Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 76)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ hàng hóa trì trệ, từ đó hoạt động vay vốn kinh doanh tại ngân hàng cũng suy giảm hơn trước. Mặc dù có lợi thế về vị trí, uy tín nhưng ngân hàng vẫn có sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.

Một số khách hàng chưa có trách nhiệm về những món vay của mình cũng như sử dụng vốn vay sai mục đích làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. Sản xuất kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả cũng có nguy cơ làm tăng khoản nợ xấu của ngân hàng. Việc đánh giá tài sản, thẩm định theo dõi các khoản nợ vay đôi lúc chưa được chuẩn xác dẫn đến sự tăng lên của những khoản nợ xấu.

Do chủ quan trong phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay. Phần lớn cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá chưa đi vào chiều sâu cho nên kết quả thẩm định thường đi ngược lại với thực tế hoạt động của khách hàng vay. Nhiều trường hợp khách hàng vay có các chỉ tiêu tài chính rất khả quan, doanh số hoạt động tăng qua mỗi năm và lợi nhuận sau cao hơn năm trước nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ vay. Bởi vì nguồn số liệu mà cán bộ tín dụng sử dụng tín tốn chất lượng kém, khơng chính xác, hoặc nguồn số liệu đã quá xa so với thời điểm vay vốn nên hiệu quả thẩm định thấp, thậm chí mất tác dụng. Qua xem xét loại khách hàng này, nhận thấy hầu hết do đã rơi vào trạng thái suy giảm về mặt tài chính, kinh doanh kém hiệu quả, nếu khơng tiếp tục được vay thì khơng thể trả nợ cũ nên kiếm cớ trì hỗn gửi báo cáo tài chính hoặc tìm cách “đánh bóng ” lại số liệu.

Đặt nặng yếu tố tài sản để xét quyết định cho vay. Để giảm bớt rủi ro, phần lớn ngân hàng sử dụng biện pháp cho vay có tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần

GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 73 - SVTH: Trần Ngọc Giào đầu, khách hàng thuộc loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tình trạng thiên về tài sản đảm bảo, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với khách hàng có quy mơ hoạt động đang cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài chính trung bình đủ điều kiện vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản đảm bảo thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.2.1. Về huy động vốn 5.2.1. Về huy động vốn

- Về lãi suất: lãi suất huy động và cho vay cần được điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định. Để thu hút được Tiền gửi trong dân chúng thì lãi suất phải thật hấp dẫn, nhưng khơng được tạo mức chênh lệch quá lớn so với đối thủ trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra biến động lãi suất để điều chỉnh lãi suất tiết kiệm nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng củ.

- Thự hiện tuyên truyền, quảng cáo bằng nhiều hình thức, nhiều kênh: truyền thanh, truyền hình, Internet, băng rơn, áp phích,… về các thể thức huy động đối với khách hàng trong tỉnh.

- Thu hút tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, tuy lượng Tiền này thường xuyên luân chuyển, nhưng nếu lượng khách hàng đủ lớn sẽ tạo được độ đọng lại của các khoản thanh toán.

- Nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên về trình độ chuyên mơn, ngoại ngữ, tin học để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng từ đó tạo được uy tín cho khách hàng.

- Xây dựng thêm các phịng giao dịch, mở rộng quy mơ của chi nhánh, nhằm quảng bá thương hiệu và tọa niềm tin cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tấc huy động vốn.

GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 74 - SVTH: Trần Ngọc Giào

5.2.2. Về hoạt động tín dụng

- Thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận: khi các ngân hàng hoạt động theo cách cố định lãi suất, nghĩa là quản lý tài sản có theo hướng quan tâm đến lãi suất để có lợi nhuận nên buộc phải đi tìm khách hàng chấp nhận lãi suất. Ngược lại, khi ngân hàng thả nổi lãi suất trong khuôn khổ pháp luật quy định theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng thê từng thương vụ sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được chủ động trong các khoản vay. Trên cơ sở đó, khơng chi ngân hàng đi tìm khách hàng như truyền thống mà khách hàng nếu có nhu cầu vay vốn sẽ tìm đến ngân hàng để thỏa thuận.

- Thẩm định là công tác quan trọng nhất để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu lơ là công tác này sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn cho ngân hàng. Vì vây, ngân hàng cân phải hỗ trợ các nhân viên phân tích thẩm định, cung cấp các thông tin, nâng cao trình độ chun mơn cho họ, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nắm vững mọi nghiệp vụ về tín dụng của ngân hàng.

- Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro. Với công tác này sẽ làm giảm thời gian và chi phí cho việc phải đánh giá lại từ đầu khách hàng cũ của chi nhánh, tạo phong cách chuyên nghiệp và mang lại cảm giác thân thiết cho khách hàng.

- Thường xuyên tiến hành đánh giá lại khách hàng, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Việc kiểm soát phải được thực hiện từ khâu bắt đầu đến lúc thu hết nợ gốc và lãi. Có thể tiến hành thu nợ trước hạn nếu khách hàng có dấu hiệu lừa đảo hoặc mất khả năng thanh khoản.

5.2.3 Một số biện pháp khác

- Thực hiện ưu đãi miễn phí phát hành thẻ ATM trên địa bàn, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong tỉnh thực hiện việc trả lương không dùng Tiền mặt thông qua hệ thống ACB.

- Xây dựng website cho chi nhánh tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng khi tiếp cận ACB.

- Tiếp tục phát huy thành tích đạt được từ các khâu: huy động vốn, cho vay và thu nợ của chi nhánh.

GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 75 - SVTH: Trần Ngọc Giào

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)