Chủ trương và các biện pháp phòng ngừa

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 58)

7. Cơ cấu của luận văn

2.2. Chủ trương và các biện pháp phòng ngừa

Cơng tác phịng chống tội phạm trong thời gian qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Cà Mau quan tâm thực hiện từ việc đề ra kế hoạch, chương trình đến việc đầu tư nhân lực, kinh tế cho công tác này. Ngày 31 tháng 3 năm 2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành quyết định số 45/2004/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Quyết định số 1362/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và

phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và quyết định số 247/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm; Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phịng, chống AIDS/HIV, ma túy, mại dâm và Tiểu Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và ma túy, mại dâm, HIV; thực hiện tổng kết, đánh giá 05 năm thực hiện Quyết định 52/2006/QĐ-TTg về chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm (giai đoạn 2006 – 2010) theo Công văn số 626/LĐTBXH-PCTNXH, ngày 5/3/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc tổng kết, đánh giá 05 năm thực hiện Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và ma túy, mại dâm, HIV của tỉnh Cà Mau gồm Công an, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo… nhằm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, không để tội phạm hoạt động gây bức xúc trong nhân nhân. Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau thực hiện Chỉ thị 48/CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nghị quyết 09/1998/NQ/CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết 282/NQ/TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48/CT/TW; Chương trình mục tiêu quốc gia phịng, chống tội phạm; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và Chương trình hành động chống mua bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự xã hội, ma túy nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo

đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực hiện tốt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tố giác tội phạm, tham gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống các loại tệ nạn xã hội và mua bán người. Trong đó, lực lượng Cơng an là cơ quan Thường trực phịng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là Cơ quan Thường trực phòng, chống mại dâm; Sở Y tế là Cơ quan Thường trực phòng, chống HIV/AIDS.

Cơng an tỉnh xây dựng kế hoạch đấu tranh phịng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, chỉ đạo Công an các huyện, thành phố triển khai đến tận xã, phường, thị trấn, khu dân cư. Trên cơ sở đó các phịng, ban trực thuộc, cơng an các huyện, thành phố xây dựng chương trình cơng tác, các biện pháp kiểm tra, kiểm sốt, đấu tranh triệt xóa ổ nhóm mại dâm.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch số 11/KH- LĐTBXH ngày 31/7/2006 thực hiện chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 – 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 423/2006/QĐ-UBND, ngày 10/8/2006. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau triển khai cho các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố nhằm làm cơ sở để các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch cơng tác theo chức năng nhiệm vụ của mình, từ đó triển khai đến tất cả cán bộ, cơng nhân, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.

Các ban ngành, đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng của từng ngành, ở mức độ khác nhau với nhiều hình thức phù hợp với địa phương, đơn vị mình.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đến tận khóm ấp, khu dân cư. Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thành lập các điểm sinh hoạt văn hóa, các câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Sở Y tế xây dựng kế hoạch nghiên cứu triển khai ứng dụng các bài thuốc y học dân tộc và các biện pháp y học khác trong điều trị và phục hồi chức năng cho những người mắc các bệnh xã hội, tổ chức triển khai trong toàn ngành.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ hàng năm đều lồng ghép nội dung phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mại dâm vào chương trình cơng tác, triển khai đến đoàn viên, hội viên. Phát động phong trào tồn dân tham gia phịng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, lồng ghép với cuộc vận động: “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Thường trực Ban chỉ đạo có nhiều văn bản hướng dẫn cơ quan, đơn vị các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch của các sở ngành nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phịng chống mại dâm giai đoạn 2006 - 201019.

Quá trình tổ chức thực hiện Quyết định 52/QĐ-TTg, cấp ủy của 9 huyện, thành phố đều ra văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai. Từ đó Đảng ủy các xã, phường, thị trấn đề ra chương trình hành động đẩy mạnh phong trào quần chúng phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn xã hội đem lại hiệu quả thiết thực.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành số 34/KHLN – LĐTBXH – CA – YT - VHTTDL - TC - UBMTTQ giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, về việc đẩy mạnh thực hiện cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm đến cuối năm 2010 trong đó đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm đồng thời phân công rõ trách nhiệm của từng ban ngành, đồn thể có liên quan.

Với phương châm phịng là chính, từ đó công tác tuyên truyền giáo dục được xem là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh đã phối hợp đẩy mạnh nhiều hình thức tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu đem lại hiệu quả thiết thực.

19

Báo cáo tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Quyết định 52/2006/QĐ-TTg về chương trình phối hợp liên ngành phịng, chống tệ nạn mại dâm (giai đoạn 2006 – 2010) của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh kết hợp với Sở Tư pháp; Hội Liên hiệp phụ nữ; Đoàn thanh niên; Mặt trận Tổ quốc… tổ chức nhiều cuộc hội thi với nội dung tìm hiểu pháp luật về phịng, chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các đoàn viên, hội viên, cán bộ và hàng chục nghìn lượt người tham dự và cổ vũ.

Tổ chức các cuộc tập huấn tuyên truyền nội dung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm cho trên 6.000 lượt cán bộ các ngành đoàn thể; phụ nữ các xã, phường, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở.

Tập huấn cho 814 chị em phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức về phịng, chống bn bán phụ nữ, trẻ em, và 30 cán bộ tuyên truyền viên về công tác này.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, tư vấn việc kết hơn với người nước ngồi với hơn 850 cuộc có khoảng 19.000 lượt chị em phụ nữ tham dự.

