Hoàn thiện những quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 79 - 101)

7. Cơ cấu của luận văn

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chứa mạ

3.2.5. Hoàn thiện những quy định của pháp luật

Để đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả, đặc biệt là đối với tội chứa mại dâm thì việc hoàn thiện pháp luật là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Nhà nước ta nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật, bảo đảm pháp chế chủ nghĩa xã hội.

Như chúng ta đã biết có cung ắt sẽ có cầu; có mua dâm, bán dâm tất yếu sẽ dẫn đến việc chứa mại dâm. Tuy nhiên, pháp luật của nước ta hiện nay chỉ quy định tập trung chủ yếu vào việc xử lý người phạm tội về mại dâm, trong đó có chứa mại dâm, cịn khách mua dâm (trừ mua dâm người chưa thành niên) và người bán dâm không xem là tội phạm và chỉ xử lý hành chính. Luật xử phạt vi phạm hành chính cũng khơng quy định việc đưa người vi phạm vào cơ sở chữa bệnh hay giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là vấn đề đã tác động, ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh phịng, chống mại dâm bởi chỉ giải quyết được phần ngọn, cịn phần rễ thì chưa giải quyết triệt để. Nhìn chung, các biện pháp xử phạt người mua dâm, bán dâm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, bởi nếu khơng có mại dâm thì tội chứa mại dâm không thể phát triển được.

Hiện nay, tệ nạn mại dâm nam, mại dâm đồng tính tuy chưa phổ biến nhưng đã xuất hiện và có xu hướng phát triển ngày càng phức tạp. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản để kịp thời xử lý các đối tượng này cũng như các chủ chứa mại dâm nam. Theo định nghĩa của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 thì: “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với

người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”. Hành vi giao cấu được hiểu là việc quan hệ giữa nam và nữ, cịn giữa nam

với nam thì khơng thuộc phạm vi điều chỉnh.

Tác giả đề nghị sửa lại quy định trên như sau: “Bán dâm là hành vi của

một người làm thỏa mãn nhu cầu về sinh lý của một người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để người bán dâm có thể mãn nhu cầu sinh lý của mình”.

Từ việc phân tích trên, việc sửa đổi, bổ sung quy định trong Pháp lệnh phịng, chống mại dâm năm 2003 để có thể xử lý mại dâm đồng tính là cần thiết. Vì sự thay đổi, bổ sung quy định về xử lý đối tượng mại dâm đồng tính sẽ xác định được chủ thể của hành vi mua bán dâm cịn có người đồng tính để có cách hiểu thống nhất. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các quy định trong Bộ luật Hình sự về một số tội danh có liên quan đến việc mua dâm người chưa thành niên, môi giới mại dâm... Nếu trong trường hợp người đồng tính mua dâm người chưa thành niên, mua dâm với trẻ em nam, có hành vi dâm ơ đối với trẻ em nam thì có thể đủ cấu thành của các tội tương ứng trong Bộ luật Hình sự.

Cần sửa đổi nội dung Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hơi đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao theo hướng truy cứu trách nhiệm hình sự người quản lý khách sạn, nhà trọ về hai tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm khi họ thực hiện hành vi gọi gái bán dâm đến cho khách mua dâm và chứa chấp hành vi mua bán dâm tại nơi thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để phù hợp với hành vi đã thực hiện.

Quy định tội tổ chức hoạt động mại dâm vào Bộ luật hình sự là cần thiết bởi theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm nhưng Pháp lệnh này lại khơng quy định chế tài xử lý. Theo luật hình sự, hành vi môi giới, làm trung gian cho việc mua bán dâm bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cịn hành vi tổ chức hoạt động mại dâm cũng tạo điều kiện và lịng tin về sự an tồn khi họ thực hiện hành vi mua bán dâm; xét cho cùng, hành vi này cũng có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Đối với hành vi cưỡng bức mại dâm thì đặc trưng của hành vi này là ép buộc người bán dâm phải bán dâm trái ý muốn của họ bao gồm cưỡng bức bằng tinh thần hay vũ lực. Còn hành vi của môi giới là dẫn dắt, làm trung gian để người mua và người bán dâm gặp nhau để thỏa thuận với nhau, không nhất thiết việc mua bán dâm có xảy hay khơng. Hành vi cưỡng bức mại dâm ở góc độ nào đó nó có tính nguy hiểm hơn đối với hành vi mơi giới mại dâm do đó cần có chế tài phù hợp đối với hành vi này nhằm thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 cũng quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu của cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở nơi thuộc sự quản lý của mình trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, nên hiểu thế nào là nghiêm trọng và có bị truy cứu thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì hiện đang gây khó khăn cho các cơ qaun chức năng. Qua thực tế quy định trách nhiệm người đứng đầu của cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính, chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, cần giải thích cụm từ gây hậu quả nghiêm trọng là như thế nào, nếu truy cứu trách nhiệm hình sự thì nên quy định tội cụ thể để tạo sự thống nhất cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Ngoài ra, cần quy định cơ chế đảm bảo quyền lợi của những người đứng ra tố giác các hành vi vi phạm pháp luật cũng như tội chứa mại dâm để họ cảm thấy tin tưởng vào các cơ quan chức năng, có lịng tin vào pháp luật đảm bảo họ được an toàn và mạnh dạn tố giác các hành vi trái

pháp luật của các đối tượng liên quan đến tội chứa mại dâm, giúp các cơ quan chức năng triệt phá, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các hành vi phạm tội đảm bảo sự nghiêm minh và cơng bằng của pháp luật.

