyện “Con vịt xấu xí”chúng ta có thể sử

dụng các hiệu ứng làm cho con Vịt, con Thiên Nga chuyển động. Con Thiên Nga lúc đầu rất xấu xí nhưng qua các hiệu ứng giáo viên có thể tạo ra con Thiên Nga thay đổi qua các phần và cuối cùng trở nên xinh đẹp. Kết thúc câu chuyện học sinh không những có thể hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mà các em còn hiểu một thực tế về sự khác nhau giữa Vịt và Thiên Nga.

2.2.2.2. Sử dụng băng ghi âm kể lại câu chuyện

Băng ghi âm tác động trực tiếp vào thính giác và đặc biệt phù hợp với phân môn Kể chuyện. Sử dụng băng ghi âm học sinh có thể có được hai nguồn thông tin cơ bản về cả phần lời (lời đọc, lời kể, lời nhân vật…), phần âm thanh phụ họa (âm nhạc, tiếng động: tiếng chim hót, tiếng súng nổ…), tất cả nhằm làm tôn giá trị biểu cảm của những thông tin hình tượng.

Bên cạnh đó, ngoài hình thức kể chuyện trực tiếp trên lớp giáo viên có thể ghi âm trước lời kể của mình bằng máy ghi âm, nhờ đó sẽ điều chỉnh được giọng kể sao cho thật hay, thật đúng, phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp tiết kể chuyện đạt hiệu quả hơn. Khi thu bằng máy ghi âm giáo viên có thể cho các em nghe lại nhiều lần trong một tiết học. Lời kể của các nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh có thể phân loại nhân vật, đưa ra được nhận xét giữa thiện và ác khi dựa vào lời kể.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Một vụ đắm tàu” tuần 29 Tập đọc lớp 5 thì ở phần đầu câu chuyện là cuộc nói chuyện của hai bạn nhỏ là cậu bé Ma-ri-ô và cô bé Giu-li-et-ta về hoàn cảnh của gia đình mình. Đến đoạn sau khi song gió ập đến thì giọng đọc của các nhân vật trở nên gấp gáp và nghiêm trọng hơn, giọng cậu bé Ma-ri-ô bình tĩnh khi nhường lại sự sống cho cô bạn đồng hành Giu-li-et-ta.

2.3. Một số đồ dùng trực quan khác

Để phát huy tính sáng tạo của giáo viên, ngoài các phương tiện, đồ dùng trực quan đã nêu trên chúng ta có thể khai thác những nguyên vật liệu, mẫu vật, hoa lá,...sẵn có ở địa phương vào dạy học kể chuyện.

2.3.1. Vai trò

Mỗi đồ dùng trực quan đều mang lại những tác dụng nhất định cho từng bài học. Tranh ảnh minh họa, các thiết bị công nghệ thông tin có vai trò quan trọng, tuy nhiên không hẳn là đối với tất cả các bài học mà còn phải nhờ sự hỗ trợ của các loại đồ dùng khác.

Trong quá trình dạy học kể chuyện, các đồ dùng trực quan như mô hình, vật mẫu, hoa lá,…cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện, giúp HS dễ dàng hình thành khái niệm, hiểu nội dung truyện và nhớ truyện.

2.3.2. Yêu cầu

Các mô hình, vật mẫu, hoa lá,…được sử dụng phải phù hợp với nội dung bài học, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh.

Kích thước của các đồ dùng này phải có tỷ lệ phù hợp, đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp đều quan sát được.

Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mĩ, đơn giản, gần gũi để các em dễ nhận biết và dễ hiểu; màu sắc tươi sáng, gợi cảm xúc, hứng thú, cuốn hút học sinh. Các đồ dùng luôn phải đảm bảo tính an toàn trong khi sử dụng.

2.3.3. Cách sử dụng

Các loại đồ dùng này thường được dùng để tạo nên mô hình trực quan, hình thức sử dụng mô hình rất phong phú, đa dạng.

