Chương 2 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
d) Nợ xấu/ Dư nợ
3.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm của ngân hàng thương
3.5.2 Phân tích doanh thu
Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác, doanh thu của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác: cho vay, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,…
Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục doanh thu có sự tăng giảm qua các năm: năm 2009 doanh thu của ngân hàng là 256.715 triệu tăng 57,61% tương ứng 97.125 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh thu là 233.778 triệu đồng, giảm 31.937 triệu đồng tương đương 12,02%. Năm 2009, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều chương trình kích cầu: gói kích cầu từ chính phủ, hổ trợ lãi suất,… nhằm kích thích kinh tế phát triển. Điều này làm cho doanh thu tăng lên đáng kể. Đến năm 2010, khi các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khép lại, ngân hàng nhà nước ấn định lãi suất cơ bản lên 9%, cuộc canh tranh lãi suất với các đối thủ trên cùng địa bàn cùng với sự gia tăng của lạm phát, đã làm cho doanh thu của ACB Cần Thơ giảm. Để hiểu rõ hơn về các nguồn doanh thu của ngân hàng ta xem bảng bên dưới đây:
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 32 - SVTH: Trần Ngọc Giào
Bảng 2: Doanh thu từ các hoạt động của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011 Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tiền % Tiền % DT từ hoạt động tín dụng 227.862 219.059 337.170 -8.803 -3,86 118.111 53,92 DT từ hoạt động dịch vụ 5.167 4.757 7.577 -410 -7,93 2.820 59,28 DT từ hoạt động khác 32.686 9.962 34.096 -22.724 -69,52 24.134 242,26 Tổng Doanh thu 265.715 233.778 378.843 -31.937 -12,02 145.056 62,05
(Nguồn từ NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ)
Doanh thu được tạo thành từ 3 nguồn: doanh thu từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ và doanh thu từ hoạt động khác. Dựa vào bảng ta dễ dàng nhận thấy doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2009 chiếm 85,75%, năm 2010 tỷ trọng tăng lên 93,70% và năm 2011 giảm nhẹ và còn 88,99% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, nên sự tăng giảm doanh thu từ khoản mục này ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu, cụ thể là doanh thu tổng cũng tăng giảm gần như tương ứng với nó: năm 2010 doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm 3,86% tương ứng với 8.803 triệu đồng, thì tổng doanh cũng giảm 12,02% tương ứng với 31.937 triệu đồng. Do năm 2010 có nhiều biến động: thiên tai, lãi suất tăng, giá vàng leo thang,… làm cho doanh thu giảm nhẹ. Năm 2011 khi doanh thu từ hoạt động này tăng thì tổng doanh thu cũng tăng theo. Năm 2011 doanh thu từ hoạt động tín dụng tăng 53,92% tương ứng 118.111 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong toàn bộ doanh thu khoảng 0,02% qua các năm và cũng tăng giảm theo xu hướng của tổng doanh
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 33 - SVTH: Trần Ngọc Giào thu. Năm 2010, doanh thu từ hoạt động dịch vụ giảm nhẹ 7,93% tương ứng 410 triệu đồng và tăng mạnh cụ thể là 59,28% tương ứng với 2.820 triệu đồng vào năm 2011. Nhìn vào bảng số liệu và tỷ trọng của mục doanh thu này có thể kết luận hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ chưa cao, doanh thu từ hoạt động này mang lại còn quá nhỏ so với tổng doanh thu.
Trong cơ cấu tổng doanh thu, doanh thu từ hoạt động khác bao gồm: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, chênh lệch tỷ giá,… có sự biến động nhiều nhất. Năm 2010 doanh thu khoản này giảm mạnh 69,52% tương ứng 22.724 triệu đồng. Và cũng tăng rất mạnh vào năm 2011 với 242,26% tương 24.134 triệu đồng.
3.6.3 Phân tích đánh giá chi phí
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể nói doanh thu và chí phí tăng giảm một cách nhịp nhàng. Khi doanh thu giảm 12,02% thì chi phí cũng giảm theo 11,90% vào năm 2010, đến năm 2011 khi doanh thu tăng 62,05% thì chi phí cũng tăng theo 57,63%.