Tóm lại, qua phân tích, làm rõ tình hình, đặc điểm của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ở chương 1 và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ở chương 2 trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về mại dâm và tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm chứa mại dâm cũng như những mặt đạt được và hạn chế trong cơng tác phịng ngừa tội phạm thì ở chương 3, tác giả đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm chứa mại dâm trong thời gian tới tại Cà Mau. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã và đang thu được những thành tựu tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực đưa đất nước từng bước phát triển và hội nhập sâu, rộng có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và của thế giới. Tuy nhiên, vấn đề tội phạm là lực cản ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Cũng như các loại tội phạm khác, tội phạm chứa mại dâm chẳng những kìm hãm sự tiến bộ, văn minh của đất nước, nó cịn làm tha hóa đạo đức, hình thành lối sống thực dụng, bng thả, thích hưởng thụ, nó xâm phạm đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu tội phạm chứa mại dâm cũng như tệ nạn mại dâm, xác định nguyên nhân, điều kiện và tình hình tội phạm chứa mại dâm nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm đặc biệt là tội phạm chứa mại dâm. Từ đó có thể thấy được tội phạm chứa mại dâm có quan hệ với tệ nạn mại dâm cũng như một số tệ nạn khác.

Mặt khác, để đấu tranh phịng, chống tội phạm chứa mại dâm thì việc phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này là rất cần thiết làm sáng tỏ quy định của pháp luật trong việc xác định tội phạm và hình phạt tạo cơ sở pháp lý cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Với những luận điểm và luận cứ vừa nêu, luận văn đã nghiên cứu tội phạm chứa mại dâm trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kết quả nghiên cứu có thể rút ra ở những kết luận sau:

1. Trong chương 1, luận văn đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản như khái quát về mại dâm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm chứa mại dâm cũng như thực trạng và đặc điểm của tội phạm chứa mại dâm tại Cà Mau về tính chất, số lượng, phương thức thực hiện và những thủ đoạn phạm tội của các đối tượng. Kết quả nghiên cứu của luận văn thể hiện ở chương 1 đã tạo ra được cơ sở lý

luận cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá ở chương 2 và phần dự báo, giải pháp, kiến nghị ở chương 3.

2. Trong chương 2, luận văn đã xác định, đánh giá làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh và tồn tại của tội phạm chứa mại dâm: Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội; nguyên nhân và điều kiện về văn hóa – giáo dục; nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý xã hội; nguyên nhân, điều kiện từ việc phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật của cơ quan chức năng, nguyên nhân, điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành; nguyên nhân, điều kiện từ phía người phạm tội. Các nguyên nhân đó về mặt khách quan nó được chứa đựng ngay chính trong lịng xã hội đang phát triển và từ các tác nhân bên ngoài như tình trạng giao thoa giữa các vùng kinh tế, xã hội; sự du nhập các luồng văn hóa đồi trụy vào nước ta. Đồng thời nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát sinh và tồn tại của tội phạm chứa mại dâm đó chính là những yếu kém về quản lý xã hội trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm cũng như công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; nguyên nhân, điều kiện từ phía người phạm tội.

3. Trong chương 3, luận văn đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm chứa mại dâm và những khó khăn, thuận lợi trong cơng tác phịng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể: Dự báo về khu vục xảy ra tội phạm; dự báo về phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm; dự báo về tính chất và số lượng tội phạm; những khó khăn, thuân lợi trong phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

4. Trên cơ sở dự báo luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau như giải pháp về kinh tế - xã hội; giải pháp về văn hóa – giáo dục; giải pháp về tổ chức, quản lý xã hội và hoàn thiện pháp luật hiện hành phù hợp với sự thay đổi về phương thức thực hiện tội phạm với hi vọng góp phần vào việc kéo giảm số lượng tội phạm này ở mức thấp nhất, tạo môi trường sống lành mạnh cho nhân dân trong tỉnh Cà Mau, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, đơn vị. Tác giả xin cảm ơn các nhà khoa học của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Cơng an tỉnh Cà Mau, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Cà Mau. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Duy Thuân người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do vấn đề nghiên cứu còn phức tạp, khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của tác giả cịn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và những người quan tâm đến vấn đề này.

Tài liệu tham khảo

I. Văn bản của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về cải cách tư pháp đến năm 2020.

4. Chính phủ, Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.

5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

6. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

7. Kế hoạch số 01/BCĐ 138/CP ngày 10/02/1999 của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ.

8. Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm. 9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung 2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Thơng tư liên tịch Bộ Y tế, Bộ Tài chính số 11/2006 TTLT-BYT-BTC ngày 30/10/2006 hướng dẫn việc khám sức khỏe định kỳ hàng quý cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

14. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)