Sử dụng mô hình để giới thiệu bài

Trong tiết kể chuyện “Con vịt xấu xí”, giáo viên có thể sử dụng mô hình để giới thiệu truyện, tiến hành như sau:

+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị mô hình chu đáo, thẩm mỹ có thể làm bằng nhựa, bằng gỗ... Mô hình gồm có: con Vịt, con Thiên Nga, ao…có thể đặt mô hình lên bàn cao cho học sinh quan sát. Tùy thuộc vào không gian lớp học, giáo viên có thể sắp xếp mô hình ở một góc lớp, ở ngoài lớp…cho phù hợp.

+ Bước 2: Giáo viên giới thiệu sơ qua về nội dung của câu chuyện sắp kể cho trẻ tập trung chú ý. Đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời, có thể hỏi về màu sắc, hình dáng của mẫu vật.

+ Bước 3: Giáo viên kể chuyện diễn cảm cho học sinh nghe.

Ngoài ra có thể sử dụng mô hình khi hình thành khái niệm mới và hướng dẫn HS kể chuyện.

Tùy vào nội dung truyện mà người giáo viên lựa chọn mô hình, mẫu vật để minh họa, một tiết giảng có thu được kết quả cao hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác các mẫu vật đó của người giáo viên.

Đối với các bài học kể chuyện trong chương trình tiểu học, giáo viên có thể tự làm các mô hình để dạy học phù hợp với từng bài học nhất định.

TIỂU KẾT

Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La đó là:

- Sử dụng tranh minh họa. - Sử dụng công nghệ thông tin.

- Sử dụng một số đồ dùng trực quan khác.

Có thể nói rằng, bài dạy thành công là kết quả của sự chuẩn bị đồ dùng chu đáo, cách sử dụng đồ dùng hợp lý. Vì vậy, giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng trực quan một cách khéo léo để đạt hiệu quả dạy học cao.

CHƢƠNG 3:

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM 3.1. Mục đích thể nghiệm

Một đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu nhằm phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, khi đưa ra ý tưởng cho đề tài này em lấy xuất phát điểm từ thực tế dạy và học kể chuyện ở lớp 5 và không những thế với mong muốn có những đóng góp vào dạy - học kể chuyện ở trường tiểu học các biện pháp sử dụng trên còn có thể áp dụng cho ác tiết kể chuyện cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung. Quy trình thực nghiệm dưới đây được mô tả dựa trên cơ sở nội dung và hình thức giáo dục để kiểm tra tính hiệu quả và thực thi của giả thuyết khoa học.

Em tiến hành thể nghiệm để kiểm tra và chứng minh tính khả thi của những đề xuất, từ đó khẳng định sự đóng góp của đề tài nghiên cứu.

3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thể nghiệm

* Đối tượng thể nghiệm:

Là học sinh lớp 5A và lớp 5B trường tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La. Đây là lớp thể nghiệm và lớp đối chứng. Giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng có điểm giống và khác nhau là:

- Giống nhau: + Số lượng học sinh trong lớp là 31 học sinh. + Mặt bằng nhận thức của học sinh là như nhau. + Thời gian tiến hành thể nghiệm.

- Khác nhau:

+ Lớp thể nghiệm: Ngoài lời kể của giáo viên còn kết hợp sử dụng những thiết bị dạy học (tranh ảnh theo thiết kế sử dụng trong phần chương 2, vật thật, máy chiếu, catset…) trong dạy - học kể chuyện.

+ Lớp đối chứng: Sử dụng những phương pháp dạy học cũ, chỉ sử dụng lời kể của giáo viên và sách giáo khoa.

* Địa bàn thể nghiệm: Tại trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La. * Thời gian thể nghiệm: Từ 20 tháng12 năm 2013 đến 20 tháng 01 năm 2014

3.3. Phƣơng pháp thể nghiệm

- Sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh 2 lớp thể nghiệm và đối chứng.

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý những số liệu đã thu được. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để từ đó đưa những kết luận cần thiết.

3.4. Nội dung thể nghiệm

Em đã tiến hành dạy 2 bài: Kể chuyện “Nhà vô địch”; Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể lại một câu chuyện về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc,

bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xa hội).

