8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài
2.1.4. Sử dụng tranh minh họa vào các phần bài học
2.1.4.1. Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài
Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài trong tiết học hết sức quan trọng, nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào trọng tâm giờ học.
Ví dụ: Để giới thiệu bài trong tiết kể chuyện “Nhà vô địch” giáo viên có thể tiến hành như sau:
+ Bước 1: Giáo viên treo tranh lên bảng và hỏi học sinh: Bức tranh vẽ gì đây các em? Học sinh sẽ biết bức tranh vẽ gì nhưng chưa biết được nội dung của chúng ra sao, điều đó kích thích tính tò mò cao với các em.
+ Bước 2: Giáo viên nói: Muốn biết nội dung bức tranh nói về điều gì cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu tiết kể chuyện ngày hôm nay.
Ngay từ những phút đầu tiên của giờ học, nếu như thu hút được sự quan tâm vào bài học của trẻ thì hiệu qua dạy học sẽ rất cao, vì thế kết hợp với minh họa bằng tranh thì các câu hỏi gợi mở kết hợp của giáo viên cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng.
2.1.4.2. Sử dụng tranh minh họa cho lời kể chuyện
Đây là một bước quan trọng nhất vì tranh minh họa chính là để minh họa cho tác phẩm.
Sau khi giới thiệu bài, giáo viên đọc hoặc kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện 1 - 2 lần cho học sinh nghe. Thường đến lần thứ hai giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời kể.
Ví dụ: Trong tiết kể chuyện “Nhà vô địch”:
+ Bước 1: Giáo viên vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa truyện.
Vừa kể, vừa nhìn vào tranh để mô tả lại những hoạt động, hành động, trạng thái của các nhân vật có trong câu chuyện.
Các bức tranh có sự liên kết với nhau xâu chuỗi quá trình diễn biến của câu truyện. Điều đó tạo sự hứng thú, sự tò mò tìm hiểu những bức tranh tiếp theo của học sinh.
+ Bước 2: Giáo viên cất hoặc che tranh để tránh làm các em mất tập trung vào lời giảng của giáo viên sau đó tiến hành đàm thoại. Trong đề tài tất cả nhưng
kiểu tranh không phải che hoặc cất đi vì thiết kế theo sự chủ động của người kể, người kể đến đâu thì tranh mới xuất hiện đến đó.
2.1.4.3. Sử dụng tranh minh họa để học sinh kể lại tác phẩm
Để dạy học sinh kể lại, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: kể theo giáo viên, kể theo vai, kể toàn bộ câu chuyện, kể từng đoạn,…trong đó hình thức kể chuyện theo tranh rất được các em thích thú. Dựa vào các bức tranh, học sinh nhìn tranh chỉ vào hình ảnh trong tranh và dùng lời kể tương ứng với nội dung tranh. Điều này giúp các em biết cách sắp xếp, tư duy logic hơn.