Phối hợp Ban chuyên mục An ninh Cà Mau phát sóng trên đài truyền hình, Báo Cà Mau mở chuyên trang phòng, chống tệ nạn xã hội phát hành đến tận xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Ở các xã, phường thị trấn cơng tác tun truyền về phịng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội được xem là nhiệm vụ thường xuyên, được tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

100% số xã, phường, thị trấn phát động cam kết không để tệ nạn xã hội xảy ra trong gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện.

100% người mại dâm có hồ sơ quản lý, được phân cơng cán bộ kèm cặp quản lý giáo dục giúp đỡ.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh xây dựng kế hoạch liên ngành số 01/KHLN về phối hợp giáo dục học viên tại Trung tâm dạy nghề, giúp cho Trung tâm dạy nghề làm tốt hơn công tác giáo dục, điều chỉnh hành vi, nhân cách cho các học viên.

Bằng nhiều nguồn vốn, Hội phụ nữ đã giúp cho hàng trăm gái bán dâm về hồn lương và đối tượng có nguy cơ cao được vay mỗi hộ từ 3 đến 5 triệu đồng để tạo việc làm, ổn định cuộc sống, không tái phạm. Các học viên từ Trung tâm trở về đều được các tổ chức đoàn thể giáo dục, giúp đỡ. Cơng tác dạy nghề, xóa mù chữ được chú trọng, đã tổ chức 3 lớp dạy nghề, cắt may, sữa chữa điện gia dụng, hớt tóc… đan lát để học viên có điều kiện tạo việc làm khi về tái hịa nhập cộng đồng. Ngồi ra còn tổ chức cho học viên lao động sản xuất, trồng rau màu để cải thiện bữa ăn và tạo thu nhập.

Tóm lại, ở chương 2 tác giả đã nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân và điều kiện về kinh tế, văn hóa, giáo dục và những hạn chế trong cơng tác quản lý của các cơ quan chức năng cũng như hoạt động truy tố, xét xử của cơ quan có thẩm quyền; những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động mại dâm và tội chứa mại dâm để xác định sự tác động, ảnh hưởng của những yếu tố trên đến quá trình tồn tại và phát triển của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đồng thời cũng làm rõ những quan điểm phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Cà Mau; chỉ ra những mặt đạt được và một số hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm hạn chế và loại bỏ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Từ đó, đưa ra những dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa tội phạm chứa mại dâm.

Chương 3

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA MẠI DÂM

3.1 Dự báo tình hình và thuận lợi, khó khăn trong phịng ngừa tội phạm chứa mại dâm tại Cà Mau

3.1.1 Dự báo tình hình tội phạm chứa mại dâm tại Cà Mau trong thời gian tới

Yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm không chỉ dừng lại ở hoạt động kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm đã và đang xảy ra mà việc dự báo diễn biến của tội phạm trong tương lai cũng là việc rất cần thiết. Mục đích của dự báo là đưa ra phán đoán về tội phạm trong tương lai, là cơ sở để các chủ thể phòng, chống tội phạm chủ động đề ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm. Với mục đích này, nhiệm vụ của dự báo tội phạm là xác định được đối tượng cần được dự báo, kế họach dự báo, từ đó thu thập những tài liệu, thơng tin cần thiết để dự báo tội phạm, xử lý những thông tin tài liệu đó nhằm đưa ra kết quả sự báo và đề xuất phương hướng phòng, chống tội phạm.

Dự báo tình hình tội phạm là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đốn về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội, những yếu tố tác động đến tình hình tội phạm và khả năng phòng, chống tội phạm của chủ thể từ đó đưa ra những cơ chế, biện pháp phòng ngừa tội phạm trong tương lai20.

Dự báo những diễn biến của tình hình tội phạm chứa mại dâm trong thời gian tới tại tỉnh Cà Mau được xây dựng trên kết quả phân tích thực trạng của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2008 cho đến nay; kết quả của việc phân tích về cơ cấu, tính chất, cũng như các đặc điểm về nhân thân của người phạm tội.

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống do đó việc ni dưỡng,

giáo dục con cái của các bậc cha mẹ cũng có điều kiện hơn. Bên cạnh đó hệ thống giao thơng, các loại hình giải trí, dịch vụ cũng không ngừng được cải thiện, tạo điều kiện cho văn hóa giáo dục phát triển, việc sinh hoạt trong môi trường lành mạnh được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội nêu trên thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người dân làm cho tình hình tội phạm có phần phúc tạp, tinh vi hơn.

Trong quá trình hội nhập kinh tế giữa các nước và khu vực, nhiều văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại có điều kiện xâm nhập làm ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận người dân. Đây cũng chính là những ảnh hưởng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình tội phạm. Từ một số vấn đề nêu trên, người viết dự báo về tình hình tội phạm chứa mại dâm thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới như sau:

- Dự báo khu vực xảy ra tội phạm

Cùng với sự phát triển về kinh tế thì các tuyến đường giao thông huyết mạch nối tỉnh với các huyện cũng được quan tâm đầu tư. Do đó các dịch vụ nhà trọ phát triển ở khu vực ngoại ô, các trục giao thơng liên huyện, hình thức cho th phịng tính giờ cũng phát triển; Các quán nhậu trá hình theo các trục giao thông liên huyện dùng hoạt động mại dâm để câu móc khách có điều kiện hoạt động... Tuy hiện nay, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều kế hoạch nhằm phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội nên tình hình tội phạm nói chung, tội phạm chứa mại dâm cũng như các tệ nạn xã hội phần nào có sự chuyển biến theo hướng tích cực, các hoạt động mại dâm khơng cịn bùng phát như trước nữa mà chuyển sang hoạt động kín đáo hơn, chúng khơng chỉ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)