* Trước khi thể nghiệm

Mức độ Số lượng Phần trăm (%) Giỏi 9 29.0 Khá 18 58.1 Trung bình 3 9.7 Yếu 1 3.2 Tổng số 31 100

* Sau khi thể nghiệm

Qua thời gian tìm hiểu, điều tra em đã thu được kết quả như sau: Mức độ Số lượng Phần trăm (%) Giỏi 19 61.3 Khá 10 32.1 Trung bình 2 6.6 Yếu 0 0 Tổng số 31 100

3.5. Kết quả thể nghiệm

Từ quá trình thực nghiệm, ta thấy mức độ phân loại học sinh giữa 2 nhóm đối chứng và thể nghiệm có sự chênh lệnh nhau rõ rệt. So với kết quả trước khi thực nghiệm thì mức độ giỏi, khá, trung bình và mức độ yếu có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể:

Mức độ giỏi: Tăng 32.3% Mức độ khá: Giảm 26.0% Mức độ trung bình: Giảm 3.1% Mức độ yếu: Còn 0%

Điều đó chứng tỏ, sau khi thể nghiệm với việc vận dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 giúp các em học tốt hơn, khả năng nhận thức của học sinh phát triển theo hướng tích cực. Từ đó em có thể khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp mà đề tài xây dựng.

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

Kể chuyện:

NHÀ VÔ ĐịCH

Nội dung câu chuyện:

Hôm ấy, bọn trẻ trong làng tổ chức thi nhảy xa. Họ chọn một hố cát cạnh con mương đào làm nơi thi nhảy. Chị Hà được mời làm trọng tài. Khán giả là lũ trẻ tí hon ngồi ở bên kia bờ mương hau háu chờ xem. Chị Hà điều khiển cuộc thi hô to:

- Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!

Hưng tồ lạch bạch như một chú vịt vào vị trí. Nó chạy lấy đà nhanh đến bất ngờ. “Phốc”, nó bung người lên, rơi đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống, kiêu hãnh nhìn mọi người.

Người tiếp theo là Dũng Béo. Nghe đến tên mình, cậu ta vỗ đùi đen đét, bình tĩnh, lấy đà, nhoáng một cái đã thấy cậu ta đứng trên mép hố bên kia một cách lẹ làng. Nhưng có lẽ vì năng quá nên hai chân cậu lún xuống chỗ đất mềm, cả bọn phải xúm vào lôi cậu ta lên. Cậu cười toe toét rồi nói:

- Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.

Người thứ ba vượt qua cái hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt bởi là một vận động viên từng thi đấu ở cấp huyện. Nhảy xong, cậu nằm phè trên bãi cỏ, chờ nhận giải. Tiếp đó, ba vận động viên khác cũng hoàn thành xuất sắc đợt nhảy của mình.

Đến lượt Tôm Chíp. Cậu bé nhất bọn, tính tình lại nhút nhát nên vừa nghe đến tên mình hai má đã đỏ bừng lên. Chị Hà ái ngại hỏi:

- Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.

Tôm Chíp càng bối rối. Dũng Béo cười bảo: Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia. Tự ái, Tôm Chíp đi nhanh vào vị trí. Nghe khẩu lệnh Tôm Chíp bắn người lao lên như một tia chớp. Nhưng đến gần điểm nhảy, cậu sững người lại, chân miết xuống đất.

- Không nhảy được thì chạy qua. - Tớ cho cậu thành tích của tớ đấy.

Nghe mấy lời khích bác, chế nhạo, Tôm Chíp suýt khóc vì giận bạn. Chị Hà an ủi: Hay em để Dũng nhảy lại trước đã. Tôm Chíp quyết định nhảy làn thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Nhưng vừa leo lên thì nghe tiếng kêu thất thanh thừ phía bên kia mương. Cậu phát hiện một bé trai do xô đẩy đang lăn theo bờ mương xuống dòng nước. Nhằm hướng bé trai, cậu phi như tên bắn. Đến gần hố nhảy thì quặt sang bên tiếp tục bay như một cơn lốc. Mọi người cười ồ cả lên. Khi đứa bé đã ở sát mép nước thì Tôm Chíp cũng đã tới bờ mương. Cậu phóng qua như một tia chớp, kịp giữ đứa bé lại. Ai nấy mới thở phào nhẹ nhõm.Chị Hà vội lội sang bờ

Một phần của tài liệu sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu sơn la (Trang 39 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)