Bảng 3: Chi phí hoạt động của NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011
Đvt: triệu đồng
(Nguồn từ NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ)
Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tiền % Tiền % Tổng chi phí 245.002 215.842 340.233 -29.160 -11,90 124.391 57,63 Chi phí từ hoạt động tín dụng 181.109 175.239 294.982 -5.870 -3,24 119.743 68,33 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 429 501 681 72 16,78 180 35,93 Chi phí từ hoạt động khác 63.464 41.102 44.570 22.362 -5,24 3.468 8,44
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 34 - SVTH: Trần Ngọc Giào Tương tự như trong bảng cơ cấu doanh thu, trong bảng cơ cấu chi phí, chi phí từ hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng rất cao trên 70% trong tổng chi phí, và cao nhất là năm 2011 chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm 86,70%. Sự tăng giảm của các khoản chi phí là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến của tổng chi phí. Năm 2009, tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh sản xuất là rất lớn. Để tăng nguồn vốn huy động ACB đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi – tri ân khách hàng, đưa ra mức lãi suất có tính cạnh tranh với các đối thủ.… đã làm tăng chi phí huy động tăng lên đáng kể. Mặc dầu, năm 2010 chi phí của hoạt động tín dụng có giảm nhưng khơng đáng kể so với mức tăng hơn 50% năm 2009. Đến năm 2011, chi phí từ hoạt động tín dụng tăng trở lại cụ thể 63,83%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể nói là rất mạnh. Chi phí từ hoạt động dịch vụ nhìn chung vẫn tăng qua các năm: 16,78% năm 2010 và 35,93% năm 2011. Tuy tỷ trọng của khoản chi phí này khơng cao (dưới 0,2%) trong tổng chi phí. Nhưng nếu đem so với mục doanh thu từ hoạt động tương ứng thì có thể kết luận: hoạt động dịch vụ của ngân hàng chưa hiệu quả (xét về mặt doanh thu và chi phí), trong khi năm 2010 doanh thu từ hoạt động dịch vụ giảm 7,93% thì chi phí của nó lại tăng 16,78%. Đến năm 2011, có lẽ ngân hàng đã nhận ra điểm bất hợp lý của năm 2010 vì chi phí tăng mà doanh thu lại giảm nên đã có những biện pháp khắc phục tình trạng đó kịp thời. Chính vì vậy mà điểm bất hợp lý này không tái diễn lại trong năm 2011.
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 35 - SVTH: Trần Ngọc Giào
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn là thành phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó thể hiện quy mơ của ngân hàng và tính hiệu quả trọng cơng tác huy động vốn. Để hiểu rõ tình hình nguồn vốn của ACB Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011
Đvt: triệu đồng
2010 so 2009 2011 so 2010 Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số
tiền % Vốn huy động 1.032.290 1.251.274 1.336.663 218.984 21,21 85.389 6,82 Vốn điều chuyển 44.068 30.250 15.786 -13.818 -31,36 -14.464 -47,81 Tổng cộng 1.076.358 1.281.524 1.352.449 205.166 19,06 79.925 5,53
(Nguồn từ NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ)
Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2009 -2011. Trong đó vốn huy động tăng và vốn điều chuyển giảm. Cụ thể như sau:
Vốn huy động: Vốn huy động luôn là nguồn vốn được ngân hàng ưu tiên phát
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 36 - SVTH: Trần Ngọc Giào đoạn 2009 – 2011 vốn huy động tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 21,21% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 6,82% so với năm 2010, lượng vốn huy động năm 2011 lớn nhất đạt 1.336.663 triệu đồng tăng 6,82% so với năm 2010 và tăng 29,49% so với năm 2009. Điều này cho thấy khả năng tự doanh của ngân hàng là rất cao, ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển.
Vốn điều chuyển: là nguồn vốn mà ngân hàng huy động bằng cách vay từ các
ngân hàng khác hoặc vay từ NHNN để đảm bảo nhu cầu cho vay của ngân hàng. Trong giai đoạn 2009 – 2011 nguồn vốn này giữ mức tăng trưởng âm và tỷ trọng nhỏ dần qua các năm: từ 4,9% năm 2009 xuống còn 2,36% năm 2010 và 1,17% năm 2011. Vì khả năng huy động của ngân hàng rất tốt nên nguồn vốn này khơng cần, ít được ngân hàng quan tâm. Lượng vốn điều chuyển tăng trưởng âm chứng tỏ ngân hàng đang giảm dần sự phụ thuộc vào các ngân hàng khác, giảm sự bị động trong nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó cho thấy, ngân hàng có thể đảm bảo đầy đủ nguồn vốn cho vay mà không cần vay vốn từ thị trường liên ngân hàng hay NHNN.
Tổng nguồn vốn huy động: năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng
19,06% và đạt 1.281.524 triệu đồng, và tiếp tục tăng lên 1.352.44 triệu đồng vào năm 2011. Xét theo tỷ lệ phân trăm và lượng tiền năm 2010 tổng nguồn vốn tăng khá cao 205.166 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2011 chỉ tăng 5,53% so với năm 2010 tương ứng với 79.925 triệu đồng.
