Các hình thức sử dụng tranh minh họa

Một phần của tài liệu sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu sơn la (Trang 35 - 38)

8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

2.1.3.Các hình thức sử dụng tranh minh họa

2.1.3.1. Tranh minh họa trong SGK

Hầu hết trong kiểu bài học kể chuyện đã nghe thầy, cô và bạn bè kể trên lớp đều có tranh minh họa.

Trong quá trình dạy học kể chuyện, giáo viên kết hợp vừa kể vừa cho học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK ứng với từng đoạn truyện, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung truyện.

Tuy nhiên rất nhiều giáo viên chưa thật sự coi trọng những bức tranh đó, mà hầu như chỉ cho học sinh quan sát qua loa, đại khái nên hiệu quả dạy học không cao.

Ngoài cách sử dụng tranh thông thường, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu em cũng đưa ra được một số kiểu sử dụng tranh minh họa để sử dụng trong dạy học kể chuyện cho trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La. Cùng là tranh để minh họa cho tác phẩm nhưng sử dụng và khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ tăng tính hiệu quả cho bài bài học.

2.1.3.2. Tranh gấp

Cách phổ biến nhất là khi kể đến đoạn truyện nào thì GV sẽ treo bức tranh ứng với đoạn truyện đó lên bảng rồi sau đó kể lại câu chuyện dựa vào bức tranh. Tuy nhiên việc treo tranh lên bảng sẽ có hạn chế là vừa tốn thời gian, tốn diện tích khi treo hết toàn bộ tranh lên mặt bảng. Cách để khắc phục là có thể sử dụng tranh "gấp". Tranh được thiết kế bằng một khổ giấy to, gấp thành nhiều nếp gấp hình nan quạt. mỗi nan là một bức tranh thể hiện từng đoạn của câu chuyện. Các bức tranh được xếp theo thứ tự, khi giáo viên kể đến đâu thì giở tranh ra tới đó.

Trong trường hợp gọi học sinh lên bảng giáo viên có thể giở các bức tranh không theo thứ tự và yêu cầu học sinh kể lại đoạn truyện đó, cách làm đó làm cho học sinh không kể theo một cách dập khuân máy móc theo mạch mà có thể hiểu và kể lại bất cứ đoạn truyện nào, điều đó sẽ làm cho học sinh có ấn tượng và nhớ bài sâu sắc hơn.

2.1.3.3. Tranh cuộn

Các bức tranh minh họa được treo trên một trục có tay quay được cuộn lại theo thứ tự xuất hiện của từng đoạn truyện. Giáo viên vừa kể chuyện kết hợp với quay trục để từng bức tranh xuất hiện theo nội dung truyện. Khi câu chuyện kết thúc cũng là lúc các bức tranh trên trục đồng loạt xuất hiện.

Tranh cuộn có thể sử dụng trong những giờ kể chuyện có có lượng các tranh minh họa nhiều.

Tranh cuộn khác với những tranh minh hoạ treo thông thường ở chỗ: tranh xuất hiện hoàn toàn theo y chủ quan của người kể chuyện. Cường đọ có thể nhanh hoặc chậm theo khả năng của từng em, đó là điều em hướng tới khi mà trình độ của các em trong lớp có sự khác biệt nhau.

2.1.3.4. Tranh che rèm

Các tranh minh họa ứng với mỗi đoạn truyện sẽ được sắp sếp theo thứ tự hợp lý (đánh số 1, 2, 3, 4,…) trên một giá đỡ và được che rèm kín. (Rèm có thể kéo qua kéo lại theo kiểu ri – đô). Giá đỡ treo tranh được chia thành hai tầng, mỗi tầng đều có rèm che. Thông thường một câu chuyện sẽ tương ứng với bốn bức tranh, hai bức tranh ứng với đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện sẽ được treo ở tầng trên; hai bức tranh ứng với đoạn 3, đoạn 4 của câu chuyện sẽ treo ở tầng dưới. Giáo viên kể đến đoạn truyện nào thì sẽ kéo rèm để lộ bức tranh tương ứng với đoạn truyện đó, rèm che sẽ được kéo lần lượt từ phải qua trái. Khi kết thúc câu chuyện cũng là lúc mà các bức tranh được mở toàn bộ.

Tranh che rèm làm cho học sinh có cái nhìn mới mẻ và thích thú hơn trong việc minh hoạ các tình tiết chuyện bằng hình thức như vậy, sử dụng tranh che rèm thường xuyên trong các tiết kể chuyện còn bồi dưỡng lòng yêu khoa học, sự

khéo léo vì trong khi đứng kể chuyện kết hợp với một tay kéo rèm sao cho lời kể và trình tự các tranh xuất hiện phải ăn khớp vào nhau, tạo nên sự lôgic nhất định.

2.1.3.5. Tranh kiểu bản nhạc

Với kiểu thiết kế tranh hình một bản nhạc được đặt lên một giá đỡ. Giá đỡ có thể có chiều cao phù hợp với chiều cao của học sinh, để khi học sinh lên kể chuyện có thể dễ dàng lật mở các bức tranh. Các bức tranh được vẽ hoặc in mầu phóng to khoảng cỡ A3 đặt nằm ngang, được sắp xếp theo kiểu bản nhạc, có thể giở đi, giở lại dễ dàng.

Trong khi giảng dạy người giáo viên có thể vừa kể vừa lật các bức tranh theo từng đoạn. Tuy thiết kế đơn giản nhưng khi biết cách khai thác kiểu tranh này thì hiệu quả lại rất tốt. Khi yêu cầu học sinh lên kể lại truyện, các em sẽ dễ dàng kể theo mạch lôgic của bản thân.Qua các bài học sử dụng loại tranh này còn nâng cao khả năng biểu diễn trước đám đông, khả năng thuyết trình của học sinh.

* Hiệu quả dạy học

Chúng ta vẫn thường quen dùng và tiếp xúc với những những bức tranh minh hoạ có trong các bài học kể chuyện có ở bậc Tiểu học, những bức tranh minh hoạ được thiết kế sẵn để treo lên bảng để học sinh kể chuyện theo tranh. Cũng là tranh nhưng khi sử dụng tranh giáo viên sẽ kể chuyện linh hoạt hơn, các bức tranh tiếp nối nhau dần dần được hé mở tạo ra sự liền mạch và liên kết của câu chuyện đó là những biện pháp sử dụng tranh minh hoạ mà em muốn hướng tới

Tạo cho học sinh sự tò mò, thích thú khi theo dõi, chú ý nghe kể từ đó làm tăng hứng thú học tập. Thông thường khi đưa ra một bức tranh chỉ để minh học chung cho cả một câu chuyện thì ngay lập tức học sinh sẽ cảm thấy chán vì hình ảnh của câu chuyện được hé lộ luôn. Vẫn là những bức tranh minh họa nhưng khi em thay đổi cách thức xuất hiện phù hợp với từng đoạn truyện thì hiệu quả mang lại hoàn toàn khác. Học sinh rất tò mò khi không biết được rằng phía sau bức rèm kia sẽ là hình ảnh gì? Nên khi chúng xuất hiện sẽ làm cho học sinh thích thú, từ đó dễ nhớ và khắc sâu bài học, thậm chí có thể kể ngay câu chuyện đó một cách rành mạch.

Một phần của tài liệu sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu sơn la (Trang 35 - 38)