Nguyên nhân tăng trưởng là do:
Hiện nay ACB có hơn 200 sản phẩm phục vụ tối đa các nhu cầu của khách hàng, với nhiều sản phẩm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp kể cả nội tệ lẫn ngoại tệ. mang lại nhiều ưu đãi cho các khoản tiền gửi tại ACB: các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn. tiền gửi thanh tốn. tiền gửi của các tổ chức.… được thực hiện chuyên nghiệp. rõ ràng. Nhiều chương trình khuyến mãi nhằm tăng lượng huy động vốn: “gửi tiết kiệm trúng Mitsubishi Jolie SS”. “Tháng khuyễn mãi phí DVTCCN”.… Ngồi ra ACB cịn tổ chức các chương trình xã hội phục lợi ích cộng đồng: “Mừng năm mới cung ACB”. “ACB- Vì sức khỏa cộng đồng”. “Mùa lễ hội ACB”.…
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 37 - SVTH: Trần Ngọc Giào Bên cạnh đó ACB khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ và văn hóa “ACB” cho nhân viên. Ln có chính sách và tạo được niềm tin cho khách hàng. Năm 2009 ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Năm 2010 được bình chọn là ngân hàng “Vững mạnh nhất”. Từ những thành tích đạt được uy tín của ACB đã được nâng lên một vị thế mới.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trong nhất của ngân hàng. việc huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh một cách liên tục, đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế thông qua các hoạt động: cho vay, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu.… Vốn huy động của ngân hàng gồm vốn huy động từ cá nhân và tổ chức khác trong nền kinh tế. Công tác huy động vốn của ngân hàng được thề hiên thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình nguồn vốn huy động tại NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011
Đvt: triệu đồng
(Nguồn từ NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ)
Trong giai đoạn 2009 – 2011 nguồn vốn huy động của ACB từ dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng liên tục qua các năm. Từ 82,04% năm 2009 lên 87,87% năm
Năm So sánh năm 2010/2009 so sánh năm 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tiền % Tiền % Nguồn vốn huy động 1.032.290 1.251.274 1.336.663 218.984 21,21 85.389 6,82 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 199.167 125.233 49.015 -73.934 -37,12 -76.218 -60,86 Tiền gửi tiết kiệm
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 38 - SVTH: Trần Ngọc Giào 2010 và 104,22% vào năm 2011. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không lớn và giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010 giảm 37,12% tương đương số tiền 73.934 triệu đồng, đến năm 2011 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh doanh giảm mạnh 60,86% gần gấp đôi năm 2010 ứng với số tiền giảm là 76.218 triệu đồng.
Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế: qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế giảm liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2009 giảm 37,12% tương đương số tiền giảm 73.934 triệu đồng và năm 2011 con số này tiếp tục giảm 60,86% ứng với số tiền 76.218 triệu đồng. Có thể nói nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút liên tục của ngân hàng về việc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế là do: nền kinh tể khu vực Cần Thơ nói riêng cũng như nền kinh tế cả nước nói chung đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2007 – 2008, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện và phát triển rầm rộ, hầu như tất cả các doanh nghiệp cũ và kể cả các doanh nghiệp mới thành lập đều phải tập trung vốn vào việc sản xuất kinh doanh để đáp ứng cho nhu cầu xã hội sau cuộc khủng hoảng 2007-2008, chính vì thế mà huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế trong giai đoạn này giảm liên tục.
Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: Nhìn chung trong 3 năm từ năm 2009 – 2011,
nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng. Đặc biệt năm 2011, vốn từ dân cư tăng trưởng chiếm tỷ trọng khoảng 96,33% tổng nguồn vốn huy động cao nhất trong 3 năm. Và dự đốn mức tăng trưởng sẽ có thể duy trì trong những năm tới. Có thể giải thích lý do tăng trưởng như sau: Thứ nhất, thu nhập của người dân đã tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiết kiệm và đầu tư của người dân tăng; Thứ hai, uy tín của ACB đang được nâng cao, tạo niềm tin lớn cho khách hàng gửi và đầu tư; Thứ ba, chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn làm hài lịng khách hàng, lượng khách hàng thân thiết ln tăng trưởng qua các năm.
GVHD: Khưu Thị Phương Đông - 39 - SVTH: Trần Ngọc Giào
4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tín rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngắn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Dưới đây là tình hình tính dụng chung của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ:
Bảng 6: Tình hình tín dụng chung của NH TMCP Á Châu - CN Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011 Đvt: triệu đồng 2010 so 2009 2011 so 2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % DSCV 12.739.160 8.119.501 9.251.469 -4.619.659 -36,26 1.130.968 13,94 DSTN 12.458.480 7.861.934 9.404.183 -4.596.646 -37,26 1.542.249 19,62 Dư nợ 1.017.222 1.274.789 1.122.075 257.567 25,12 -152.714 -11,98 NX 15.140 9.773 12.791 -5.367 -35,45 3.018 30,88
(Nguồn từ NH TMCP Á Châu-CN Cần Thơ)
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ đạt mức tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, DSCV của ACB Cần Thơ là 8.119.501 triệu đồng giảm 4.619.659 triệu đồng (tương ứng với 36,26%) so với năm 2009 là 12.739.160 triệu đồng. Đến năm 2011, DSCV là 9.251.469 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 1.130.968 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 13,94% so với năm 2010 là 8.119.501 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do: